Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512

Tải xuống 10 3.2 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                       BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
. Qua Bài này học sinh phải :
- Phân biệt được tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
- Nêu được vai trò của nguồn biến dị di truyền đối với tiến hoá.
- Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ
chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí).
- Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá.
- Nêu được vai trò của di nhập gen đối với tiến hoá nhỏ.
- Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện học sinh các kĩ năng :
- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.
- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.
- Tư duy sáng tạo
- Lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
giáo án, SGK và một số thông tin liên quan đến bài học
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo
yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
-
Thuyết trình ơrictic
- Hỏi đáp tìm tòi - Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Quan sát tranh tìm tòi - Kĩ thuật phân tích hình ảnh
- Dạy học nhóm - Kĩ thuật chia nhóm – phân công nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Tại sao phải thành lập trung tâm cứu hộ động vật hoang dã?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: Tìm hiểu quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Cơ sở ra đời học thuyết
Các thành tựu lí thuyết DTH-PLH-CSVH
STH ... đều dựa trên quan điểm n/cứu
quần thể và xem vấn đề trung tâm của
thuyết TH là sự biến đổi các loài, hình
thành loài mới .
Tiến hoá nhỏ:
HS đọc mục 1 và hoàn thành bảng sau
Tiến hóa nhỏ
Nội dung
Cơ chế
Kết quả
Qui mô
Vận dụng học thuyết tiến hóa nhỏ giải
thích sự hình thành loài sâu bọ ăn lá cây
có màu xanh lục?
HS đọc mục 1 và hoàn thành bảng sau

Tiến hóa
nhỏ
Tiến hóa
lớn
Nội dung
I .Cơ sở ra đời học thuyết : Vào những năm
40/XX từ sự tổng hợp thành tựu lí thuyết nhiều
lĩnh vực, thuyết t/h tổng hợp luôn được bổ
sung hoàn thiện.
=> Làm sáng tỏ cơ chế t/h
1. Quan niệm tiến hoá nhỏ :
a)Tiến hoá nhỏ:
- Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của
quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần
kiểu gen của quần thể ) .
- Cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi đến
một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản giữa
qt đã biến đổi với quần thể gốc => hình thành
loài mới .
- Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của 1 qt và
diễn biến không ngừng dưới tác động của các
NTTH.
b)Ví dụ giải thích sự hình thành loài sâu bọ
ăn lá cây có màu xanh lục:
2. Quan niệm tiến hóa lớn:
a) Nội dung:
- Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn , trải
qua hàng triệu năm, làm xuất hiện các đơn vị
phân loại trên loài như : chi, họ, bộ, lớp,
ngành .

 


Cơ chế
Kết quả
Qui mô
? Tại sao quần thể là đơn vị tiến hóa mà
không phải là loài hay cá thể.
QT là đ/v TH: là đv tồn tại-SS, đa hình
nhưng có cấu trúc DT ổn định, cách li với
qt lân cận. QT có khả năng biến đổi vốn
gen theo hướng khác nhau.
CT: không thể là đv TH vì mỗi ct chỉ có
1 kg, khi kgen đó biến đổi=> chết hoặc
bất thụ; Đời sống ct ngắn
Loài: không thể là đv th: trong t/n loài
tồn tại như 1 hệ thống qt cách li tương
đối với nhau, hệ gan của loài là hệ gen
kín
? Theo qn hiện đại, nguyên liệu cho qt
tiến hóa là gì?
- Tiến hoá lớn nghiên cứu quá trình hình thành
các đơn vị phân loại trên loài, ngoài ra còn
nghiên cứu mối quan hệ tiến hoá giữa các loài
nhằm làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển
của toàn bộ sinh giới trên trái đất.
b) Nguồn biến dị di truyền của quần thể .
Nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình
tiến hoá gồm:
+ BDDT: ĐB-BDTH
+ Biến dị do di nhập gen
Chiều hướng tiến hoá :
- Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh
giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản :
Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày
càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. Trong
đó thích nghi ngày càng hợp lí là hướng cơ
bản nhất.
- Sự phát triển của một loài hay một nhóm
loài có thể theo nhiều hướng khác nhau :
Tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên
định sinh học.

Hoạt Động 2: Tìm hiểu Các nhân tố tiến hóa

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ.
1. Khái niệm :
- Nhân tố làm thay đổi tần số alen ,tần số kiểu
gen của quần thể
- Bao gồm đột biến, giao phối không ngẫu
nhiên, chọn lọc tự nhiên, sự di nhập gen, các
yếu tố ngẫu nhiên...

 

GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời
các câu hỏi sau : đặc điểm của đột biến ?
HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời
các câu hỏi sau : tại sao di-nhập gen là
nhân tố tiến hoá ?
HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời
các câu hỏi sau :
- Thực chất của CLTN ?
- Tại sao CLTN làm thay đổi tần số các
alen ?
- Tốc độ làm thay đổi tần số các alen của
CLTN phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .
GV. Chỉnh lí và kết luận.
2. Các nhân tố tiến hóa:
1. Đột biến.
- Tần số đột biến đối với từng gen riêng lẻ rất
thấp (10
-6-10-4) nhưng trong cơ thể có nhiều
gen, mỗi qt có nhiều ct nên số lượng alen đột
biến được phát sinh/qt/thế hệ là rất lớn.
- Vai trò của quá trình phát sinh đột biến :
+ Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của
quá trình tiến hoá (đột biến gen tạo alen
mới,...).
+ Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của
các alen (rất chậm).
2. Di-nhập gen.
- Các cá thể nhập cư làm phong phú vốn en của
quần thể.
- Các cá thể di cư làm thay đổi tần số các alen
và các kiểu gen.
3. Chọn lọc tự nhiên.
+ Chọn lọc tự nhiên phân hoá khả năng sống
sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen
khác nhau trong quần thể.
+ Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu
hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu
gen của quần thể, biến đổi tần số các alen của
quần thể theo một hướng xác định.
CLTN có thể làm thay đổi tần số alen
nhanh hay chậm (tuỳ thuộc CLTN chống lại
alen trội hay alen lặn).
- Vì vậy chọn lọc tự nhiên quy định chiều
hướng và nhịp độ tiến hoá.
Áp lực của quá trình chọn lọc tự nhiên càng
lớn thì quá trình tiến hoá càng nhanh.

 

GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời
các câu hỏi sau :
- Biến động di truyền là gì ?
- Đặc điểm của biến động di truyền ?
HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .
GV. Chỉnh lí và kết luận.
- Hiểu được các hình thức chọn lọc tự nhiên :
+ Chọn lọc ổn định (kiên định) : Hình thức
chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng
trung bình, đào thải những cá thể mang tính
trạng chệch xa mức trung bình.
+ Chọn lọc vận động (định hướng) : Hình thức
chọn lọc mà các tính trạng được chọn lọc theo
một hướng nhất định.
+ Chọn lọc phân hoá (gián đoạn) : Hình thức
chọn lọc đào thải các giá trị trung tâm, tích
luỹ các giá trị vùng biên.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên.
- Sự biến động di truyền : biến đổi thành phần
kiểu gen và tần số các alen của quần thể bởi
các yếu tố ngẫu nhiên.
- Quần thể có kích thước càng nhỏ thì biến
động di truyền dể xảy ra.
- Đặc điểm của biến động di truyền :
+ Thay đổi tần số các alen không theo một
hướng xác định.
+ Một alen nào đó có thể bị loại bỏ ra khỏi
quần thể.
+ Những cá thể sống sọt có vốn gen khác hẳn
với vốn gen quần thể ban đầu.
- Làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa
dạng di truyền
5. Giao phối không ngẫu nhiên.
- Vai trò của quá trình giao phối không ngẫu
nhiên (giao phối có lựa chọn, giao phối gần
và tự phối) đối với tiến hoá nhỏ :
* Phát tán đột biến trong quần thể.
* Trung hoà các đột biến có hại.

 

GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời
các câu hỏi sau :
Tại sao giao phối không ngẫu nhiên là
nhân tố tiến hoá ?
HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .
GV. Chỉnh lí và kết luận.
* Tạo nguồn biến dị thứ cấp (biến dị tổ hợp)
cho quá trình tiến hoá.
* Có thể không làm thay đổi tần số các alen,
nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của
quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen
đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp
- Làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di
truyền

3. Hoạt động luyện tập:
- Nêu điểm khác nhau giữa tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ ?
- Trình bày được vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hoá nhỏ?
- Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.?
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
Câu 1 : Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:
(1)Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín
(2)Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi
(3)Có tính toàn vẹn di truyền,có tính đặc trưng cao
(4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
(5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen
Phương án đúng là
A. 1,3,4 B. 1,2,3 C. 2,4,5 D. 3,4,5
Câu 2: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới
C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách
li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới
tác động của các nhân tố tiến hóa

Câu 3 : Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. Các yếu tố ngẫu nhiên không làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể
C. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật
D. Tiến hóa nhỏ sẽ xảy ra khi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì từ thế
hệ này sang thế hệ khác
Câu 4: Theo quan niệm hiện tại,thực chất của tiến hóa nhỏ:
A. Là quá trình hình thành loài mới
B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hóa trên loài
C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể
Câu 5: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
D. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Câu 6 : Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các
A. Kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. Kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên,
C. Gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn-lọc tự nhiên.
D. Alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp cho chọn lọc.
Câu 7: Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện
trong quần thể giao phối?
A. Vì gen có cấu trúc kém bền vững
B. Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân
C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn
D. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn
Câu 8 : Nếu một alen trội bị đột biến thành alen lặn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
thì alen đó
A. có thể bị chọn lọc tự nhiên đào thải ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.
B. có thể được tổ hợp với alen trội để tạo nên thể đột biến
C. không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
D. có thể được phát tán, nhân rộng ra trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
Câu 9 : Nhân tố nào dưới đây làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi theo
hướng xác định?
A. Quá trình đột biến B. Quá trình chọn lọc tự nhiên

C. Biến động di truyền
Câu 10: Kết quả của chọn lọc quần thể là
D. Quá trình giao phối

A. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn tự vệ, sinh
sản, đảm bảo sự tồn tại phát triển của những quần thể thích nghi nhất.
B. làm tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi một cách đột ngột,
C. làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống
sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của cá thể.
Câu 11 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. Đào thải biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
B. Phân hóa khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Phân hóa khả năng sổng sót của những cá thể có kiểu gen thích nghi nhất.
D. Phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
Câu 12 :Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi
nhanh nhất khi
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
C. quần thể được cách li với các quần thể khác.
D.
tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
Câu 13: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di
truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1.
F
2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.
F
4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.
F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.
F
3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.

Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối
với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 14 : Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di
truyền ở các thế hệ như sau:

Thế hệ Thành phần kiểu gen
AA Aa aa
P 0,5 0,3 0,2
F1 0,45 0,25 0,3
F2 0,4 0,2 0,4
F3 0,3 0,15 0,55
F4 0,15 0,1 0,75

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cặp gen dị hợp và đồng hợp lặn
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp
Câu 15 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được
kết quả như sau:

Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
F1 0,36 0,48 0,16
F2 0,36 0,48 0,16
F3 0,4 0,2 0,4
F4 0,25 0,5 0,25
F5 0,25 0,5 0,25


Nhiều khả năng, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 117 SGK, đọc trước bài 28.
- Thế nào là loài sinh học ?
- Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải
thích.
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm loài sinh học
+ Nhóm 2: Tìm hiểu: Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới nhất - CV5512 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống