10 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 37 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Sinh sản ở sinh vật

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 37: Sinh sản ở sinh vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Câu 1.Cho sơ đồ sinh sản hữu tính ở sinh vật sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 37 (có đáp án): Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

(1) và (2) lần lượt là

A. giao tử, hợp tử.

B. hợp tử, phôi.

C. phôi, hợp tử.

D. hợp tử, giao tử.

Đáp án đúng là: B

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 37 (có đáp án): Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Câu 2. Cho bảng thông tin sau:

Cột A

Cột B

(1) Hoa

(a) là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhụy

(2) Thụ phấn

(b) là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật.

(3) Thụ tinh

(c) là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.

(4) Quả

(d) do bầu nhụy phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia.

Cách ghép nối cột A và cột B để tạo thành thông tin phù hợp khi nói về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật là

A. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d.

B. 1-b; 2-a, 3-c; 4-d.

C. 1-a; 2-b; 3-d; 4-c.

D. 1-b; 2-a; 3-d; 4-c.

Đáp án đúng là: B

1-b: Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật.

2-a: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhụy.

3-c: Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.

4-d: Quả do bầu nhụy phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia.

Câu 3. Cho các sự kiện về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật sau:

(1) Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử

(2) Ống phấn tiếp xúc với noãn

(3) Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và nảy mầm

(4) Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhụy và đi vào bầu nhụy.

(5) Nhụy và nhị cùng chín

Thứ tự đúng của các sự kiện trên là

A. 5 → 3 → 4 → 2 → 1.

B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.

C. 3 → 2 → 1 → 5 → 4.

D. 2 → 5 → 1 → 2 → 4.

Đáp án đúng là: A

Các sự kiện trên diễn ra theo thứ tự như sau:

- Nhụy và nhị cùng chín.

- Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và nảy mầm.

- Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhụy và đi vào bầu nhụy.

- Ống phấn tiếp xúc với noãn.

- Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

Câu 4. Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra

A. ngoài môi trường cạn.

B. ngoài môi trường nước.

C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.

D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.

Đáp án đúng là: C

Đối với động vật đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước (cá, một số loài lưỡng cư,…) hoặc trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ rồi mới được đẻ ra ngoài (chim, bò sát,…).

Câu 5. Cho các ưu điểm sau:

(1) Được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của vật ăn thịt

(2) Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục

(3) Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một lần sinh

(4) Có điều kiện nhiệt độ thích hợp và ổn định để phôi phát triển

Số ưu điểm của hình thức đẻ con là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Ưu điểm của hình thức đẻ con là:

- Được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của vật ăn thịt

- Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục

- Có điều kiện nhiệt độ thích hợp và ổn định để phôi phát triển

Câu 6. Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm

A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

B. sinh sản phân đôi và sinh sản nảy chồi.

C. sinh sản phân đôi và sinh sản phân mảnh.

D. sinh sản nảy chồi và sinh sản phân mảnh.

Đáp án đúng là: A

Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 7. Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là

A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.

C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.

D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.

Đáp án đúng là: A

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ, mang đặc điểm giống mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 8. Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là

A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.

B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.

D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.

Đáp án đúng là: B

Trong sinh sản hữu tính, có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái để tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể con. Do đó, sinh sản hữu tính tạo ra các cơ thể con đa dạng về mặt di truyền giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

Câu 9. Sinh sản là

A. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra đặc điểm thích nghi mới đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của loài.

B. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra các thể mới (con) đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

C. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra các loài mới đảm bảo sự phát triển liên tục của sinh giới.

D. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra các đặc điểm thích nghi mới đảm bảo sự phát triển liên tục của sinh giới.

Đáp án đúng là: B

Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra các thể mới (con) đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Câu 10. Nhóm sinh vật nào sau đây có hình thức sinh sản vô tính?

A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.

B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.

C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức.

D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.

Đáp án đúng là: B

Nhóm sinh vật có hình thức sinh sản vô tính là: Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Đang cập nhật...

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Đánh giá

0

0 đánh giá