SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

5.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 4.1 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là

A. Dimitri. I. Mendeleev.                    

B. Ernest Rutherford.

C. Niels Bohr.                                     

D. John Dalton.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Dimitri. I. Mendeleev là nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay.

Bài 4.2 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hiện nay có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. 5.                     

B. 7.                      

C. 8.                      

D. 9.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bảng tuần hoàn hiện nay gồm có 7 chu kì.

Bài 4.3 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của

A. khối lượng.                                    

B. số proton.

C. tỉ trọng.                                          

D. số neutron.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, mà số đơn vị điện tích hạt nhân được xác định bằng số proton.

Bài 4.4 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Nhóm IA.                  

B. Nhóm IVA.

C. Nhóm IIA.                 

D. Nhóm VIIA.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong nhóm IIA không có nguyên tố phi kim.

Bài 4.5 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học là

A. số proton trong nguyên tử.

B. số neutron trong nguyên tử.

C. số electron trong hạt nhân.

D. số proton và neutron trong hạt nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố hóa học là số proton trong nguyên tử.

Bài 4.6 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Vị trí kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thường

A. ở đầu nhóm.                         

B. ở cuối nhóm.

C. ở đầu chu kì.                        

D. ở cuối chu kì.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các kim loại kiềm ở đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.

Bài 4.7 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.

B. Chu kì của nó.

C. Số nguyên tử của nguyên tố.

D. Số thứ tự của nguyên tố.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Con số 23 cho biết khối lượng nguyên tử của nguyên tố Na là 23 amu.

Bài 4.8 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?

A. Chu kì.             

B. Nhóm.

C. Loại.                 

D. Họ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là nhóm.

Bài 4.9 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phần lớn các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là

A. kim loại.                     

B. phi kim.

C. khí hiếm.                    

D. chất khí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phần lớn các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại.

Bài 4.10 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu?

A. 1.                     

B. 2.                      

C. 3.                      

D. 7.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số thứ tự nhóm A = số electron lớp ngoài cùng.

Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là 1.

Bài 4.11 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIIA (Halogen)?

A. Chlorine, bromine, fluorine.

B. Fluorine, carbon, bromine.

C. Beryllium, carbon, oxygen.

D. Neon, helium, argon.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Chlorine, bromine, fluorine thuộc nhóm VIIA.

Bài 4.12 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố nào được sử dụng trong thuốc tẩy gia dụng?

A. Iodine.                       

B. Bromine.

C. Chlorine.                    

D. Fluorine.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tố chlorine được sử dụng trong thuốc tẩy gia dụng.

Bài 4.13 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các nguyên tố hóa học nhóm IIA có điểm gì chung?

A. Có cùng số nguyên tử.

B. Có cùng khối lượng.

C. Tính chất hóa học tương tự nhau.

D. Không có điểm chung.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm có tính chất hóa học tương tự nhau.

Bài 4.14 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7Lí do những nguyên tố hóa học của nhóm IA không tìm thấy trong tự nhiên:

A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động.

B. Vì chúng là những kim loại hoạt động.

C. Vì chúng do con người tạo ra.

D. Vì chúng là kim loại kém hoạt động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Những nguyên tố hóa học của nhóm IA không tìm thấy trong tự nhiên vì chúng là những kim loại hoạt động.

Bài 4.15 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình bên, hãy chỉ ra nguyên tố nào là phi kim?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Na.                   

B. S.

C. Al.                    

D. Be.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

S thuộc chu kì 3, nhóm VIA nên là phi kim.

Bài 4.16 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7Hãy cho biết kim loại nào có thể cắt bằng dao?

A. Magnesium.               

B. Iron.

C. Mercury.                    

D. Sodium.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sodium là kim loại kiềm, mềm có thể cắt được bằng dao.

Bài 4.17 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố nào được sử dụng trong việc chế tạo con chip máy tính?

A. Neon.

B. Chlorine.

C. Silver.

D. Silicon.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Silicon được sử dụng để chế tạo con chip máy tính.

Bài 4.18 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố phi kim nào tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng?

A. Nitrogen.                             

B. Bromine.

C. Argon.                                 

D. Mercury.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bromine là chất lỏng ở nhiệt độ phòng.

Bài 4.19 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7Hãy cho biết, tên gọi của nhóm nguyên tố được tô màu trong bảng tuần hoàn dưới đây.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Kim loại kiềm.

B. Kim loại kiềm thổ.

C. Kim loại chuyển tiếp.

D. Halogen.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nhóm IIA hay còn gọi là nhóm kim loại kiềm thổ.

Bài 4.20 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát ô nguyên tố và Lời giải các câu hỏi sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?

b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

c) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì?

d) Calcium có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải:

a) Ô nguyên tố calcium cho biết các thông tin:

+ Số hiệu nguyên tử;

+ Kí hiệu hóa học;

+ Tên nguyên tố;

+ Khối lượng nguyên tử.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b) Nguyên tố calcium nằm ở ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

c) Nhóm chứa nguyên tố calcium là nhóm IIA, còn gọi là nhóm kim loại kiềm thổ.

d) Calcium là nguyên tố hóa học cần thiết cho sức khỏe. Cụ thể:

Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh, cơ tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Thực phẩm và thuốc bổ chứa nguyên tố calcium giúp phòng bệnh loãng xương ở người già và hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của trẻ em.

Bài 4.21 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát ô nguyên tố sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bổ sung các thông tin còn thiếu trong các nguyên tố sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 4.22 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

kim loại; phi kim; khí hiếm

Phần lớn các nguyên tố (1) …………… nằm ở phía bên trái của bảng tuần hoàn và các nguyên tố (2) ………….. được xếp ở phía bên phải của bảng tuần hoàn. Các nguyên tố (3) ………….. nằm ở cột cuối cùng của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Lời giải:

Phần lớn các nguyên tố (1) kim loại nằm ở phía bên trái của bảng tuần hoàn và các nguyên tố (2) phi kim được xếp ở phía bên phải của bảng tuần hoàn. Các nguyên tố (3) khí hiếm nằm ở cột cuối cùng của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bài 4.23 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho các nguyên tố hóa học sau: H; Mg; B; Na; S; O; P; Ne; He; Al.

a) Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm?

b) Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kì?

c) Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm?

Lời giải:

a) Những nguyên tố hóa học thuộc cùng một nhóm:

- H và Na thuộc cùng nhóm IA.

- B và Al thuộc cùng nhóm IIIA.

- S và O thuộc cùng nhóm VIA.

- He và Ne thuộc cùng nhóm VIIIA.

b) Những nguyên tố hóa học thuộc cùng một chu kì:

- H và He thuộc cùng chu kì 1.

- B, O và Ne thuộc cùng chu kì 2.

- Na, Mg, Al, P, S thuộc cùng chu kì 3.

c) Những nguyên tố là kim loại: Na, Mg, Al.

Những nguyên tố phi kim: B, O, P, S.

Những nguyên tố khí hiếm: He, Ne.

Bài 4.24 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7Không chỉ riêng nhà khoa học Mendeleev thành công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hiện nay cũng có nhiều bảng tuần hoàn được trình bày rất phong phú và đa dạng. Sử dụng Internet hay sách báo, tạp chí, em hãy tìm, sưu tầm, hay thiết kế bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho cả lớp cùng xem.

Lời giải:

Một số bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá