Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 29:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                             BÀI 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
.
Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các
con đường địa lí.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện học sinh các kĩ năng :
- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.
- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.
- Tư duy sáng tạo
- Lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về bài học
2. Học sinh : HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng
trong Bài học
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành lời mới khác khu vực địa lý

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

 

GV. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
Cách li địa lí là gì ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Bổ sung và kết luận.
GV. Giới thiệu H29. Yêu cầu học sinh
quan sát H29, đọc SGK và trả lời các câu
hỏi :
- Vai trò của các nhân tố ngẫu nhiên, giao
phối không ngẫu nhiên, đột biến trong việc
hình thành loài B,C,D ?
- Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với hình
thành loài B, C, D ?
- Đặc điểm của quá trình hình thành loài
mới bằng con đường địa lí ?
HS. Quan sát H29, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Bổ sung, chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Nêu ví dụ về hình thành loài mới bằng
cách li tập tính ?
- Cơ chế hình thành loài mới bằng cách li
tập tính ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời
câu hỏi của giáo viên.
THỰC CHẤT HÌNH THÀNH LOÀI:
Hình thành loài là quá trình cải biến
thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng
thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản
với quần thể gốc.
I. HÌNH THÀNH LOÀI MỚI KHÁC KHU
VỰC ĐỊA LÍ.
1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình
hình thành loài mới.
- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí
như sông, núi, biển,.. ngăn cản các cá thể cùng
loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Do cách li địa lí, từ quần thể ban đầu hình
thành các quần thể khác nhau. CLTN diễn ra
theo nhiều hướng khác nhau
sự khác biệt về
tần số các alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể
cách li sinh sản loài mới.
- Đặc điểm của quá trình hình thành loài mới
bằng con đường địa lí :
+ Hình thành loài mới hay xảy ra đối với động
vật có khả năng phát tán mạnh.
+ Hình thành loài mới bằng con đường địa lí
xảy ra chậm chạp, quan nhiều giai đoạn trung
gian
+ Gắn liền với sự hình thành quần thể thích
nghi.
II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC
ĐỊA LÍ.
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và
cách li sinh sản.
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính.
*
Ví dụ : SGK

 

GV. Bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở
SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Nêu ví dụ về hình thành loài mới bằng
cách li sinh thái ?
- Cơ chế hình thành loài mới bằng cách li
sinh thái ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời
câu hỏi của giáo viên.
GV. Bổ sung và kết luận.
GV. Nêu ví dụ về lai xa giữa cải bắp và cải
củ. Và nêu câu hỏi : F
1 Sau khi đa bội hoá
có được xem là loài mới hay không ? Tại
sao ?
HS. Dựa vào ví dụ và các tiêu chuẩn phân
biệt hai loài để trả lời câu hỏi của giáo
viên.
GV. Gợi ý, bổ sung và kết luận.
* Cơ chế :
- Đột biến tạo ra các cá thể có kiểu gen làm
thay đổi một số đặc điểm liên quan đến tập tính
giao phối thì những cá thể đó giao phối với
nhau với nhau tạo nên quần thể cách li với
quần thể gốc. Do sự tác động của các nhân tố
tiến hoá khác và giao phối không ngẫu nhiên
cách li sinh sản loài mới
III. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU
VỰC ĐỊA LÍ.
b. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái.
*
Ví dụ : Các quần thể một số loài thực vật sống
trên bải bồi sông Vônga(cỏ băng, cỏ sâu
roms,…) rất ít sai khác về hình thái so với quần
thể tương ứng phía trong bờ sông nhưng khác
nhau về đặc tính sinh thái(chu kì sinh
trưởng)
chúng không giao phối với nhau.
*
Cơ chế :
Cùng sống trong một khu vực địa lí, các quần
thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác
nhau
mùa sinh sản khác nhau cách li sinh
sản
loài mới.2. Hình thành loài mới nhờ cơ
chế lai xa và đa bội hoá.
a. Ví dụ :
P. Cải bắp x Cải củ
(2n
A= 18) (2nA = 18)
F
1. nA + nB (bất thụ)
Đa bội hoá
F
1 2nA + 2nB (hữu thụ)
b. Cơ chế :

 

- Lai xa và kết hợp với đa bội hoá để tạo thể tứ
bội khác nguồn.
- Trong tự nhiên, thường gặp ở động vật.

3. Hoạt động luyện tập:
Câu 1. Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
Câu 2. Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài?
Câu 3. Tại sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?
Câu 4. Câu nào nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
Câu 5. Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác
nhau được không? Giải thích.
Câu 6. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài
bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n
= 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chê hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52.
Câu 7. Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 8. Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống
cây trồng nguyên thuỷ?
Câu 9. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể được xem
là một loài mới vì:
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
Câu 1. Phân biệt nòi địa lý, nòi sinh thái, nòi sinh học.
Câu 2. Phân tích vai trò của điều kiện địa lí, cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên trong phương thức
hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua một ví dụ cụ thể.
Câu 3. Giải thích quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí hình 29.SGK
Câu 4. Nêu đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái, cho ví dụ minh hoạ. Vì sao
phương thức này thường gặp ở thực vật và những nhóm động vật ít di chuyển xa?
Câu 5. Tại sao lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo thành loài mới ở thực vật nhưng lại ít xảy ra ở
động vật?
Câu 6. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa:
Câu 7. Nêu các cơ chế hình thành loài bằng đột biến lớn. Vì sao hình thành loài bằng đa bội hoá
hay gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật?
Câu 8. Nêu thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hoá, các cơ
chế cách li đối với quá trình này

V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 128 SGK , đọc trước bài 30.
- Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác
nhau được không? Giải thích.
Câu 2. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài
bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n
= 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chê hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52.
Câu 3. Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 4. Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống
cây trồng nguyên thuỷ?
Câu 5. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể được xem
là một loài mới vì:
Câu 6. Trình bày thí nghiệm của Milơ về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ.
Câu 7. Nêu thí nghiệm chứng minh các prôtêin nhiệt có thể tự hình thành từ các axit amin mà
không cần đến các cơ chế dịch mã.
Câu 8. Giả sử ở một nơi nào đó trên trái đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ các
chất vô cơ trong tự nhiên thì liệu từ các hợp chất hữu cơ này có thể tiến hoá hình thành nên các tế
bào sơ khai như đã từng xảy ra trong quá khứ không? Giải thích.
Câu 9. Nêu vai trò của lipit trong quá trình tiến hoá tạo nên lớp màng bán thấm.
Câu 10. Giải thích CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai như thế nào.
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tiến hóa hóa học
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tiến hóa tiền sinh học
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống