Công thức tính hiệu suất ấm điện, bếp điện khi đun nước hay nhất

2.6 K

Với Công thức tính hiệu suất ấm điện, bếp điện khi đun nước Vật lý lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính hiệu suất ấm điện, bếp điện khi đun nước từ đó biết cách làm bài tập Vật lý 11. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính hiệu suất ấm điện, bếp điện khi đun nước - Vật lý lớp 11

1. Định nghĩa

- Khi đun nước, ta cần cung cấp nhiệt lượng cho nước nóng lên, dụng cụ chứa nước (như ấm hay nồi) nóng lên, đồng thời nhiệt lượng còn bị mất mát ra môi trường xung quanh. Phần nhiệt lượng cung cấp cho nước nóng lên là nhiệt lượng có ích. Nhiệt lượng mà ấm điện hay bếp điện cung cấp để đun nước là nhiệt lượng toàn phần, bằng tổng nhiệt lượng cung cấp cho nước nóng lên, nhiệt lượng cung cấp cho dụng cụ chứa nước nóng lên và nhiệt lượng truyền ra môi trường.

- Hiệu suất của bếp điện hay ấm điện khi đun nước được tính bằng tỉ số giữa nhiệt lượng có ích và nhiệt lượng toàn phần.

2. Công thức – Đơn vị đo

Hiệu suất của bếp đun nước là:

H=QichQtp

Trong đó:

+ H là hiệu suất của bếp đun nước, có đơn vị %;

+ Qích là nhiệt lượng cần cung cấp cho nước nóng lên, có đơn vị Jun (J);

+ Qtp là nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong thời gian đun nước, có đơn vị Jun (J).

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước nóng lên từ nhiệt độ t0 đến t1 là:

Qích  = mct = m.c.(t1 – t0)

Trong đó:

+ Qích là nhiệt lượng cần cung cấp cho nước; có đơn vị Jun (J);

+ m là khối lượng nước, có đơn vị ki lô gam (kg);

+ c là nhiệt dung riêng của nước, có đơn vị J/(kg.K);

+ t0 là nhiệt độ ban đầu của nước, có đơn vị 0C hoặc K;

+ t1 là nhiệt độ sau của nước, có đơn vị 0C hoặc K.

Nhiệt lượng mà ấm điện hay bếp điện cung cấp là Qtp = P.t = I2.R.t

Trong đó:

+ Qtp là nhiệt lượng bếp điện hay ấm điện tỏa ra, có đơn vị Jun (J);

P là công suất tỏa nhiệt của bếp, có đơn vị oát (W);

+ t là thời gian đun nước, có đơn vị giây (s);

+ I là cường độ dòng điện chạy qua bếp điện hay ấm điện, có đơn vị ampe (A);

+ R là điện trở của dây nóng, có đơn vị ôm ().

3. Mở rộng

Khi biết hiệu suất của bếp hay ấm điện, ta có thể tính được nhiệt lượng cần cung cấp cho nước hoặc nhiệt lượng bếp tỏa ra:

H=QichQtpQich=Qtp.HQtp=QichH 

Khi biết nhiệt lượng toàn phần có thể tính được thời gian đun nước t=QtpP hoặc công suất của bếp điện hay ấm điện P=Qtpt

Khi biết nhiệt lượng cần cung cấp cho nước có thể tính được khối lượng của nước m=Qichc.Δt, nhiệt độ ban đầu của nước t0= t - Qichmc

4. Ví dụ minh họa

Bài 1: Dùng bếp điện có công suất P = 600 W, hiệu suất 80% để đun 1,5 lít nước ở nhiệt độ t0 = 200C. Hỏi sau bao lâu thì nước sẽ sôi? Cho biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18 kJ/(kg.K).

Bài giải:

1,5 lít nước có khối lượng m = 1,5 kg, nhiệt độ sôi của nước là t1 = 1000C

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước sôi từ 200C là:

 Qich = mct = 1,5.4,18.103.(100-20) = 501600 (J)

Hiệu suất của ấm là 80% nên nhiệt lượng toàn phần mà ấm đã cung cấp là

 Qtp=QichH=50160080%=627000(J)

Thời gian đun nước là:  t=QtpP=627000600=1045(s)= 17,41 phút

Bài 2: Trên nhãn một ấm điện có ghi 220V – 1000 W.

a) Cho biết ý nghĩa các số ghi trên nhãn ấm điện.

b) Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Tính thời gian đun nước, biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(Kg.K).

Bài giải:

a) Ý nghĩa của các con số trên nhãn ấm là:

220V là giá trị hiệu điện thế hiệu dụng, tức là hiệu điện thế cần đặt vào để ấm hoạt động bình thường.

1000W là công suất tiêu thụ của ấm khi sử dụng ấm ở hiệu điện thế 220V.

b) Nhiệt lượng cần thiết để làm sôi 2 lít nước là:

Q = m.c. t = 2. 4190.(100-25) = 628500 (J)

Nhiệt lượng này được cung cấp từ dây mayxo của ấm điện, là phần điện năng tiêu thụ có ích. Tuy nhiên, ấm còn cần cung cấp nhiệt cho vỏ ấm và tỏa ra môi trường xung quanh nên nhiệt lượng mà ấm cung cấp nhiều hơn giá trị Q đã tính ở trên. Do đó, từ công thức hiệu suất của ấm H=QichQtpsuy ra công thức tính nhiệt lượng toàn phần mà ấm đã cung cấp Qtp=QichH.

Mặt khác, theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, nhiệt lượng mà ấm tỏa ra bằng giá trị điện năng mà ấm đã tiêu thụ : A = Qtp

Điện năng thực tế mà ấm đã tiêu thụ là: A=Qtp = QH=6285000.9=698333(J)

Thời gian đun nước được xác định từ công thức công suất của ấm:

P =At=> t = AP=6983331000=698,333(s) 

Xem thêm tổng hợp công thức môn Vật lý lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:

Công thức tính lực tĩnh điện hay nhất | Cách tính lực tĩnh điện

Công thức định luật Cu-lông hay nhất | Cách làm bài tập định luật Cu-lông

Công thức lực tương tác giữa hai điện tích điểm hay nhất | Cách tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm

Công thức tính cường độ điện trường hay nhất | Cách tính cường độ điện trường

Công thức tính cường độ điện trường tổng hợp hay nhất | Cách tính cường độ điện trường tổng hợp

Công thức tính cường độ điện trường tại trung điểm hay nhất | Cách tính cường độ điện trường tại trung điểm

Công thức tính cường độ điện trường giữa hai bản tụ hay nhất | Cách tính cường độ điện trường giữa hai bản tụ

Công thức tính cường độ điện trường gây ra bởi điện tích q hay nhất | Cách tính cường độ điện trường gây ra bởi điện tích q

Công thức tính công của lực điện hay nhất | Cách tính công của lực điện

Công thức tính thế năng của điện tích hay nhất | Cách tính thế năng của điện tích

Công thức tính điện thế hay nhất | Cách tính điện thế

Công thức tính hiệu điện thế hay nhất | Cách tính hiệu điện thế

Công thức tính tụ điện hay nhất | Cách tính tụ điện

Công thức tính tụ điện mắc nối tiếp hay nhất | Cách tính tụ điện mắc nối tiếp

Công thức tính tụ điện mắc song song hay nhất | Cách tính tụ điện mắc song song

Công thức tính năng lượng tụ điện hay nhất | Cách tính năng lượng tụ điện

Công thức tính cường độ dòng điện

Công thức tính suất điện động

Công thức tính điện năng hao phí trong nguồn điện có điện trở trong

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Công thức tính công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

Công thức tính công của nguồn điện

Công thức tính công suất của nguồn điện

Công thức định luật Jun – Len xơ

Công thức tính hiệu suất của nguồn điện

Công thức tính hiệu suất ấm điện, bếp điện khi đun nước

Công thức định luật ôm cho toàn mạch

Công thức tính cường độ dòng điện khi đoản mạch

Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn

Công thức tính số pin của bộ nguồn

Công thức tính điện trở suất

Công thức định luật Faraday

Công thức tính đương lượng điện hóa

Công thức tính khối lượng vật được giải phóng

Công thức tính lực từ

Công thức tính cảm ứng từ

Công thức tính cảm ứng từ tổng hợp

Công thức tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây

Công thức tính từ trường của dòng điện

Công thức tính lực Lorenxơ

Công thức tính bán kính quỹ đạo của electron

Công thức tính từ thông

Công thức tính từ thông cực đại

Công thức tính suất điện động cảm ứng

Công thức tính từ thông riêng

Công thức tính độ tự cảm của ống dây

Công thức tính suất điện động tự cảm

Công thức tính năng lượng từ trường của ống dây

Đánh giá

0

0 đánh giá