Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 35 (Chân trời sáng tạo): Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

7.4 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 35 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Mở đầu trang 159 KHTN lớp 7: Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trí gần cửa sổ?

Phương pháp giải:

Quá trình quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ) của cây cần năng lượng của ánh sáng.

Trả lời:

Đặt chậu cây gần cửa sổ giúp cây quang hợp, sinh trưởng và phát triển bình thường.

1. Ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Câu hỏi thảo luận 1 trang 159 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.1, hãy cho biết:

- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.

- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát sơ đồ và bảng ghi chép số liệu và phân tích

Trả lời:

- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5,6oC < Giới hạn sinh thái < 42oC

(Lớn hơn 5,6oC và nhỏ hơn 42oC )

- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi: 

23oC < Khoảng thuận lợi < 37oC (Lớn hơn 23oC và nhỏ hơn 37oC)

Câu hỏi thảo luận 2 trang 159 KHTN lớp 7: Từ Bảng 35.1. nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá của cây lan hồ điệp

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Trả lời:

Lan hồ điệp thích nghi với môi trường nhiệt độ mát mẻ không quá lạnh hay quá nóng, khoảng nhiệt độ cây phát triển tốt nhất về số lượng và kích thước lá là 25 - 31oC, trên hay dưới ngưỡng nhiệt này sức sống của cây giảm dần.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 160 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.2. cho biết ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Phương pháp giải:

- Cây được chia thành cây ưa sáng mạnh và cây ưa sáng yếu vậy nên sự sắp xếp phân tầng các cây trong rừng mưa nhiệt đới giúp các cây đều có thể cùng phát triển, nhận được nguồn chiếu sáng tốt nhất.

- Với con người ánh sáng là yếu tố giúp chuyển hóa vitamin D một chất giúp cơ thể hấp thu canxi giúp phát triển xương răng, nếu trẻ bị còi xương do thiếu ánh sáng ta có thể dễ nhận thấy nhất đó là hệ xương của trẻ có nhiều khiếm khuyết kém phát triển.

Trả lời:

- Sự sắp xếp phân tầng của thực vật giúp chúng đều có thể cùng phát triển, nhận được nguồn chiếu sáng tốt nhất.

Luyện tập trang 160 KHTN lớp 7: Tại sao khi trồng các cây ngày dài ở miền Bắc vào mùa đông thường cho năng suất thấp hơn khi trồng ở miền Nam của Việt Nam?

Phương pháp giải:

- Mùa đông tại miền Bắc thường có nhiệt độ rất thấp, các cây trồng dài ngày ở Việt nam chủ yếu là các cây trồng nhiệt đới giới hạn nhiệt độ thường cao nên khi trồng trong môi trường nhiệt thấp sẽ cho sản lượng thấp hơn so với các cây này được trồng ở miền Nam.

Trả lời:

- Các cây trồng dài ngày ở Việt Nam thường là các cây trồng nhiệt đới có giới hạn nhiệt khá cao. Mùa đông miền Bắc nhiệt độ xuống thấp khiến các cây này không thích nghi dẫn đến giảm sản lượng so với các cây này trồng ở miền Nam.

Tuy vậy, mùa đông lạnh ở miền Bắc có thể trồng được các giống cây ôn đới mà miền Nam không trồng được như các loại rau cải, lê, mận (mận Bắc), đào,...

Câu hỏi thảo luận 5 trang 160 KHTN lớp 7: Quan sát các hình từ 35.4 đến 35.7, hãy cho biết những hậu quả xảy ra đối Với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

Trả lời:

Quan sát các hình từ 35.4 đến 35.7, hãy cho biết những hậu quả xảy ra đối Với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 160 KHTN lớp 7: Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 161 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.7,35.8, 35.9, cho biết sự khác nhau về hình thái giữa cây thiếu dinh dưỡng, cây thừa dinh dưỡng và cây đủ dinh dưỡng.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 6)

Trả lời:

Nhận xét về hình thái:

- Cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: cây phát triển khỏe mạnh đều ở tất cả các bộ phận.

- Cây được cung cấp thiếu chất dinh dưỡng: cây phát triển kém, còi cọc, hệ rễ kém phát triển, lá vàng úa.

- Cây được cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng: hệ lá của cây quá phát triển, có hiện tượng tỉa lá tự nhiên của cây, do hệ lá phát triển quá mạnh, thân cây không phát triển kịp, khiến cây mọc nghiêng về một phía.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 161 KHTN lớp 7: Chế độ dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển về thể trạng của các em bé trong Hình 35.10 như thế nào?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 7)

Trả lời:

Ở cùng một độ tuổi dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến thể trạng của trẻ em:

a) Thiếu chất dinh dưỡng - Trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ phát triển kém, gầy yếu, sức đề kháng kém.

b) Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng - Trẻ phát triển bình thường về mọi mặt cả về trí tuệ và thể chất.

c) Trẻ được cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng - Trẻ bị thừa cân, béo phì, cơ thể có trẻ có thể bị rối loạn hormone dẫn đến các bệnh như dậy thì sớm, cơ thể phát triển bất thường, lượng mỡ trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch,...

Luyện tập trang 161 KHTN lớp 7: Hãy phân tích một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ về chế độ dinh dưỡng của trẻ:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 8)

Ở cùng một độ tuổi dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến thể trạng của trẻ em:

a) Thiếu chất dinh dưỡng - Trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ phát triển kém, gầy yếu, sức đề kháng kém.

b) Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng - Trẻ phát triển bình thường về mọi mặt cả về trí tuệ và thể chất.

c) Trẻ được cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng - Trẻ bị thừa cân, béo phì, cơ thể có trẻ có thể bị rối loạn hormone dẫn đến các bệnh như dậy thì sớm, cơ thể phát triển bất thường, lượng mỡ trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch,...

2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

Câu hỏi thảo luận 9 trang 162 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.11, trả lời các câu hỏi sau: Mô hình xen canh có ý nghĩa gì đối với người nông dân?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 9)

Phương pháp giải:

Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng. Ngoài ra, các nhân tố khác như hormone, chất kích thích cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc vào mỗi loài sinh vật.

Trả lời:

Mô hình xen canh giúp người nông dân tận dụng được tối đa không gian đồng ruộng, thu hoạch được đa dạng loại nông sản.

Ví dụ: Xen canh mía và bắp cải

+ Mía là cây ưa sáng

+ Bắp cải là cây ưa bóng

- Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển, bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

Câu hỏi thảo luận 10 trang 162 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.11, hãy cho biết ý kiến của em về việc sử dụng các chất kích thích trong điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Trả lời:

Sử dụng chất kích thích trong điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp người nông dân thu được sản lượng nông sản cao hơn, lợi ích kinh thế tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng không đúng liều lượng hay thu hoạch quá sớm các sản phẩm này khiến các chất kích thích chưa phân rã hết, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm này có thể gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên trong trồng trọt, chăn nuôi chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, hoặc có hiểu biết nhất định về sản phẩm và sử dụng an toàn.

Luyện tập trang 162 KHTN lớp 7: Hãy kể tên một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi và trồng trọt.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trong sách, báo, TV, internet,...

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 10)

Câu hỏi thảo luận 11 trang 162 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.12 và 35.13, hãy cho biết một số ứng dụng được sử dụng nhằm nâng cao năng suất vật nuôi. Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 11)

Trả lời:

Một số ứng dụng được sử dụng nhằm nâng cao năng suất vật nuôi: điều chỉnh nhiệt độ buồng nôi tằm, sử dụng thức ăn tổng hợp kích thích tăng trưởng cho gà,...

Câu hỏi thảo luận 12 trang 163 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.14, hãy chỉ ra giai đoạn muỗi gây hại cho con người. Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 12)

Phương pháp giải:

Quan sát hình và đưa ra nhận xét của em.

Trả lời:

Quan sát Hình 35.14, giai đoạn muỗi gây hại cho con người là giai đoạn muỗi trưởng thành.

Câu hỏi thảo luận 13 trang 163 KHTN lớp 7: Trong Hình 35.15 ở giai đoạn nào trong vòng đời bướm có khả năng phá hoại mùa màng?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 13)

Phương pháp giải:

Quan sát hình và đưa ra nhận xét của em.

Trả lời:

Trong Hình 35.15 giai đoạn trong vòng đời bướm có khả năng phá hoại mùa màng là giai đoạn sâu bướm.

Luyện tập trang 163 KHTN lớp 7: Hai bạn lớp em đang tranh luận về cách diệt trừ muỗi. Bạn thứ nhất cho rằng chỉ nên diệt muỗi trưởng thành vì chỉ ở giai đoạn này chúng mới gây hại. Còn bạn thứ hai cho rằng nên diệt chúng cả ở các giai đoạn khác. Hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này.

Trả lời:

- Ở giai đoạn trưởng thành là giai đoạn gây hại của muỗi, tuy nhiên nếu chỉ tiêu diệt muỗi ở giai đoạn trưởng thành các ấu trùng muỗi trước đó vẫn có thể tạo thành lứa muỗi trưởng thành mới gây hại.

- Vậy nên chúng ta cần kết hợp tiêu diệt muỗi trưởng thành, ngăn chặn sự sinh trưởng của bọ gậy để tiêu diệt muỗi bảo vệ sức khỏe con người.

Vận dụng trang 163 KHTN lớp 7:

• Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể:

• Để tăng năng suất cho cây thanh long, người ta thường thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm, em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc làm này là gì?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 14)

Trả lời:

• Khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể vì:

- Cá đang quen với môi trường nước cũ, khi thay nước mới hoàn toàn cá có thể bị sốc, giảm sức sống và chết.

-Giữa lại 1/3 lượng nước cũ giúp cá ko bị thay đổi môi trường đột ngột, giúp cá sinh trưởng và phát triển bình thường.

• Thanh long là cây ưa sáng mạnh, cường độ quang hợp cao, nên cây cần lượng ánh sáng nhiều giúp cây sinh trưởng tốt, giúp trái ra to và ngọt.

Bài tập (trang 163)

Tằm là loại côn trùng máu lạnh, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. Khoảng nhiệt độ cực thuận cho sinh trưởng và phát triển của tằm là 24 – 26 °C, khoảng giới hạn nhiệt là 15 – 35 °C.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 15)

Bài 1 trang 163 KHTN lớp 7: Hãy vẽ đồ thị thể hiện sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ:

Trả lời:

Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 16)

Bài 2 trang 163 KHTN lớp 7: Cho biết giới hạn trên, giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm.

Trả lời:

Cho biết giới hạn trên, giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm.

- Giới hạn trên: 35oC

- Giới hạn dưới: 15oC

Bài 3 trang 163 KHTN lớp 7: Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió. Em hãy giải thích lí do vì sao.

Trả lời:

Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió vì:

- Tằm là côn trùng máu lạnh, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nên cần môi trường có nhiệt độ ổn định, kín gió để nuôi dưỡng.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

1. Ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đến sinh trưởng và phát triền của sinh vật

- Một số nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…

- Một số nhân tố môi trường bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: hormone, yếu tố di truyền, giới tính,…

1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái đó thì quá trình sinh trưởng của chúng sẽ bị ảnh hưởng.

- Ví dụ:

+ Đối với ruồi giấm: Chu kì sống của chúng là 10 ngày nếu nhiệt độ ở 25oC. Nếu nhiệt độ ở 18oC thì chu kì sống là 17 ngày.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới chu kì sống của ruồi giấm

+ Đối với cá rô phi: Nhiệt độ dưới 5,6oC hoặc trên 42oC thì cá chết.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển

của cá rô phi ở Việt Nam

Đối với cây lan hồ điệp: Khoảng nhiệt độ từ 25 oC – 31 oC là khoảng nhiệt độ mà lan hồ điệp có tỉ lệ sống cao nhất, cây có số lá nhiều nhất, chiều dài lá dài nhất, độ rộng của lá lớn nhất. Trên 31 oC và dưới 25 oC, các chỉ số này sẽ giảm dần.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của lan hồ điệp

1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng

- Ánh sáng là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Ví dụ:

+ Sự phân tầng của thực vật ở rừng mưa nhiệt đới do nhu cầu sử dụng ánh sáng khác nhau của các loài sinh vật: thực vật ưa sáng sẽ ở tầng cao còn thực vật ưa bóng sẽ ở tầng sàn rừng.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ sự phân tầng của thực vật ở rừng mưa nhiệt đới

+ Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh sản của sâu ăn lá

Việc sưởi nắng vào ban ngày giúp chó, mèo tận dụng ánh sáng mặt trời để tăng cường sản sinh ra vitamin D giúp phát triển xương. Đồng thời, việc phơi nắng cũng giúp các động vật này thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Mèo phơi nắng

1.3. Ảnh hưởng của nước

- Nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật. Nước tham gia vào các quá trình sống trong cơ thể nên thiếu nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Ví dụ:

+ Cây bị héo vì thiếu nước.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Cây bị héo do khô hạn

+ Người bị thiếu nước có biểu hiện sốt, da khô, môi nứt nẻ,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Biểu hiện của người bị thiếu nước

1.4. Ảnh hưởng của dinh dưỡng

- Dinh dưỡng (thức ăn) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Ví dụ:

Cây lúa nếu thiếu đạm thì sinh trưởng chậm, còn nếu thừa đạm thì sẽ có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Biểu hiện của lúa khi thiếu đạm, thừa đạm

+ Trẻ em thiếu dinh dưỡng dẫn tới bệnh suy dinh dưỡng, thừa chất dinh dưỡng dẫn tới bệnh béo phì.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ

2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

2.1. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt

- Vận dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt để điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Ví dụ:

+ Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất. Khi sử dụng chất kích trong trồng trọt, cần thận trọng và tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Khoai tây được tiêm hormone kích thích mọc mầm sớm

+ Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,… để tận dụng nguồn ánh sáng, nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây trồng khác nhau.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Trồng xen canh ngô và lạc

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Ủ rơm chống rét cho cây trồng

2.2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

- Vận dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi để điều khiển sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ví dụ:

+ Điều hoà sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi như bổ sung vitamin A, C, D, E... cho lợn, trâu, bò;…

+ Điều khiển yếu tố môi trường để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi như đảm bảo cân đối chất lượng, số lượng thức ăn; cải tạo chuồng trại đủ ánh sáng, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè; tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi;…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Điều chỉnh nhiệt độ trong buồng nuôi tằm

2.3. Vận dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng, sâu hại

- Hiểu biết về vòng đời của một số động vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp tiêu diệt và phòng trừ hợp lí bằng cách cắt đứt một giai đoạn nào đó trong vòng đời của chúng.

- Ví dụ: Để diệt muỗi, người ta thường loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng, hoặc tiêu diệt ấu trùng vì đây là giai đoạn dễ tác động nhất trong vòng đời của chúng.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Vòng đời của muỗi

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá