Sách bài tập Toán 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hình thang – Hình thang cân

2.5 K

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 3: Hình thang – Hình thang cân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 3: Hình thang – Hình thang cân

Giải SBT Toán 8 trang 60

Bài 1 trang 60 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tứ giác ABCD có AB = BC và AC là tia phân giác của góc A. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang.

Lời giải:

Cho tứ giác ABCD có AB = BC và AC là tia phân giác của góc A

Ta có AB = BC nên ∆ABC cân tại B, suy ra BAC^=BCA^.

Mặt khác, BAC^=DAC^ (do AC là tia phân giác của BAD^).

Suy ra BCA^=DAC^, mà 2 góc này ở vị trí so le trong

Do đó BC // AD.

Vậy tứ giác ABCD là hình thang.

Bài 2 trang 60 SBT Toán 8 Tập 1: Tứ giác ABCD có A^+D^=B^+C^. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang.

Lời giải:

Tứ giác ABCD có góc A + góc B + góc C + góc D = 360°

Tứ giác ABCD có tổng 4 góc bằng 360° nên A^+B^+C^+D^=360°.

Mà A^+D^=B^+C^

Do đó 2.A^+D^=360° hay A^+D^=180°.

Suy ra AB // CD.

Vậy tứ giác ABCD là hình thang.

Bài 3 trang 60 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Vẽ ra phía ngoài của tam giác ABC một tam giác BCD vuông cân tại B. Tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Vẽ ra phía ngoài của tam giác ABC

Ta có ∆ABC vuông cân tại A, ∆BCD vuông cân tạiB suy ra B1^=C1^=45°.

Vì B1^ và C1^ là hai góc ở vị trí so le trong nên AB // CD.

Vậy tứ giác ABDC là hình thang.

Hình thang ABDC có A^=90° nên ABDC là hình thang vuông.

Bài 4 trang 60 SBT Toán 8 Tập 1: Hình thang ABCD (AB // CD) có ACD^=BDC^. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.

Lời giải:

Hình thang ABCD (AB // CD) có góc ACD = góc BDC

Gọi E là giao điểm của AC và BD.

Trong ∆ECD, ta có C1^=D1^ nên ∆ECD cân tại E, suy ra EC = ED.(1)

Ta có: AB // CD nên

⦁ EBA^=D1^ (hai góc so le trong);

⦁ EAB^=C1^ (hai góc so le trong);

⦁ C1^=D1^ (giả thiết).

Suy ra EBA^=EAB^, do đó ∆BEA cân tại E.

Nên AE = BE. (2)

Ta có: AC = AE + EC; BD = BE + ED (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AC = BD.

Hình thang ABCD có hai đường chéo bằng nhau nên ABCD là hình thang cân.

Bài 5 trang 60 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M, trên tia đối của tia AC lấy điểm N sao cho AM = AN. Chứng minh tứ giác MNBC là hình thang cân.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M

Xét ∆AMN có AM = AN (giả thiết).

Do đó ∆AMN cân tại A, suy ra M1^=180°-A2^2.

Vì ∆ABC cân tại A nên B1^=180°-A1^2.

Lại có A1^=A2^ (hai góc đối đỉnh) nên B1^=M1^.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên MN // BC.

Vậy tứ giác MNBC là hình thang.(1)

Mặt khác, AB = AC; AM = AN.

Suy ra AB + AM = AC + AN, do đó MB = NC (2)

Từ (1) và (2) suy ra MNBC là hình thang cân.

Bài 6 trang 60 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A, có hai đường cao là BE và CD (D ∈ AB, E ∈ AC). Chứng minh tứ giác BDEC là hình thang cân.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A, có hai đường cao là BE và CD (D ∈ AB, E ∈ AC)

Do BE, CD là hai đường cao nên BE ⊥ AC, CD ⊥ AB.

Xét ∆BEC vuông tại E và ∆CDB vuông tại D, ta có:

BC là cạnh chung; ECB^=DBC^ (do ∆ABC cân tại A)

Do đó ∆BEC = ∆CDB (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra EC = BD (hai cạnh tương ứng)

Mà AC = AB nên AC ‒ EC = AB ‒ BD, hay AE = AD

Do đó ∆ADE cân tại A suy ra ADE^=AED^=180°-A^2. (1)

Vì ∆ABC cân tại A nên ABC^=ACB^=180°-A^2. (2)

Từ (1) và (2) suy ra ADE^=ABC^.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên DE // BC

Suy ra tứ giác BDEC là hình thang.

Hìnhthang BDEC có DBC^=ECB^ nên là hình thang cân.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tứ giác

Bài 3: Hình thang – Hình thang cân

Bài 4: Hình bình hành – Hình thoi

Bài 5: Hình chữ nhật – Hình vuông

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

Lý thuyết Hình thang – Hình thang cân

1. Khái niệm

Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

 (ảnh 1)

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

 (ảnh 2)

 2. Tính chất của hình thang cân

Hai cạnh bên bằng nhau.

+ Hai đường chéo bằng nhau.

Ví dụ:

  (ảnh 3)

 Hình thang cân EFGH có hai cạnh bên EH = FG, hai đường chéo EG = FH.

3. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân

- Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Đánh giá

0

0 đánh giá