Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại) sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 10 từ đó học tốt môn Sử 10.
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại)
1. Cơ sở tự nhiên
Câu hỏi trang 74 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Bản đồ 10, các hình 10.2, 10.3, hãy:
- Trình bày những nét chính về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á.
- Phân tích những tác động của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1 Bài 10 SGK.
Bước 2: Xác định vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Trả lời:
*Những nét chính về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á:
- Vị trí địa lý:
+ Nằm ở phía đông nam châu Á
+ Gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Gồm hệ thống núi, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, xen kẽ với đảo và quần đảo,…
+ Phần lớn các nước Đông Nam Á tiếp giáp biển ( trừ Lào).
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc.
+ Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa.
* Tác động của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á:
- Được coi là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á- Âu và châu Úc, là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.
- Thuận lợi để phát triển nghề đi biển và buôn bán đường biển, nối liền Đông Nam Á với các tuyến thương mại hàng hải quốc tế.
-Hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, phì nhiêu thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.
- Hệ thống sông ngòi đóng vai trò là những tuyến đường giao thông huyết mạch, phục vụ cho sự quần cư, đi lại... của cư dân Đông Nam Á.
=> Nền kinh tế nông nghiệp và trồng lúa nước, giao thương đường biển đã sớm phát triển.
2. Cơ sở xã hội
Câu hỏi trang 75 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 10, Hình 10.4, hãy:
- Nêu khái quát về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á.
- Cho biết những nét chính về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2 Bài 10 SGK.
Bước 2: Tìm hiểu về tổ chức xã hội, cư dân tộc người ở Đông Nam Á.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Trả lời:
* Khái quát về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á:
Gồm 2 nhóm:
+ Nhóm Nam Á
+ Nhóm Anh-đô-nê-diêng
Thành phần tộc người ở Đông Nam Á đa dạng, phong phú, mỗi tộc người, hay nhóm tộc người lại có những nét văn hóa khác nhau.
* Những nét chính về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á:
- Tổ chức xã hội cơ bản của Đông Nam Á là làng.
- Làng có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi về địa vực và quan hệ huyết thống.
- Sự phát triển và ra đời của làng xã góp phần tạo dựng văn minh Đông Nam Á.
3. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3 Bài 10 SGK.
Bước 2: Xác định những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc với văn minh Đông Nam Á.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Trả lời:
* Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:
- Tôn giáo: tiếp nhận Hin-đu giáo và Phật giáo để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống tinh thần.
- Văn học và chữ viết: chữ Phạn và tác phẩm Ra-ma-y-a-na và các quốc gia đã sáng tạo ra tác phẩm riêng mình như Riêm Kê (Campuchia), Ra-ma Khiên (Thái Lan),…
* Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc:
- Tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng được truyền bá vào Đông Nam Á. Nho giáo có tác động tới tư tưởng chính trị của một số nhà nước quân chủ, tiêu biểu là Việt Nam.
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc được thể hiện qua nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc…
Luyện tập và Vận dụng (trang 76)
Luyện tập 1 trang 76 Lịch sử 10: Văn minh Đông Nam Á được hình thành trên những cơ sở nào?
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 10 SGK.
Bước 2: Xác định những cơ sở hình thành của văn minh Đông Nam Á.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Trả lời:
Những cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á:
- Cơ sở tự nhiên:
+ Nằm ở phía đông nam của châu Á
+ Gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
+Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, lục địa Á- Âu với châu Úc.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Gồm hệ thống núi, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, xen kẽ với đảo và quần đảo,…
+ Phần lớn các nước Đông Nam Á tiếp giáp biển ( trừ Lào).
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc.
+ Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa.
- Cơ sở xã hội:
+ Sự pha trộn giữa hai chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
+ Tổ chức xã hội cơ bản là làng. Có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi với nhau, cùng đoàn kết , chung sống với nhau.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 10 SGK.
Bước 2: Xác định những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc với văn minh Đông Nam Á.
Bước 3: Chọn một trong các yếu tố và rút ra kết luận.
Trả lời:
Yếu tố tôn giáo của Ấn Độ ảnh hưởng đến văn minh Đông Nam Á:
Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, theo các tài liệu cho biết Phật giáo xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên. Linh hồn của Phật giáo và Bà La Môn giáo được hấp thụ sâu sắc với những lý tưởng về cái thiện, từ bi, lòng nhân ái, cả Phật giáo lẫn Hindu giáo được phổ biến sâu rộng qua những câu chuyện huyền thoại, cổ tích, sử thi, ngụ ngôn và thông qua những câu chuyện kể. Ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống tinh thần của các quốc gia Đông Nam Á.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 10 SGK.
Bước 2: Xác định những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc với văn minh Đông Nam Á: kiến trúc, chữ viết, ….
Bước 3: Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu qua sách báo, internet
Trả lời:
Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ:
Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam)
Đền Borobudur (Indonesia)
Đền Angkor Wat (Campuchia)
Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc:
Văn miếu Quốc Tử Giám (Việt Nam)
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
1. Cơ sở tự nhiên
1.1. Vị trí địa lí
- Nằm ở phía đông nam của châu Á.
- Gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Khu vực này được coi là “ngã tư đường” giao thông quốc tế (giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; giữa lục địa Á - Âu với châu Úc)
Lược đồ khu vực Đông Nam Á
1.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình:
+ Bao gồm hệ thống núi đồi, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, xen kẽ với các đảo, quần đảo,...
+ Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều tiếp giáp biển.
- Sông ngòi: có nhiều sông lớn, như Mê Công, Sa-lu-en, I-ra-oa-đi, sông Hồng, Chao Phờ-ray-a,...
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình với đặc trưng chung là nóng ẩm, mưa nhiều
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt là sự phong phú của các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, cây hương liệu, gia vị…
Một số loại hương liệu, gia vị ở Đông Nam Á
2. Cơ sở xã hội
2.1 Cư dân, tộc người
- Cư dân Đông Nam Á được cho là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít, sinh ra tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam.
- Từ tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam này lại chia thành 2 nhánh (còn gọi là 2 loại hình nhân chủng), gồm: nhánh Nam Á và nhánh Anh-đô-nê-diêng
- Từ mỗi loại hình nhân chủng trên lại có sự cộng huyết, hòa huyết với nhau, hình thành nên nhiều tộc người khác nhau.
=> Do đó, thành phân dân cư và tộc người ở Đông Nam Á rất phong phú.
2.2. Tổ chức xã hội
- Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là làng (với tên gọi khác nhau ở mỗi vùng, miền).
- Làng có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi với nhau, cùng đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và chống ngoại xâm.
=> Chính sự phát triển của các cộng đồng cư dân này đã chuẩn bị cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á.
3. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc
3.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
- Từ khoảng đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc,giao lưu với văn hóa Ấn Độ
- Con đường giao lưu văn hóa: truyền đạo và thương mại
- Cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo các giá trị văn hóa mới từ văn hóa Ấn Độ, như: tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, lễ hội…
Chùa vàng ở Thái Lan
- Một số biểu hiện ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á:
+ Hin-đu giáo, Phật giáo từ Ấn Độ để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bố máy nhà nước và đời sống tinh thần của nhiều quốc gia Đông Nam Á
+ Chữ viết của Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những chữ viết của riêng dân tộc mình, như: chữ Chăm cổ; chữ Khơ-me cổ; chữ Mã Lai cổ…
+ Các tác phẩm văn học của Ấn Độ, đặc biệt là bộ sử thi Ramayana có ảnh hưởng sâu rộng của các nước Đông Nam Á. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những tác phẩm văn học của mình dựa trên nguyên tác là sử thi Ramayana, ví dụ như: Riêm Kê (Campuchia), Ra-ma Kiên (Thái Lan)…
3.2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
- Các quốc gia Đông Nam Á tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên.
- Con đường giao lưu văn hóa: sự bành trướng ảnh hưởng của các vương triều Trung Quốc xuống Đông Nam Á
- Một số biểu hiện ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Đông Nam Á:
Đền Thiên Hậu ở Ma-lai-xi-a
+ Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á
+ Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,...
Bài giảng Lịch sử 10 Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại - Cánh diều
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc
Bài 13: Văn minh Chăm-Pa, văn minh Phù Nam