Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 5: THỰC HÀNH: ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN (T2) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 5: THỰC HÀNH: ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN (T2)
A. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố và nắm vững các thao tác của khâu vắt.
- Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác khâu vắt thành thạo.
- Thái độ: Có ý thức tích cực, cẩn thận, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
- Định hướng năng lực: năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, thực hành, tư duy
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Mảnh vải có khâu vắt.
- Kim khâu, chỉ thường, chỉ thêu màu, kéo, thước kẻ, bút chì.
- Hai mảnh vải: 1 mảnh kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh có kích thước 10cm
x 15cm
- Bộ dụng cụ, vật liệu cắt, thêu, may
2. Học sinh:
- Học và đọc trước bài.
III. Quá trình tổ chức hoạt động cho học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5’
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh khi vào bài học
mới
- Phương thức thực hiện: Trả lời câu hỏi:
? Ở tiểu học các em đã được học các mũi khâu cơ bản nào?
Kết quả sản phẩm: Nội dung các câu trả lời:
- 3 mũi (mũi thường, mũi đột mau, mũi khâu vắt )
- Phương án kiểm tra: Gọi 2 học sinh trình bày.
Đặt vấn đề : Để các em có thể vận dụng các mũi khâu đó vào hoàn thành
một số sản phẩm đơn giản, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại một số mũi khâu
cơ bản đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Học sinh biết cách khâu vắt.
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Kết quả sản phẩm: Nội dung các câu trả lời,sản phẩm của học sinh
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Chuẩn bị: 5' - GV yêu cầu HS nhắc lại những công việc cần chuẩn bị cho thực hành. Hoạt động 2: Thực hành 10' - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, giới thiệu mẫu đường khâu vắt mẫu ? Thế nào là mũi khâu vắt? ? Mũi khâu vắt được sử dụng khi nào? - GV hướng dẫn và thao tác mẫu * Tổ chức thực hành: 18' - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. |
- HS nhắc lại. , - HS nghiên cứu thông tin SGK ,quan sát đường khâu mẫu. - Lµ ®ịnh mép gấp của vải với nền bằng các mũi khâu vắt. - Áp dụng: may viền, gấp mép - Học sinh quan sát - HS nhận nhóm và dụng cụ thực hành. |
I. Chuẩn bị - Kim khâu, chỉ thường, chỉ thêu màu, kéo, thước kẻ, bút chì. - Hai mảnh vải: 1 mảnh kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh có kích thước 10cm x 15cm II. Thực hành 3. Khâu vắt - Thao tác: Tay trái cầm vải, mép gấp để phía trong người khâu; khâu từ phải sang trái từng mũi một ở mặt trái vải. + Lên kim từ dưới nếp gấp vải, lấy 2-3 sợi vải mặt dưới rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp, rút chỉ về mũi kim chặt vừa phải. Các mũi khâu vắt cách nhau 0,3-0,5cm. Ở mặt phải nổi lên những mũi chỉ nhỏ nằm ngang cách đều nhau. * Thực hành + Khâu một đường khâu mũi vắt dài 10 cm |
- Yêu cầu mỗi HS phải hoàn thành 1 sản phẩm gồm: . + Một đường khâu mũi vắt dài 10 cm. - GV theo dõi hướng dẫn HS làm thực hành, uốn nắn, sửa chữa các thác tác khâu chưa đảm bảo của học sinh . - GV nhắc nhở HS tiến hành khâu cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lớp học. |
- Thực hiện công việc được giao, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp |
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 21'
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- Yêu cầu mỗi HS phải hoàn thành 1 sản phẩm gồm:
+ Một đường khâu vắt dài 10 cm.
- GV theo dõi hướng dẫn HS làm thực hành, uốn nắn, sửa chữa các thác tác khâu
chưa đảm bảo của học sinh .
- GV nhắc nhở HS tiến hành khâu cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh
lớp học.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 3’
- GV nhận xét chung về buổi thực hành: Sự chuẩn bị của HS, ý thức, tổ chức, kỉ
luật và thái độ thực hành của HS; An toàn lao động trong quá trình làm thực hành.
- GV lấy một số mẫu thực hành đạt yêu cầu và một số mẫu không đạt yêu cầu
của HS để nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS (GV có thể chấm điểm cho các sản
phẩm khâu đẹp)
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 1’
Vận dụng các kiến thức để khâu một sản phẩm nào đó bằng mũi khâu vắt
*. Rút kinh nghiệm.