Hoàn thành các phản ứng sau: HCHO + HCN →; CH3COCH(CH3)2 + I2 + NaOH →; a) HCHO + HCN

3.8 K

Với giải Câu hỏi 5 trang 142 Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 23: Hợp chất carbonyl giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 23: Hợp chất carbonyl

Câu hỏi 5 trang 142 Hóa học 11: Hoàn thành các phản ứng sau:

a) HCHO + HCN →

b) CH3COCH(CH3)2 + I2 + NaOH →

Lời giải:

a) HCHO + HCN → Hoàn thành các phản ứng trang 142 Hóa học 11

b) CH3COCH(CH3)2 + 3I2 + 4NaOH → CHI3 + (CH3)2CH – COONa + 3NaI + 3H2O.

Lý thuyết Tính chất hoá học 

a. Phản ứng khử 

Các hợp chất carbonyl bị khử bởi các tác nhân khử như NaBH4, LiAlH4,... (kí hiệu [H]) tạo thành các alcohol tương ứng, aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc I, ketone bị khử tạo thành alcohol bậc II.

b. Phản ứng oxi hóa aldehyde 

* Oxi hóa aldehyde bởi nước:

Aldehyde bị oxi hoá bởi nước bromine tạo thành carboxylic acid. 

Ví dụ: CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr 

* Oxi hoá aldehyde bởi thuốc thử Tollens 

Thuốc thử Tollens là phức chất của ion Ag+ với ammonia, có công thức [Ag(NH3)2]OH. Ion Ag+ trong thuốc thử Tollens đóng vai trò là chất oxi hoá. 

* Oxi hoá aldehyde bång copper(II) hydroxide 

Aldehyde có thể bị oxi hoá bởi copper(II) hydroxide Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo thành kết tủa copper(I) oxide (Cu2O) màu đỏ gạch: 

RCHO + 2 Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O + 3H20

c. Phản ứng cộng 

Hợp chất carbonyl có thể tham gia phản ứng cộng với HCN vào liên kết đối C=O.

 (ảnh 4)

d. Phản ứng tạo iodoform 

Các hợp chất aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl có thể phản ứng với I2, trong môi trường kiềm. 

 (ảnh 5)

Phản ứng tạo sản phẩm kết tủa indoform nên phản ứng này được gọi là phản ứng lodoform và được dùng để nhận biết các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl.

Đánh giá

0

0 đánh giá