Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 39 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Trả lời:
Cơ thể người cũng như mọi động vật là một khối thống nhất, bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng, nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào, cùng phối hợp giúp cơ thể tồn tại và phát triển.
1. Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường
Phương pháp giải:
Sinh vật đơn bào là cơ thể sống nhỏ bé có cấu tạo từ một tế bào
Trả lời:
Các cơ thể đơn bào:
Trả lời:
Sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào cơ thể – môi trường đối với cơ thể đơn bào.
Trả lời:
Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất thể hiện ở mối quan hệ giữa tế bào – Cơ thể – môi trường và mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
Trả lời:
Ở thực vật, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô (tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ), cơ quan (mạch rây, mạch gỗ), hệ cơ quan (hệ mạch dẫn). Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trao đổi và phản ứng lại với môi trường.
2. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể
Trả lời:
Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng.
Trả lời:
Trong cơ thể sống hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng đến sự chuyển hoá năng lượng của tế bào, tế bào không thể lớn lên, sinh sản, cảm ứng bình thường. Từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể
Trả lời:
Ví dụ:
Hệ tuần hoàn hoạt động cần cơ chế điều hành của hệ thần kinh, hệ thần kinh hoạt động cần cung cấp oxygen từ hệ hô hấp, oxygen đến được não bộ cần có cơ chế vận chuyển của hệ tuần hoàn.
Trả lời:
- Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em do quá trình chuyển hóa và trao đổi năng lượng chi phối.
Giải thích:
+ TH1: Trẻ kém ăn, không được cung cấp đủ dinh dưỡng cơ thể không đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ TH2: Trẻ bị rối loạn trao đổi chất và năng lượng dẫn đến, dù được cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, có thể trẻ không thể tiến hành hấp thụ và chuyển hóa từ đó dẫn đến rối loạn các chức năng sống, sinh trưởng và phát triển.
Bài tập (trang 181)
Trả lời:
Khi chạy cơ thể sẽ chuyển hóa glycerin dự trữ thành năng lượng giúp cho cơ thể vận động, cơ qua hô hấp lấy khí oxygen (O2) từ môi trường và thái khí carbon dioxide (CO2) ra ngoài môi trường. Khi chạy cơ thể nóng lên khi đó cơ thể tiết mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể truyền nhiệt ra ngoài môi trường
Trả lời:
- Các hệ cơ quan hoạt động là: Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn
- Mối quan hệ giữa các hệ cơ quan:
+ Hệ thần kinh điều khiển hoạt động nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn.
+ Hệ tiêu hóa thực hiện chuyển hóa các chất.
+ Hệ tuần hoàn hấp thu các chất, chuyển đi khắp các cơ quan trong cơ thể.
+ Hệ bài tiết loại bỏ chất thải là sản phẩm của quá trình tiêu hóa.
Lý thuyết KHTN 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
1. Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường
1.1. Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể
- Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống: Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
+ Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ 1 tế bào.
+ Trong cơ thể đa bào, sự thống nhất về mặt cấu trúc thể hiện qua các cấp độ tổ chức tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.
Một số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể thực vật
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống: Mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật đều diễn ra trong tế bào, giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường ngoài.
+ Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện thông qua sự phối hợp của các thành phần cấu trúc cấu tạo nên tế bào.
+ Trong cơ thể đa bào, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô, cơ quan, hệ cơ quan. Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống nhịp nhàng.
1.2. Mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường
- Cơ thể trao đổi chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng. Song song với quá trình đó, các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể.
Sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường
2. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể
- Tất cả các cơ thể sống đều có những đặc trưng nhất định để phân biệt với các dạng không sống khác, bao gồm: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.
- Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn giúp cơ thể tồn tại và phát triển:
+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng, dự trữ năng lượng giúp cơ thể cảm ứng, lớn lên, sinh trưởng, phát triển.
+ Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động tương tác với nhau và tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật
Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật