Giải SBT Toán 7 trang 61 Tập 1 Kết nối tri thức

2.1 K

Với lời giải SBT Toán 7 trang 61 Tập 1 chi tiết trong Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Bài 4.22 trang 61 SBT Toán 7 Tập 1: Cho hai tam giác ABC và DEF bất kỳ, thỏa mãn AB = FE, BC = DF, ABC^=DFE^. Những câu nào dưới đây đúng?

a) ∆ABC = ∆DFE.

b) ∆BAC = ∆EFD.

c) ∆CAB = ∆EFD.

d) ∆ABC = ∆EFD.

Hướng dẫn giải

Vì ABC^=DFE^ nên đỉnh B tương ứng với đỉnh F;

Vì AB = FE mà đỉnh B ứng với đỉnh F thì đỉnh A ứng với đỉnh E.

Suy ra đỉnh C ứng với đỉnh D.

Xét tam giác ABC và tam giác EFD có:

AB = FE;

BC = DF;

 ABC^=DFE^.

Do đó, ∆ABC = ∆EFD (c – g – c).

Vậy chỉ có đáp án d) đúng.

Bài 4.23 trang 61 SBT Toán 7 Tập 1: Cho hai tam giác ABC và MNP bất kì, thỏa mãn ABC^=PNM^ACB^=NPM^ và BC = PN. Những câu nào dưới đây đúng?

a) ∆ABC = ∆PNM.

b) ∆ABC = ∆NPM.

c) ∆ABC = ∆MPN.

d) ∆ABC = ∆MNP.

Hướng dẫn giải

Vì ABC^=PNM^ nên đỉnh B tương ứng với đỉnh N;

Vì ACB^=NPM^ nên đỉnh C tương ứng với đỉnh P.

Suy ra đỉnh A tương ứng với đỉnh M.

Xét tam giác ABC và tam giác MNP có:

ABC^=PNM^

ACB^=NPM^

BC = PN

Do đó, ∆ABC = ∆MNP (g – c – g).

Trong bốn đáp án chỉ có đáp án d chính xác.

Bài 4.24 trang 61 SBT Toán 7 Tập 1:Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.24, biết rằng AC = BD và DBA^=CAB^.

Chứng minh rằng AD = BC.

Sách bài tập Toán 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Xét ∆ABC và ∆BAD có:

AC = BD (giả thiết)  

AB chung

CAB^=DBA^ (giả thiết)

Do đó, ∆ABC = ∆BAD (c – g – c)

Suy ra, BC = AD (hai cạnh tương ứng).

Bài 4.25 trang 61 SBT Toán 7 Tập 1: Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.25, biết rằng BAC^=BAD^ và BCA^=BDA^.

Chứng minh rằng ∆ABC = ∆ABD.

Sách bài tập Toán 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC có:

ABC^+BAC^+BCA^=180°

ABC^=180°BAC^BCA^(1)

Xét tam giác ABD có:

ABD^+BAD^+BDA^=180°

ABD^=180°BAD^BDA^(2)

Mà BAC^=BAD^BCA^=BDA^ (3)

Từ (1), (2), (3) ta suy ra ABC^=ABD^.

Xét ∆ABC và ∆ABD có:  

ABC^=ABD^ (chứng minh trên)

AB chung

BAC^=BAD^ (giả thiết)

Do đó, ∆ABC = ∆ABD (g – c – g).

Bài 4.26 trang 61 SBT Toán 7 Tập 1: Cho các điểm A, B, C, D, E như Hình 4.26, biết rằng AB = CD, BAE^=DCE^. Chứng minh rằng:

a) E là trung điểm của các đoạn thẳng AC và BD.

b) ∆ACD = ∆CAB.

c) AD song song với BC.

Sách bài tập Toán 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Xét tam giác ABE có:

BAE^+ABE^+AEB^=180°

ABE^=180°BAE^AEB^        (1)

Xét tam giác CDE có:

DCE^+DEC^+EDC^=180°

EDC^=180°DCE^DEC^       (2)

Mà BAE^=DCE^ (giả thiết); AEB^=DEC^ (hai góc đối đỉnh) (3)

Từ (1), (2), (3) ta suy ra ABE^=EDC^.

Xét ∆ABE và ∆CDE có:

ABE^=EDC^ (chứng minh trên)

AB = CD (giả thiết)

BAE^=DCE^ (giả thiết)

Do đó, ∆ABE = ∆CDE (g – c – g).

Suy ra, AE = CE; BE = DE (các cặp cạnh tương ứng)

Vì AE = CE và E nằm giữa A và C nên E là trung điểm của AC;

Vì BE = DE và B nằm giữa D và B nên E là trung điểm của BD.

b) Xét ∆ACD và ∆CAB có:

CD = AB (giả thiết)

AC chung

BAC^=DCA^ (giả thiết)

Do đó, ∆ACD = ∆CAB (c – g – c).

c) Vì ∆ACD = ∆CAB nên DAC^=BCA^ (hai góc tương ứng)

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AD song song với BC.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Toán 7 trang 60 Tập 1

Giải SBT Toán 7 trang 62 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá