Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Bạc Nitrat (AgNO3) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Bạc giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:
Bạc Nitrat (AgNO3): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Bạc nitrat là hợp chất phổ biến của bạc với axit nitric có công thức hóa học là AgNO3.
- Công thức phân tử: AgNO3
II. Tính chất vật lí & nhận biết
- Tính chất vật lí: Là chất rắn, có màu trắng, tan tốt trong nước, có nhiệt độ nóng chảy là 212oC.
- Nhận biết: Sử dụng muối NaCl, thu được kết tủa trắng
AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3
III. Tính chất hóa học
- Mang tính chất hóa học của muối
Tác dụng với muối
AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3
2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2
Tác dụng với kim loại:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Tác dụng với axit:
AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3
Oxi hóa được muối sắt (II)
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
IV. Điều chế
- Bạc nitrat điều chế bằng cách hòa tan kim loại bạc trong dung dịch axit nitric.
3Ag + 4 HNO3(loãng) → 3AgNO3 + 2H2O + NO
3Ag + 6 HNO3(đặc, nóng) → 3AgNO3 + 3 H2O + 3NO2
V. Ứng dụng
- Bạc nitrat được dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác như khử trùng và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu. Ngoài ra, bạc nitrat còn dùng để phân biệt các ion nhóm halogen với nhau (trừ AgF)
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
AgNO3 + HBr → AgBr + HNO3
AgNO3 + HI → AgI + HNO3
Xem thêm Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế hay, chi tiết khác của Hợp chất Ag: