Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                      BÀI 24 : CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
.
- Trình bày được 1 số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ giữa các loài
sinh vật
- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học.
- Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học
- Nêu được 1 số bằng chứng về tế bào học và sinh học phân tử.
2. Kỹ năng:
-
HS rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, so sánh, từ đó rút ra nhận xét.
- Liên hệ thực tiễn.
3. Thái độ:
-
Học sinh biết được các loài có chung nguồn gốc.
- Giải thích nguyên nhân sự giống nhau giữa các loài sinh vật.
- Giải thích được 1 số hiện tượng trong tự nhiên: hiện tượng lại tổ
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về bài học
2. Học sinh : - HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử
dụng trong Bài học
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
-
Thuyết trình ơrictic
- Hỏi đáp tìm tòi - Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Quan sát tranh tìm tòi - Kĩ thuật phân tích hình ảnh
- Dạy học nhóm - Kĩ thuật chia nhóm – phân công nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Hãy tìm một số bằng chứng để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: Tìm hiểu bằng chứng giải phẫu so sánh

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
- Treo hình 24.1 phóng to trên bảng, giới
thiệu tranh và cho học sinh quan sát.
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH
I. Bằng chứng giải phẫu so sánh:
1. Cơ quan tương đồng:
a. Ví dụ:
- Chi trước của mèo, cá voi, dơi và người.

 

- Quan sát cấu trúc chi trước của các loài
các em có nhận xét gì? (chú ý vào màu
sắc của các phần).
- Những biến đổi xương bàn tay giúp mỗi
loài thích nghi như thế nào?
- GV bổ sung: mỗi loài có 1 đời sống
khác nhau thích nghi với môi trường →
xương chi biến đổi khác nhau phù hợp
với môi truờng mà nó đang sống.
- Mỗi loài sinh vật chi trước của chúng có
chức năng giống nhau không?
- Các chi trước của các loài sinh vật này
có chung cấu trúc nhưng khác nhau về
chức năng. Sự giống nhau về cấu trúc
như vậy chứng tỏ điều gì?
Những cơ quan như vậy gọi là cơ quan
tương đồng.
Vậy cơ quan tương đồng là
gì?
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoàn thành
PHT số 1 - Các em có nhận xét gì về
chức năng và nguồn gốc của các cơ
quan trong PHT?
- Những cơ quan được cho ở ví dụ là
những cơ quan thoái hóa. Vậy cơ quan
thoái hóa là gì?
Gv nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
- Tại sao cơ quan thoái hóa không mất đi
mà vẫn tồn tại?
b. Khái niệm:
Cơ quan tương đồng là những cơ quan ở các
loài khác nhau có thể thực hiện các chức năng
rất khác nhau nhưng được bắt nguồn từ cùng
một cơ quan ở loài tổ tiên.
2. Cơ quan thoái hoá:
a.Ví dụ:
(PHT SỐ 1)
b.Khái niệm:
Cơ quan thoái hoá là những cơ quan mà ở
dạng tổ tiên tương ứng đã phát triển đầy đủ
nhưng nay đã mất ý nghĩa sinh tồn và ngừng
hoạt động chức năng.
c. So sánh cơ quan thoái hóa và cơ quan
tương đồng: (PHT SỐ 2)
3. Cơ quan tương tự:
a. Ví dụ:
(PHT SỐ 3)
b. Khái niệm:
Cơ quan tương tự là những cơ quan thực hiện
những chức năng như nhau nhưng lại không
được tiến hoá từ cùng một cơ quan ở loài tổ
tiên.
4. Kết luận:
- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải
phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián
tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều
được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
- Cơ quan thoái hoá là bằng chứng rõ rệt nhất
chứng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài
(còn vết tích).

 

- Chúng ta vừa tìm hiểu cơ quan tương
đồng và cơ quan thoái hóa các em hãy
dựa vào đó hoàn thành PHT 2.
- Chia nhóm và cho hs thảo luận trong 1’
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày phần so
sánh chức năng và nguồn gốc
- Vậy cơ quan tương đồng và cơ quan
thoái hóa có quan hệ với nhau như thế
nào?
hoàn thiện PHT
Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương
đồng nhưng cơ quan tương đồng không
phải là cơ quan thoái hóa.
- Tương tự các em hoàn thành PHT số 3.
- Các em có nhận xét gì về nguồn gốc và
chức năng của các cơ quan ở các loài
trong PHT.
- Đó là các cơ quan tương tự. Vậy cơ
quan tương tự là gì?
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
- Trong các loại bằng chứng trên, loại nào
được xem là bằng chứng về nguồn gốc
tiến hóa giữa các loài?Vì sao?
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
-Trong các loại bằng chứng trên loại nào
được xem là bằng chứng rõ rệt nhất? Vì
sao?
- Các em về nhà sưu tầm thêm các tranh
ảnh, ví dụ về cơ quan tương đồng, cơ quan
thoái hóa và cơ quan tương tự.


Hoạt Động 2: Tìm hiểu về bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
- Dựa vào kiến thức cũ về tế bào học và
di truyền học, các em hãy nêu một số
bằng chứng về sự giống nhau trong cấu
tạo tế bào?
- Vật chất di truyền là gì?
- Mã di truyền ở các loài sinh vật?
GV hoàn thiện kiến thức.
- Phân tích trình tự aa của cùng một loại
protein hay trình tự nucleotit của cùng
một gen cho ta biết điều gì về mối quan
hệ giữa các loài?
Từ các bằng chứng trên các em rút ra
kết luận gì về:
- Các loài có quan hệ họ hàng gần?
- Nguồn gốc các loài?
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
II. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân
tử:
- Các tế bào của tất cả các loài đều sử dụng
chung một loại mã di truyền.
- Các loại protein đều cấu tạo từ 20 loại
axit amin.
- Các loại ADN đều cấc tạo từ 4 loại
nuclêotit.
- Phân tích trình tự axit amin của cùng
một loại prôtêin hay trình tự nuclêôtit của
cùng một gen ở các loài khác nhau có thể xác
định được mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì
trình tự axit amin hay trình tự nuclêôtit càng
giống nhau và ngược lại vì các loài vừa mới
tách ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời
gian để CLTN có thể phân hoá làm nên sự sai
khác lớn về cấu trúc phân tử.
- Các loài ngày nay đều tiến hoá từ một tổ tiên
chung.

3. Hoạt động luyện tập
- Bằng chứng nào cho thấy các loài tiến hoá từ 1 tổ tiên?
- Sự giống nhau giữa các loài chủ yếu do nguyên nhân nào?
- Nêu 1 số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử?
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Câu 1. Trình bày một số giả thuyết trôi dạt lục địa.
Câu 2. Giải thích vì sao hệ động, thực vật ở lục địa Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự giống và khác nhau.
Câu 3. Giải thích nguyên nhân hình thành đặc điểm hệ động, thực vật lục địa Úc. Từ đó rút ra được
kết luận gì?
Câu 4. Nêu điểm khác nhau của hệ động vật ở đảo lục địa và đảo đại dương. Từ đó rút ra được kết
luận nhận xét?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 107 SGK , đọc trước bài 25.
- Hãy tình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
- Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.
- Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
- Câu nào đúng khi nói về CLTN theo quan điểm của Đacuyn?
PHT 1: “
Tìm hiểu một số cơ quan thoái hóa

Cơ quan ở người Nguồn gốc Chức năng
Ở loài tổ tiên Ở người
Ruột thừa Manh tràng Tiêu hóa Không có
Xương cụt Đuôi Thăng bằng Không có
Mấu thịt ở khóe
mắt
Mí mắt thứ
ba
Bảo vệ mắt Không có

PHT 2: “So sánh cơ quan thoái hóa và cơ quan tương đồng

Cơ quan thoái hóa Cơ quan tương đồng
Nguồn gốc Chung nguồn gốc Chung nguồn gốc
Chức năng Không còn hoặc tiêu
giảm
Có thể giống hoặc rất khác nhau
Nhận xét Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng
cùng bắt nguồn từ cùng một cơ quan tổ tiên nhưng nay
chúng không còn chức năng hoặc chức năng tiêu giảm


PHT 3: “Tìm hiểu cơ quan tương tự

Cơ quan Nguồn gốc Chức năng
Cánh dơi Chi trước của bò sát Bay
Cánh bướm Mặt lưng của phần ngực ở côn
trùng
Gai hoàng liên Giảm sự thoát hơi nước
Gai hoa hồng Biểu bì thân
Củ hoàng tinh Thân Dự trữ dinh dưỡng
Củ khoai lang Rễ

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống