Lý thuyết Hóa học 11 Chương 3 (Kết nối tri thức 2024): Đại cương về hoá học hữu cơ

3.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Chương 3: Đại cương về hoá học hữu cơ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Chương 3: Đại cương về hoá học hữu cơ

HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC

I. Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

 

Chưng cất

Chiết

Kết tinh

Sắc kí cột

Nguyên tắc

Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định.

Chiết là phương pháp dùng tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hoà tan khác nhau của chúng trong hai dung môi không trộn lẫn vào nhau.

Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ.

Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác

nhau của chúng giữa pha động và pha tĩnh.

Cách tiến hành

Khi nâng nhiệt độ của hỗn hợp gồm nhiều chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, thì chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay ra trước.

Dùng sinh hàn lạnh sẽ thu được chất lỏng.

Dùng một dung môi thích hợp để chuyển chất cần tách sang pha lỏng (gọi là dịch chiết). Tách lấy dịch chiết giải phóng dung môi sẽ thu được chất cần tách.

 

Dùng một dung môi thích hợp hoà tan chất cần tinh chế ở nhiệt độ cao tạo dung dịch bão hoà. Sau đó làm lạnh, chất rắn sẽ kết tinh, lọc, thu được sản phẩm.

 

Cho hỗn hợp cần tách lên cột sắc kí, sau đó cho dung môi thích hợp chảy liên tục qua cột sắc kí. Thu các chất hữu cơ được tách ra ở từng phân đoạn khác nhau sau khi đi ra khỏi cột sắc kí. Loại bỏ dung môi để thu được chất cần tách.

Vận dụng

Chưng cất thường: để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.

Phương pháp chiết lỏng – lỏng: để tách lấy chất hữu cơ khi nó ở dạng hỗn hợp lỏng.

Phương pháp chiết lỏng – rắn: để tách lấy chất trong hỗn hợp rắn.

Phương pháp kết tinh để tách và tinh chế các chất rắn.

Sử dụng phương pháp sắc kí có thể tách được hỗn hợp chứa nhiều chất khác nhau.

II. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Công thức tổng quát

Công thức đơn giản nhất

Cho biết các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ

Cho biết tỉ lệ tối giản của số nguyên tử các nguyên tố có trong phân tử

CxHyOz

CpHqOr

CxHyOz = (CpHqOr)n

Trong đó: p, q, r là các số nguyên tối giản; x, y, z, n là các số nguyên dương.

III. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học. Công thức biểu diễn cách liên kết và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo.

- Đồng phân cấu tạo gồm đồng phân mạch carbon, đồng phân nhóm chức và đồng phân vị trí nhóm chức.

- Đồng đẳng là những hợp chất có tính chất hoá học tương tự nhau nhưng có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2.

Lý thuyết Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Lý thuyết Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Lý thuyết Bài 12: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Lý thuyết Bài 13: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ

Xem thêm các bài Lý thuyết chương Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Chương 1: Cân bằng hoá học

Lý thuyết Chương 2: Nitrogen – sulfur

Lý thuyết Chương 3: Đại cương về hoá học hữu cơ

Lý thuyết Chương 4: Hydrocarbon

Lý thuyết Chương 5: Dẫn xuất halogen - alcohol - phenol

Lý thuyết Chương 6: Hợp chất carbonyl - carboxylic acid

Đánh giá

0

0 đánh giá