Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất

Tải xuống 9 1.7 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 PHẦN VI. TIẾN HOÁ
CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
                                                                 BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh - cơ quan tương đồng, cơ quan
tương tự, các cơ quan thoái hoá.
- Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của
thuyết cấu tạo tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc ADN và prôtêin của các loài.
- Hiểu được thế giới sống rất đa dạng nhưng có chung nguồn gốc. Quá trình tiến hoá
đã hình thành nên các đặc điểm khác nhau ở mỗi loài.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, so sánh, khái quát tổng hợp
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát)
3.Thái độ:
- Giáo dục tư tưởng đúng đắn cho học sinh về nguồn gốc các loài nói chung và con
người nói riêng, có niềm tin vào khoa học .
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Bằng chứng giải phẫu so sánh, tế bào
học và sinh học phân tử.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực phát
hiện và giải
quyết vấn đề
- Phát hiện được các bằng chứng và giải thích được nguồn
gốc chung của các loài SV ngày nay.
3 NL thu nhận và
xử lí thông tin.
- Thu nhận và xử lí thông tin về nguồn gốc các loài

 

4 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- Thuyết minh về nguồn gốc các loài
5 Năng lực tư duy - Phân biệt được cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ
quan thoái hóa.
6 NL nghiên cứu
khoa học
- Quan sát, tìm mối liên hệ về nguồn gốc giữa các loài, giữa
cấu tạo và chức năng, giữa cỏ thể và môi trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
-
Tranh vẽ hình 24.1.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát tranh vẽ trên bảng và nội dung phần I hãy hoàn thành các nội dung sau:
Câu 1: Hãy So sánh cấu trúc xương chi trước mèo, cá voi, dơi và xương tay
người? Qua đó cho biết thế nào là cơ quan tương đồng?
Câu 2: Quan sát mẫu vật so sánh về nguồn gốc và chức năng của gai, củ các loài
thực vật đó? Từ đó rút ra cơ quan tương tự là gì?
Câu 3. So sánh nguồn gốc và chức năng của các bộ phận giữa thú và người: Manh
tràng – ruột thừa; đuôi – xương cụt? Các cơ quan của người nêu trên là
cơ quan thoái hóa. Vậy thế nào là cơ quan thoái hóa?
Câu 4. Hoàn thành bảng sau:

Chỉ tiêu Cơ quan tương đồng Cơ quan thoái
hóa
Cơ quan tương tự
Nguồn gốc PT phôi
Chức năng
Ví dụ
Ý nghĩa


Câu 5. Nghiên cứu bằng chứng giải phẫu có ý nghĩa gì?
2. Chuẩn bị của HS:
Mẫu vật thật (cành hoa hồng gai – xương rồng, củ khoai lang – gừng, nghệ; củ lạc
...)
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh
giá

Cấp độ
Tên
Bài học
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp
độ cao
CÁC
BẰNG
CHỨN
G TIẾN
HOÁ
- Nêu được khái niệm:
cơ quan tương đồng, cơ
quan tương tự, các cơ
quan thoái hoá.
- Nêu được những bằng
chứng tế bào học và
sinh học phân tử: ý
nghĩa của thuyết cấu
tạo tế bào, sự thống
nhất trong cấu trúc
ADN và prôtêin của
các loài.
Phân biệt được cơ quan
tương đồng, cơ quan
tương tự và cơ quan
thoái hoá.
- Hiểu được thế giới
sống rất đa dạng nhưng
có chung nguồn gốc.
Quá trình tiến hoá đã
hình thành nên các đặc
điểm khác nhau ở mỗi
loài.
- Nêu được ví
dụ về cơ quan
tương đồng, cơ
quan tương tự,
các cơ quan
thoái hoá từ đó
phân biệt được
hiện tượng tiến
hóa phân li, hội
tụ


III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
1) Ổn định
2) Giới thiệu phần tiến hóa.
3) Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG: Hoạt động 1
Tình huống xuất phát
( mức độ 2)
Dựa vào đâu để biết 2 cá thể cùng loài hay khác loài?
1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề mà bằng kiến thức cũ chưa lí giải đầy đủ
hết.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
4. Phương tiện dạy học: Mẫu thật cành hoa hồng và cây xương rồng có gai, câu hỏi
tự luận:
- Gai của 2 mẫu cây này được hình thành từ phần nào của cây?
5. Sản phẩm: Dự kiến HS nêu được:
- Dựa vào hình thái, cấu tạo tế bào…
- Gai của xương rồng là từ lá,…
Chưa biết những bằng chứng này phản ánh mối quan hệ gì giữa các cá thể
Nội dung hoạt động 1 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Dựa vào đâu để biết 2 cá thể cùng
loài hay khác loài?
Suy nghĩ tìm câu trả lời
Thực hiện nhiệm
vụ
Gợi ý, hướng dẫn Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Gọi HS trả lời Cá nhân trả lời
Đánh giá kết quả Nhận xét câu trả lời của HS,
chuyển ý vào bài.
HS muốn biết bằng
chứng tiến hóa là gì?
Có những loại bằng
chứng nào?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu bằng chứng giải phẫu so sánh.
1. Mục tiêu: Hiểu, phân biệt được cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự và cơ quan
thoái hoá.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: Mẫu thật cành hoa hồng và cây xương rồng có gai, phiếu
học tập
5. Sản phẩm: Dự kiến HS nêu được:
- Khái niệm cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự và cơ quan thoái hoá.
- Hoàn thành phiếu học tập
Nội dung hoạt động 2 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS QS H24.1; mẫu
vật thật, phát phiếu học tập
cho mỗi nhóm
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm
vụ
GV quan sát, theo dõi các nhóm
hoạt động, chủ động phát hiện
những học sinh khó khăn để
giúp đỡ; khuyến khích học sinh
hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn
thành
Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Mỗi nhóm trả lời 1 câu trong
PHT
Các nhóm trả lời
Đánh giá kết quả tổng hợp nhận xét đánh giá và
đưa ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn
thiện nội dung

Chuẩn kiến thức:
I. Bằng chứng giải phẫu, so sánh
* Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn)
- Những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc
trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau, ở các loài
khác nhau có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.
VD: Chi trước của các loài ĐVCXS phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài:
Xương cánh, xương cẳng (xương trụ và xương quay), xương cổ, xương bàn
và xương ngón.
* Cơ quan thoái hoá:
- là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thển trưởng thành. Do điều kiên
sống thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và
hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng.
* Cơ quan tương tự (đồng quy tính trạng)
Những cơ quan khác nhau về nguồn gốc thực hiện các chức năng như nhau
có kiểu hình thái tương tự.
- Phản ánh tiến hoá đồng quy.
Kết luận: Sự tương đồng về đặc điểm sự giống nhau về các đặc điểm giải
phẫu giữa các loài càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng thân thuộc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
1. Mục tiêu: Nêu được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa
của thuyết cấu tạo tế bào, sự thống nhất trong cấu trúc ADN và prôtêin của các loài.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình ảnh
5. Sản phẩm: Dự kiến HS nêu được:
- Bằng chứng tế bào và sinh học phân tử.
- Hiểu được thế giới sống rất đa dạng nhưng có chung nguồn gốc. Quá trình tiến hoá
đã hình thành nên các đặc điểm khác nhau ở mỗi loài.
Nội dung hoạt động 3 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS trả lời câu lệnh
và đọc bảng 24
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm
vụ
GV quan sát, theo dõi các HS
hoạt động, chủ động phát hiện
Suy nghĩ, thảo luận

 

những học sinh khó khăn để giúp
đỡ;khuyến khích học sinh hợp
tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành
Báo cáo kết quả Gọi cá nhân trả lời Cá nhân trả lời
Đánh giá kết quả tổng hợp nhận xét đánh giá và
đưa ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn
thiện nội dung

Chuẩn kiến thức:
II. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, được sinh ra từ tế bào trước đó, tế
bào lá đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống, tế bào nhân sơ và tế bào nhân
thực đều có cấu tạo 3 phần: màng sinh chất, tế bào chất, nhân (hoặc vùng
nhân)
- Các loài đều có cơ sở vật chất chủ yếu là Axitnuclêic và Pr
+ ADN đều cấu tạo từ 4 loại nu là A, T, G, X
+ Pr đều cấu tạo từ hơn 20 loại aa khác nhau.
+ Các loài SV đều sử dụng chung 1 loại mã di truyền.
- Phân tích trình tự aa của cùng 1 loại pr hay trình tự các nu trong cùng 1
gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các
loài.
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4:
(Luyện tập) Trả lời các câu hỏi
1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi liên
quan đến bằng chứng giải phẫu so sánh, tế bào và sinh học phân tử.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, câu hỏi.
5. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
1. Tại sao để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình
thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa?
2. Hãy tìm 1 số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên
trái đất đều có chung một nguồn gốc?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu HS trả lời câu 1, 2 Vận dụng kiến thức vừa học trả lời
nhanh

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động 5: Giải quyết các vấn đề thực tế.
1. Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về các bằng chứng giải phẫu so sánh, tế bào,
sinh học phân tử để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
MĐ 1:
Câu
1.Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình
thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các
chức năng khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu
tạo giống nhau.
Câu 2.Cơ quan tương tự là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình
thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu
tạo giống nhau.
Câu 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy. C.sự tiến hoá song hành.
D.phản ánh nguồn gốc chung.
MĐ 2:
Câu 4: Trong các ví dụ sau ví dụ nào là cơ quan tương đồng?
1. Củ lạc và củ khoai môn. 2. Mang cá và mang tôm
3. Đ uôi cá heo và đuôi cá mập 4. Gai xương rồng và củ hành tây
5. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của sâu bọ.
1,2,3,4,5 B. 1,2,3 C. 4,5 D. 2,4,5
Câu 5: Khẳng định nào dưới đây đúng nhất trong việc xác định mối quan hệ họ
hàng giữa các loài?
A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nuclêôtit và trình tự các
axit amin càng giống nhau và ngược lại.
B. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự sắp xếp các nuclêôtit càng
khác nhau.
C. Các loài có họ hàng càng gần thì sự sai khác thành phần các loại nuclêôtit càng
lớn.
D. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì sự sai khác về thành phần các loại axit
amin trong phân tử prôtêin càng nhỏ.
Hướng dẫn về nhà :
Trả lời câu hỏi SGK + Đọc bài tiếp theo 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống