Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất
Bài 5.1 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phân tử là
A. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hóa học.
B. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hóa học.
C. phần tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất.
D. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau tạo thành chất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Phân tử là phần tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất.
A sai vì phân tử có thể được tạo bởi nhiều nguyên tố hóa học.
B, D sai vì phân tử có thể được tạo bởi một nguyên tố hóa học.
Bài 5.2 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khối lượng phân tử là
A. tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử.
B. tổng khối lượng các hạt hợp thành của chất có trong phân tử.
C. tổng khối lượng các nguyên tử có trong hạt hợp thành của chất.
D. khối lượng của nhiều nguyên tử.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Khối lượng phân tử là tổng khối lượng các nguyên tử có trong hạt hợp thành của chất.
A. 28 amu.
B. 32 amu.
C. 44 amu.
D. 28 amu hoặc 44 amu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
X có thể là CO hoặc CO2.
+ Phân tử carbon monoxide (CO) gồm 1 nguyên tử C và 1 nguyên tử O, có khối lượng phân tử bằng 12 + 16 = 28 amu.
+ Phân tử carbon dioxide (CO2) gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O, có khối lượng phân tử bằng 12 + 16.2 = 44 amu.
Bài 5.4 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đơn chất là
A. kim loại có trong tự nhiên.
B. phi kim do con người tạo ra.
C. những chất luôn có tên gọi trùng với tên nguyên tố hóa học.
D. chất tạo ra từ một nguyên tố hóa học.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Đơn chất là chất tạo ra từ một nguyên tố hóa học.
A sai vì đơn chất có thể là kim loại hoặc phi kim, trong tự nhiên kim loại thường tồn tại dưới dạng hợp chất.
B sai vì đơn chất có thể là kim loại hoặc phi kim.
C sai vì có một số đơn chất có tên gọi khác với tên nguyên tố hóa học ví dụ: than chì, kim cương …
Bài 5.5 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hợp chất là
A. chất tạo từ 2 nguyên tố hóa học.
B. chất tạo từ nhiều nguyên tố hóa học.
C. chất tạo từ 2 nguyên tố kim loại trở lên.
D. chất tạo từ các nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hợp chất là chất tạo từ nhiều nguyên tố hóa học.
A sai vì hợp chất có thể được tạo từ nhiều hơn 2 nguyên tố hóa học, ví dụ công thức hóa học một số hợp chất: H2SO4; Ca(OH)2 …
C sai vì có nhiều hợp chất tạo từ 2 nguyên tố, các nguyên tố tạo thành hợp chất có thể là phi kim hoặc cả kim loại và phi kim, ví dụ: CO2; NaCl …
D sai vì hợp chất có thể tạo thành từ các nguyên tố phi kim như: CO; CO2 …
Bài 5.6 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu đúng là
A. Phân tử đơn chất là do các đơn chất tạo thành.
B. Phân tử hợp chất là do các hợp chất tạo thành.
C. Các phân tử khí trơ đều do các nguyên tử khí trơ kết hợp với nhau theo một trật tự xác định.
D. Phân tử kim loại do các nguyên tử kim loại kết hợp với nhau theo một trật tự xác định.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A sai vì, phân tử đơn chất do các nguyên tử của một nguyên tố tạo thành.
B sai vì phân tử hợp chất là do nhiều nguyên tố hợp thành.
C sai vì phân tử khí trơ là một dạng đặc biệt của phân tử thường được tạo thành bởi 1 nguyên tử.
Bài 5.7 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có các phát biểu sau:
(a) Các đơn chất kim loại đều có tên gọi trùng với tên của nguyên tố kim loại.
(b) Hợp chất là các chất ở thể lỏng.
(c) Hợp chất và đơn chất đều có chứa nguyên tố kim loại.
(d) Trong không khí chỉ chứa các đơn chất.
(e) Các đơn chất kim loại đều ở thể rắn.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
(a) đúng.
(b) sai vì: Hợp chất có thể ở thể lỏng như alcohol, nước… hoặc thể rắn như đường, muối ăn … hoặc thể khí như carbon monoxide, carbon dioxide…
(c) sai vì: Có những hợp chất và đơn chất không chứa nguyên tố kim loại như carbon monoxide, carbon dioxide, hydrogen…
(d) sai vì: Trong không khí có chứa các hợp chất như: CO2 …
(e) sai vì: Có đơn chất kim loại ở thể lỏng: Hg (thủy ngân hay mercury).
a) Mọi chất hóa học đều gồm vô số các hạt (1) … tạo thành. Những hạt này được gọi (2) …
b) Mỗi phân tử thường do nhiều (3) … kết hợp với nhau. Phân tử mang đầy đủ (4) ….
Lời giải:
a) Mọi chất hóa học đều gồm vô số các hạt (1) rất nhỏ tạo thành. Những hạt này được gọi (2) phân tử.
b) Mỗi phân tử thường do nhiều (3) nguyên tử kết hợp với nhau. Phân tử mang đầy đủ (4) tính chất của chất.
a) Đơn chất do (1) … tạo nên. Đơn chất tạo ra từ kim loại được gọi là (2) …
Đơn chất tạo ra từ (3) …. được gọi là đơn chất phi kim.
b) Các đơn chất kim loại đều có khả năng (4) …; các đơn chất phi kim thì (5) …
c) Một nguyên tố kim loại chỉ tạo ra (6) …., có tên (7)…. Với một nguyên tố phi kim thì (8) …, có lên (9) ….
Lời giải:
a) Đơn chất do (1) một nguyên tố tạo nên. Đơn chất tạo ra từ kim loại được gọi là (2) đơn chất kim loại. Đơn chất tạo ra từ (3) phi kim được gọi là đơn chất phi kim.
b) Các đơn chất kim loại đều có khả năng (4) dẫn điện; các đơn chất phi kim thì (5) thường không dẫn điện.
c) Một nguyên tố kim loại chỉ tạo ra (6) một đơn chất, có tên (7) trùng với tên nguyên tố kim loại. Với một nguyên tố phi kim thì (8) tạo ra một hoặc nhiều đơn chất, có tên (9) khác hoặc giống tên của nguyên tố phi kim.
a) Hợp chất do (1) … tạo nên. Tên gọi của hợp chất và tên gọi của các nguyên tố tạo hợp chất luôn (2) ….
b) Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố kim loại thường ở (3) …. Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố phi kim thì ở (4) …..
Lời giải:
a) Hợp chất do (1) nhiều nguyên tố tạo nên. Tên gọi của hợp chất và tên gọi của các nguyên tố tạo hợp chất luôn (2) khác nhau.
b) Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố kim loại thường ở (3) thể rắn. Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố phi kim thì ở (4) thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.
Lời giải:
- Trong không khí có các phân tử chính: nitrogen; oxygen; carbon dioxide và hơi nước.
- Khối lượng phân tử của các chất trên:
+ Khối lượng phân tử nitrogen (N2): 14 . 2 = 28 (amu).
+ Khối lượng phân tử oxygen (O2): 16 . 2 = 32 (amu).
+ Khối lượng phân tử carbon dioxide (CO2): 12 + 16 . 2 = 44 (amu).
+ Khối lượng phân tử nước (H2O): 1. 2 + 16 = 18 (amu).
Lời giải:
- Phân tử fructose thuộc loại phân tử hợp chất vì được tạo thành từ nhiều nguyên tố.
- Công thức phân tử fructose: C6H12O6.
- Phân tử fructose có khối lượng phân tử: 12 . 6 + 1.12 + 16 . 6 = 180 (amu).
Lời giải:
5 phân tử quen thuộc từ các nguyên tố C, H và O là:
+ Phân tử nước (H2O: gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O), khối lượng phân tử nước:
1 . 2 + 16 = 18 (amu).
+ Phân tử carbon monoxide (CO: gồm 1 nguyên tử C và 1 nguyên tử O), khối lượng phân tử carbon monoxide:
12 + 16 = 28 (amu).
+ Phân tử carbon dioxide (CO2: gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O), khối lượng phân tử carbon dioxide:
12 + 16 . 2 = 44 (amu).
+ Phân tử oxygen (O2: gồm 2 nguyên tử O), khối lượng phân tử oxygen: 16 . 2 = 32 (amu).
+ Phân tử methane (CH4: gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H), khối lượng phân tử methane: 12 + 1 . 4 = 16 (amu).
Bài 5.14 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có các hình mô phỏng các chất sau:
Em hãy cho biết hình nào mô phỏng cho đơn chất, hình nào mô phỏng cho hợp chất?
Lời giải:
Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học;
Hợp chất là những chất được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Hình (a); (d) mô phỏng cho đơn chất. Cụ thể:
+ Hình (a) mô phỏng cho đơn chất N2;
+ Hình (d) mô phỏng cho đơn chất O3.
Hình (b); (c); (e) mô phỏng cho hợp chất, cụ thể:
+ Hình (b) mô phỏng cho hợp chất NO;
+ Hình (c) mô phỏng cho hợp chất NO2;
+ Hình (e) mô phỏng cho hợp chất CH4.
b) Hãy liệt kê các đơn chất và hợp chất được tạo ra từ 2 nguyên tố C và O.
Lời giải:
a) Chất tạo bởi nguyên tố H và O là hợp chất. Cụ thể:
+ H2O: nước.
+ H2O2: nước oxy già (hay hydrogen peroxide)
b) Các đơn chất tạo ra từ carbon: kim cương, than chì …
Các đơn chất tạo ra từ oxygen (O): oxygen (O2); ozone (O3).
Các hợp chất tạo ra từ C và O: Carbon monoxide (CO); carbon dioxide (CO2).
Bài 5.16 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình mô phỏng các chất, em hãy cho biết:
a) Có bao nhiêu đơn chất? Bao nhiêu hợp chất?
b) Có bao nhiêu hợp chất chứa nguyên tố carbon?
c) Có bao nhiêu hợp chất có tỉ lệ số nguyên tử bằng 1 : 2.
Lời giải:
a) Có 5 đơn chất là (a); (b); (c); (e); (h).
+ (a) chỉ đơn chất F2;
+ (b) chỉ đơn chất Cl2;
+ (c) chỉ đơn chất H2.
+ (e) chỉ đơn chất O3;
+ (h) chỉ đơn chất N2.
Có 3 hợp chất là (d); (g); (i).
+ (d) chỉ hợp chất là CO2;
+ (g) chỉ hợp chất là CH4;
+ (i) chỉ hợp chất là HCl.
b) Có 2 hợp chất chứa nguyên tố carbon là (d) và (g).
+ (d) chỉ hợp chất là CO2;
+ (g) chỉ hợp chất là CH4;
c) Có 1 hợp chất có tỉ lệ số nguyên tử bằng 1 : 2 là (d).
Lời giải:
- Iodine có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Trong cơ thể, iodine rất cần cho hoạt động của tuyến giáp, có vai trò điều hòa nhiều chức năng của cơ thể như: giúp cơ thể phát triển, tham gia hoạt động của một số men, tác động đến quá trình sinh sản của hồng cầu, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa sắt, đến quá trình sinh sản, làm tăng khả năng lọc của thận, điều hòa nhiệt độ cơ thể, …
Vì iodine có nhiều vai trò quan trọng như thế nên khi thiếu iodine, cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh tật và các rối loạn liên quan đến thiếu iodine như bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp, đần độn, chậm phát triển trí tuệ…
- Để có muối iodine, người ta cho một lượng nhỏ iodine vào sodium chloride dưới dạng muối. Đó là phân tử potassium iodide (KI) hoặc sodium iodide (NaI).
+ Khối lượng phân tử potassium iodide (KI) là: 39 + 127 = 166 (amu).
+ Khối lượng phân tử sodium iodide (NaI) là: 23 + 127 = 150 (amu).
Bài 5.18 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có hình mô phỏng các phân tử sau:
a) Theo hình mô phỏng trên, em hãy cho biết có mấy loại phân tử? Đó là những loại phân tử gì?
b) Tính khối lượng phân tử của các phân tử có trong hình mô phỏng trên.
c) Hãy liệt kê thêm 3 phân tử cho mỗi loại phân tử trên.
Lời giải:
a) Có 2 loại phân tử, đó là phân tử đơn chất và phân tử hợp chất.
b) Tính khối lượng phân tử của các phân tử có trong hình mô phỏng:
+ Hình (a): Phân tử được cấu tạo từ 2 nguyên tử H.
Khối lượng phân tử: 2 . 1 = 2 (amu).
+ Hình (b): Phân tử được cấu tạo từ 2 nguyên tử Cl.
Khối lượng phân tử: 2 . 35,5 = 71 (amu).
+ Hình (c): Phân tử được cấu tạo từ 2 nguyên tử N.
Khối lượng phân tử: 2 . 14 = 28 (amu).
+ Hình (d): Phân tử được cấu tạo từ 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.
Khối lượng phân tử: 12 + 2 . 16 = 44 (amu).
+ Hình (e): Phân tử được cấu tạo từ 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H.
Khối lượng phân tử: 14 + 3 . 1 = 17 (amu).
c) 3 phân tử đơn chất: carbon (C); khí oxygen (O2); khí ozone (O3).
3 phân tử hợp chất: carbon monoxide (CO: gồm 1 nguyên tử C và 1 nguyên tử H); nước (H2O: gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O); methane (CH4: gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H).
Lời giải:
3 hợp chất thường gặp có trong nước biển: sodium chloride (NaCl); potassium chloride (KCl) và nước (H2O).
Lời giải:
Trong khí thải nhà máy có nhiều chất, như: carbon dioxide; carbon monoxide; sulfur dioxide … đó là các hợp chất
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất
Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học
Lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất
I. Phân tử
Tất cả các chất đều gồm vô số các hạt rất nhỏ tạo thành. Những hạt này đại diện cho chất được gọi là hạt hợp thành của chất.
Ví dụ:
+ Hạt hợp thành của hydrogen là 2 nguyên tử hydrogen.
+ Hạt hợp thành của chlorine là 2 nguyên tử chlorine.
+ Hạt hợp thành của hydrogen chlorine là 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử chlorine.
+ Hạt hợp thành của neon là 1 nguyên tử Ne.
1. Khái niệm
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất.
Ví dụ:
+ Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử nitrogen.
+ Phân tử carbon dioxide gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
Chú ý:
- Có 2 dạng phân tử: Phân tử tạo bởi một nguyên tố và phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố.
+ Phân tử tạo bởi một nguyên tố:
+ Phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố:
- Các nguyên tố khí hiếm (He, Ne, Ar, …) và kim loại đều là dạng đặc biệt của phân tử.
2. Tính khối lượng phân tử
- Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị amu của một phân tử chất đó.
- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.
Ví dụ:
Khối lượng phân tử carbon dioxide bằng: 12 + 2 × 16 = 44 amu.
II. Đơn chất
- Mỗi đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng.
- Tên gọi của đơn chất thường trùng với tên nguyên tố.
- Phân tử đơn chất được tạo ra từ một số nguyên tử. Ví dụ:
+ Phân tử bromine được tạo nên từ 2 nguyên tử bromine.
+ Phân tử ozone được tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen.
⇒ Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
Chú ý: Một nguyên tố có thể tạo ra nhiều dạng đơn chất. Ví dụ: nguyên tố carbon (C) tạo nên than (than muội, than cốc, than gỗ, …), graphite, kim cương, …
III. Hợp chất
- Phân tử hợp chất gồm nhiều nguyên tố hóa học tạo nên.
- Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ và thứ tự nhất định.
Ví dụ:
+ Phân tử nước được cấu tạo nên từ 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen.
+ Phân tử sulfur dioxide được cấu tạo nên tử 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.