Lý thuyết Carboxylic acid (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

1.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 19: Carboxylic acid sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 19: Carboxylic acid

A. Lý thuyết Carboxylic acid

1. Khái niệm – cấu trúc – danh pháp

- Carboxylic acid là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon (của gốc hydrocarbon hoặc nhóm –COOH khác) hoặc nguyên tử hydrogen.

- Công thức chung của carbonxylic acid đơn chức, no, mạch hở: CnH2n+1COOH (n≥0).

- Tên theo danh pháp thay thế của carboxylic acid đơn chức, mạch hở:

Số chỉ vị trí nhánh-tên nhánh+tên hydrocarbon ứng với mạch chính (bỏ kí tự e ở cuối)+oic+acid

+ Mạch chính là mạch carbon dài nhất chứa nhóm –COOH.

+ Đánh số nguyên tử carbon của nhóm –COOH là 1.

2. Tính chất vật lý

- Hầu như là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.

- Nhiệt độ sôi của carboxylic acid cao hơn nhiệt độ sôi của alcohol, aldehyde, ketone tương ứng vì có liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hoặc giữa nhiều phân tử.

- Các carboxylic acid đầu dãy tan vô hạn trong nước, độ tan giảm dần theo độ tăng chiều dài mạch carbon.

3. Tính chất hóa học

 Liên kết O-H trong carboxylic acid phân cực hơn so với alcohol, phenol.

a) Tính acid.

- Làm đổi màu giấy quỳ tím.

- Phản ứng với một số kim loại, oxide base, base, muối…

b) Phản ứng ester hóa: phản ứng với alcohol tạo ester

 (ảnh 1)

4. Ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng

- Carboxylic acid có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, y tế, phẩm nhuộm, tổng hợp hữu cơ,…

5. Điều chế

- Phương pháp lên men giấm: sử dụng men giấm để oxi hóa ethanol bằng oxygen không khí thành acetic acid.

  (ảnh 2)

- Phương pháp oxi hóa alkane

  (ảnh 3)

Sơ đồ tư duy Carboxylic acid

B. Trắc nghiệm Carboxylic acid

Câu 1. Khi hòa tan vào nước, acetic acid

A. phân li hoàn toàn.

B. phân li một phần.

C. không phân li.

D. không tan trong nước.

Đáp án đúng là: B

Khi hòa tan vào nước, acetic acid phân li một phần.

CH3COOHCH3COO+H+

Câu 2. Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch acetic acid?

A. NaOH.

B. Cu.

C. Zn.

D. CaCO3.

Đáp án đúng là: B

Kim loại Cu đứng sau (H) trong dãy hoạt động hoá học của kim loại nên không tác dụng với acetic acid (CH3COOH).

Câu 3.Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch chất nào sau đây?

A. C2H5OH.

B. CH3OH.

C. CH3CHO.

D. HCOOH.

Đáp án đúng là: A

Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch C2H5OH.

C2H5OH + O2 men CH3COOH + H2O

Câu 4. Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, có chứa acetic acid với hàm lượng 4 – 8% về thể tích. Một chai giấm ăn thể tích 500 mL có hàm lượng acetic acid là 5%, thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là

A. 5 mL.

B. 25 mL.

C. 50 mL.

D. 100 mL.

Đáp án đúng là: B

Thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là: 500.0,05 = 25 mL.

Câu 5. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (benzoic acid), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

100,5

118,2

249,0

141,0

Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. T là C6H5COOH.

B. X là C2H5COOH.

C. Y là CH3COOH.

D. Z là HCOOH.

Đáp án đúng là: C

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

100,5

118,2

249,0

141,0

Kết luận

HCOOH

CH3COOH

C2H5COOH

C6H5COOH

 

Câu 6. Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2 (n1).

B. CnH2n+2O2 (n1).

C. CnH2n-1COOH (n1).

D. CnH2nO2 (n  2).

Đáp án đúng là: A

Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n1).

Câu 7.Propanoic acid có công thức cấu tạo là

A. CH3CH2OH.

B. CH3COOH.

C. CH3CH2COOH.

D. CH3CH2CH2COOH.

Đáp án đúng là: C

Propanoic acid có công thức cấu tạo là CH3CH2COOH.

Câu 8. Hợp chất Y có công thức cấu tạo thu gọn là CH3CH­2CH(CH­3)COOH. Tên gọi của Y là

A. 4-methylbutanoic acid.

B. pentanoic acid.

C. 2-methylpentanoic acid.

D. 2-methylbutanoic acid.

Đáp án đúng là: D

C4H3C3H2C2HCH3C1OOH:2methylbutanoicacid.

Câu 9.Benzoic acid và muối sodium của nó có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn khác nên thường được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm. Benzoic acid có công thức cấu tạo là

A. CH3COOH.

B. HCOOH.

C. C6H5COOH.

D. (COOH)2.

Đáp án đúng là: C

Benzoic acid có công thức cấu tạo là C6H5COOH.

Câu 10.Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3CH2OH.

B. CH3COOH.

C. CH3CHO.

D. CH3CH2CH2CH3.

Đáp án đúng là: B

Nhiệt độ sôi của các chất tăng dần theo thứ tự:

CH3CH2CH2CH3 < CH3CHO < CH3CH2OH < CH3COOH.

Vậy CH3COOH có nhiệt độ sôi cao nhất.

Câu 11. Rót 1 - 2 mL dung dịch chất (X) đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 mL dung dịch NaHCO3. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất (X) có thể là chất nào sau đây?

A. Ethanol.

B. Acetaldehyde.

C. Acetic acid.

D. Phenol.

Đáp án đúng là: C

Acetic acid phản ứng với NaHCO3 sinh ra CO2 làm que diêm bị tắt.

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O.

Câu 12. Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

A. HCHO và CH3COOH.

B. C3H5(OH)3 và HCHO.

C. C3H5(OH)3 và CH3COOH.

D. C2H4(OH)2 và CH3COCH3.

Đáp án đúng là: C

C3H5(OH)3 là alcohol đa chức, có các nhóm -OH liền kề nên hoà tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường để tạo phức xanh đặc trưng.

CH3COOH là acid nên hoà tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

Câu 13. Có ba ống nghiệm chứa các dung dịch trong suốt: ống (1) chứa ethyl alcohol, ống (2) chứa acetic acid và ống (3) chứa acetaldehyde. Nếu cho Cu(OH)2/OHlần lượt vào các dung dịch trên và đun nóng thì:

A. cả ba ống đều có phản ứng.

B. ống (1) và ống (3) có phản ứng, còn ống (2) thì không.

C. ống (2) và ống (3) có phản ứng, còn ống (1) thì không.

D. ống (1) có phản ứng, còn ống (2) và ống (3) thì không.

Đáp án đúng là: C

Ống 1: C2H5OH + Cu(OH)2/OH to không có phản ứng xảy ra.

Ống 2: 2CH3COOH + Cu(OH)2 to (CH3COO)2Cu + 2H2O.

Ống 3: CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH to CH3COONa + Cu2O + 3H2O

Câu 14. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của phản ứng ester hóa?

A. Phản ứng ester hóa là phản ứng thuận nghịch.

B. Phản ứng ester hóa là phản ứng một chiều.

C. Phản ứng ester hóa luôn có hiệu suất < 100%

D. Phản ứng ester hóa giữa acid và alcohol thường dùng xúc tác là H2SO4 đặc.

Đáp án đúng là: B

Phản ứng ester hóa là phản ứng thuận nghịch.

Câu 15. Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. Cho X tác dụng với CaCO3 thấy có bọt khí thoát ra, còn Y có thể tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH2=CHCOOH, OHC-CH2-CHO.

B. CH2=CH-COOH, CHºC-O-CH2OH.

C. HCOO-CH=CH2, OHC-CH2-CHO.

D. HCOO-CH=CH2, CHºC-O-CH2OH.

Đáp án đúng là: A

X phản ứng với CaCO3 có khí thoát ra nên X có chứa -COOH, vậy X là CH2=CHCOOH.

Y có phản ứng tráng bạc nên Y có chứa -CHO, vậy Y là OHC-CH2-CHO.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá