Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, Hs phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được mqh dinh dưỡng: chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng.
- Nêu được các tháp sinh thái.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tế cuộc sống (biết lập sơ đồ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn)
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC
1. tích hợp kĩ năng sống:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
và tháp sinh thái
- Kỹ năng quàn lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
2. Tích hợp bảo vệ môi trường
-Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sv thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn
,đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong qx.
-Nâng cao ý thức bảo vệ mt thiên nhiên và đv,tv.
III.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hình 43.1 - 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
CH: Thế nào là hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của
một tổ chức sống?
CH: Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có gì giống nhau và khác nhau?
2.Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
*Hoạt động 1: TĐC trong qxsv -Gv(tb): trao đổi vật chất trong HST bao gồm: TĐC trong phạm vi QX và giữa QXSV với sinh cảnh của nó. -Gv: nêu Vd y/c Hs nhận xét + Đặc điểm của mỗi loài trong chuỗi thức ăn? + Quan hệ của các loài sv trong chuỗi thức ăn? Chuỗi thức ăn là gì? -GV: Hướng dẫn HS cách lập sơ đồ chuỗi TĂ -Gv: Có mấy loại chuỗi thức ăn? VD minh họa? Thành phần loài trong mỗi loại chuỗi thức ăn? -Gv: Tại sao chuỗi TĂ không quá dài? -Gv: y/c Hs qs hình 43.1 SGK Thảo luận: + Viết các chuỗi thức ăn có trong quần xã? |
I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật 1. Chuỗi thức ăn * VD: + Cỏ châu chấu Ếch Rắn + Chất mùn bã Giun đất Gà Cáo * Chuỗi thức ăn: lµ mét d·y gåm nhiều loài sv có quan hệ dinh dưỡng víi nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong 1 chuỗi, 1 mắt xích vừa sử dụng mắt xích phía trước làm thức ăn, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. - Có 2 loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SVSX (sv tự dg): Sinh vật tự dưỡng động vật ăn sinh vật tự dưỡng động vật ăn động vật. + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải (sv ăn mùn bã hữu cơ): Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ ĐV ăn sinh vật phân giải ĐV ăn động vật. 2. Lưới thức ăn - Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung. - QXSV càng đa dạng về thành phần loài lưới thức ăn càng phức tạp. |
+ Xác định các loài sv có trong nhiều CTĂ? Kết luận về vị trí của loài sv trong QXSV? Thế nào là lưới thức ăn? -Gv: Lập lưới TĂ của 1 ao cá? *Lưu ý: khi xd 1 LTA, ko nên chọn những lưới t/a quá phức tạp, có quá nhiều mắt xích. HS: Mục I.3, hình 43.1-2 SGK -Gv(*): Thế nào là bậc dinh dưỡng? + Phân biệt các bậc dinh dưỡng trong LTĂ? + Chỉ ra các loài trong mỗi bậc dinh dưỡng (cấp 1, cấp 2...) trong hình 43.1 SGK? - VD về tên các sinh vật trong mỗi bậc dinh dưỡng ở 1 QXSV địa phương? - Gv: y/c Hs trả lời lệnh trong Sgk/193: Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ cái a, b, c … trong hình 43.2 *Hoạt động 2: tháp ST -Gv: nêu Vd (hình 43.3 SGK) Thảo luận: So sánh độ lớn của các bậc dinh dưỡng? Tại sao độ lớn các bậc dinh dưỡng lại không bằng nhau? -Gv(tb): Độ lớn các bậc dinh dưỡng không bằng nhau. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số cá thể, sinh khối hoặc năng lượng. -Gv: Có mấy loại tháp sinh thái? Phân biệt các loại tháp sinh thái? -Gv(bs): mỗi loại tháp có ưu và nhược điểm: |
3. Bậc dinh dưỡng - Bậc dinh dưỡng: Là những loài cùng mức năng lượng và sd thức ăn cùng mức nl trong lưới TĂ (hoặc chuỗi t/a). - Có nhiều bậc dinh dưỡng: Cấp 1 (SVSX) cấp 2 (SV tiêu thụ bậc 1) cấp 3 (SV tiêu thụ bậc 2) ... cấp n. II. Tháp sinh thái - Tháp sinh thái: bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau (mỗi hình là 1 bậc dinh dưỡng), các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dg ở từng bậc và toàn bộ qx. - Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, sinh khối và năng lượng . + Tháp số lượng: xd dựa trên sl cá thể sv ở mỗi bậc d2. |
+ Tháp sl dễ xd song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dg khác nhau, ko đồng nhất nên việc so sánh ko chính xác. + Tháp sinh khối có g/trị cao hơn tháp sl.. Do mỗi bậc d2 đều đc biểu thị bằng sl chất sống, nên phần nào có thể so sánh đc các bặc d2 với nhau. Tuy nhiên tháp SK cũng có nhiều nhược điểm: tp hóa học và g/trị nl của chất sống trong các bậc d2 là khác nhau. TSK ko chú ý tới y/tố t/gian trong việc tích lũy sinh khối ở mỗi bậc d2. + Tháp nl là loại tháp hoàn thiện nhất. Tuy nhiên xd tháp nl khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công thức, t/g. |
+ Tháp sinh khối: xd dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sv trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dg. + Tháp năng lượng: đc xd dựa trên số năng lượng được tích lũy trên 1 đvị thể tích hay diện tích, trong 1 đvị thời gian ở mỗi bậc dinh dg. |
3. Củng cố: gv yêu cầu học sinh liệt kê các chuổi thức ăn trong hình 43.1, sau
đó viết lại thành lưới thức ăn. Xác định bậc dinh dưỡng.
4 .Dặn dò:
- Học bài cũ và làm bài tập 1-4 trang 194.
- Chuẩn bị bài 44.