Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất

Tải xuống 12 2.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                       BÀI 29. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (2T)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-
Nêu khái niệm cách li địa lí và vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành
loài
- Giải thích được sự cách li địa lí dẫn đến sự phân hoá vốn gen giữa các QT như thế
nào. Giải thích được tại sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành
loài và tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có các loài đặc hữu.
- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn tới hình thành loài
mới ntn
- Biết được tại sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng
như các giống cây trồng nguyên thuỷ.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình, kĩ năng so sánh khái quát, tổng hợp, Kĩ
năng làm việc độc lập với SGK.
3.Thái độ:
- Thấy được vấn đề loài xuất hiện và tiến hoá như thế nào và chỉ dưới ánh sáng sinh
học hiện đại mới được quan niệm và giải quyết đúng đắn.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí.
- Quá trình hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái; lai xa và đa đội
hóa.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực tự học - Tóm tắt SGK chuẩn bị nội dung phiếu học tập.

 

2 Năng lực giao
tiếp
- thông qua thảo luận nhóm.
3 NL giải quyết
vấn đề
- Thu nhận và xử lí thông tin về quá trình hình thành loài mới
khác khu vực địa lí.
4 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- thuyết minh trả lời phiếu học tập.
5 Năng lực tư duy - Phân tích được vai trò của các nhân tố tiến hóa, cách li địa
lí trong quá trình tiến hóa.
6 NL nghiên cứu
khoa học
- Quan sát, tìm mối liên hệ giữa cá nhân tố tiến hóa và thế
giới sinh vật

II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
-
Một số hình ảnh liên quan đến bài dạy
Phiếu học tập 1:
-
Trình bày KN cách li địa lí?
- Cách li địa lí có vai trò ntn? Cách li địa lí có phải là tác nhân chính dẫn tới hình
thành loài mới hay không? giải thích?
- quan sát H29 SGK Giải thích quá trình hình thành loài
- Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra với những loài có đặc điểm
ntn?
- Người ta cho rằng “ Quần đảo là phòng thí nghiệm sống cho ng/c hình thành loài”
Hãy giải thích?
- Tại sao nói rằng các đảo thường hay có loài đặc hữu?
- Có phải sự cách li địa lí hay nói cách khác là sự hình thành các QT và các đặc
điểm thích nghi nhất thiết dẫn tới hình thành loài mới hay không? VD?
Phiếu học tập 2: Hình thành loài bằng cách li tập tính
- Đọc VD SGK. Cho biết VD trên minh hoạ điều gì? Giải thích?
- Từ ví dụ đó có thể rút ra kết luận gì về quá trình hình loài ?
- Cho biết vai trò của các nhân tố tiến hóa trong quá trình hình thành loài trên?
Phiếu học tập 3: Hình thành loài bằng cách li sinh thái
- Tại sao các nòi ở bãi bồi sông không giao phối với các nòi tương ứng ở phía
trong bờ sông?
- Cách li địa lí và cách li sinh thái có liên quan với nhau không? hình thành
loài bằng con đường nào là phổ biến?
- Con đường này thích hợp với những nhóm SV nào? Cho ví dụ.
Phiếu học tập 4: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa.
- Lai xa là gì? Lai xa gặp những trở ngại gì?
- Vì sao cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản?
- Với những con lai có khả năng sinh sản vô tính hoặc ĐV trinh sản thì chúng có
thể tạo được nên loài mới hay không?
- Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì?
- Tại sao sự đa bội hoá khắc phục được trở ngại đó? Người ta tiến hành ntn?
- Vì sao hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá là con đường phổ biến ở TV
bậc cao, nhưng rất ít gặp ở ĐV?
- Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được đa bội hoá đã được xem là sự xuất hiện loài
mới hay chưa? Tại sao?
2. Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo phân công của GV.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra,
đánh giá

Cấp độ
Tên
Bài học
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp
độ
cao
Quá
trình
hình
thành
loài
- Nêu khái niệm
cách li địa lí và vai
trò của cách li địa lí
trong quá trình hình
thành loài
Giải thích được sự cách li địa lí dẫn
đến sự phân hoá vốn gen giữa các
QT như thế nào. Giải thích được tại
sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng
cho quá trình hình thành loài và tại
sao ở các đảo giữa đại dương lại
hay có các loài đặc hữu.
- Nêu
các ví dụ về
hình thành
loài theo
khác khu
vực địa lí.
-

 

- Nêu được quá trình
hình thành loài bằng
con đường lai xa và
đa bội hoá
- Nêu được
cách li về tập tính và
cách li sinh thái dẫn
tới hình thành loài
mới ntn
- Giải thích tại sao lai xa và đa bội
hóa dẫn đến hình thành loài mới.
- Giải thích vai trò của các nhân tố
sinh thái trong quá trình hình thành
loài mới.
- Nêu được
ví dụ về quá
trình hình
thành loài
bằng con
đường lai xa
và đa bội
hoá
- Nêu được
ví dụ về quá
trình hình
thành loài
cách li về tập
tính và cách
li sinh thái
-

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ:
Loài sinh học là gì? Nêu các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc?
3) Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1.
Tình huống xuất phát
( mức độ 2)
Từ loài cũ ban đầu hình thành nên các loài mới bằng những con đường nào?
1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề mà bằng kiến thức cũ chưa lí giải đầy đủ
hết.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân

4. Phương tiện dạy học: SGK, internet, phiếu học tập ...
5. Sản phẩm: Dự kiến HS nêu được:
- do sự trở ngại về địa lí …
Chưa giải thích được vì sao?
Nội dung hoạt động 1 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
cách li địa lí và vai trò của cách
li địa lí trong quá trình hình
thành loài?
Suy nghĩ tìm câu trả lời
Thực hiện nhiệm
vụ
Gợi ý, hướng dẫn Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Gọi HS trả lời Cá nhân trả lời
Đánh giá kết quả Nhận xét câu trả lời của HS,
chuyển ý vào bài.
HS muốn biết cách li địa
lí và vai trò của cách li
địa lí trong quá trình
hình thành loài?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu Hình thành loài khác khu vực địa lí.
1. Mục tiêu: Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập, câu hỏi
5. Sản phẩm: Dự kiến HS hoàn thành cơ bản nội dung của phiếu học tập:
Nội dung hoạt động 2 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
phát phiếu học tập số 1cho
mỗi nhóm
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm
vụ
GV quan sát, theo dõi các nhóm
hoạt động, chủ động phát hiện
những học sinh khó khăn để giúp
Suy nghĩ, thảo luận

 

đỡ;khuyến khích học sinh hợp
tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành
Báo cáo kết quả Mỗi nhóm lần lượt trả lời 1 câu
trong PHT
Các nhóm trả lời
Đánh giá kết quả tổng hợp nhận xét đánh giá và
đưa ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn
thiện nội dung

Chuẩn kiến thức:
I.Hình thành loài khác khu vực địa lí.
1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
a. KN: Cách li đại lí là những trở ngại
địa lí như sông, núi, biển...ngăn cản các cá
thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau
b. Vai trò:
- Do sống trong các điều kiện địa lí khác nhau nên CLTN sẽ làm thay đổi tần số alen
của các quần thể cách li theo những cách khác nhau.
- Các nhân tố tiến hoá: các yếu tố ngẫu nhiên, ĐB, giao phối, các yếu tố không ngẫu
nhiên cũng góp phần tạo nên sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể.
- Sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể cách li, được duy trì mà không bị xoá
nhoà bởi các QT cách li đã không trao đổi vốn gen cho nhau. Sự sai khác đó đến 1
lúc nào đó có thể dẫn đến cách li tập tính, cách li mùa vụ và cách li sinh sản làm xuất
hiện loài mới.
*Lưu ý:
- Cách li địa lí xẩy ra với loài có khả năng phát tán mạnh
- Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra 1 cách chậm chạp qua nhiều
dạng trung gian chuyển tiếp.
* Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hình thành loài cùng khu vực địa lí.
1. Mục tiêu: Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh sản.
Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập, câu hỏi

5. Sản phẩm: Dự kiến HS hoàn thành cơ bản nội dung của phiếu học tập:
Nội dung hoạt động 3 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
phát phiếu học tập số 2,3,4,5
cho mỗi nhóm
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm
vụ
GV quan sát, theo dõi các nhóm
hoạt động, chủ động phát hiện
những học sinh khó khăn để giúp
đỡ;khuyến khích học sinh hợp
tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành
Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Mỗi nhóm lần lượt trả lời các
PHT
Các nhóm trả lời
Đánh giá kết quả tổng hợp nhận xét đánh giá và
đưa ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn
thiện nội dung

Chuẩn kiến thức:
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí:
1.Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh sản.
a.Hình thành loài bằng cách li tập tín-
- VD: SGK
* Các cá thể của 1 QT do ĐB có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên
quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo
nên QT cách li với QT gốc. Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có
lựa chọn) và các nhân tố tiến hoá tác động dẫn đến cách li sinh sản và dần sẽ hình
thành loài mới.
b. hình thành loài bằng cách li sinh thái:
* VD1: G/S lúc đầu ở phía trong bờ sông có cá QT cỏ này sinh sống -> nhưng vào
mùa khô sông hình thành lên những bãi bồi nên các QT cỏ này phát tán từ phía trong
bờ sông ra bãi bồi ( rất ít sai khác về đặc điểm hình thái so với QT tương ứng ở phía
trong bờ sông)
- Sau 1 thời gian các QT cỏ ở bãi bồi sông xuất hiện một số dạng mới, có đặc điểm:
ST và PT muộn (cuối tháng năm - đầu tháng 6) tương ứng với thời điểm kết thúc

mùa lũ hàng năm và ra hoa kết hạt trước khi lũ về ( ĐB)
* VD
2: SGK
- Hai QT cùng 1 loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì
lâu dần các nhân tố tiến hoá tác động làm phân hoá vốn gen của 2 QT đến 1 lúc nào
đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.
2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá:
* KN:
Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.
- Tuy nhiên trong trường hợp cây sinh sản vô tính hoặc ĐV trinh sản lại có thể hình
thành loài mới bằng lai xa.
- Đa bội hoá hay còn gọi là song nhị bội là trường hợp con lai khác loài được đột
biến làm nhân đôi toàn bộ bộ NST.
- Loài mới được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hoá có bộ NST lưỡng bội của cả
loài bố và mẹ nên chúng giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ.
*KL: Loài mới kghông xuất hiện với 1 ĐB mà thường là sự tích luỹ 1 tổ hợp nhiều
ĐB. Loài mới không xuất hiện với 1 cá thể duy nhất mà là 1 QT hay 1 nhóm QT
tồn tại phát triển như là 1 khâu trong HST, đứng vững qua thời gian díi t¸c dông
cña CLTN
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4:
(Luyện tập) Trả lời các câu hỏi
1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi liên
quan đến các con đường hình thành Loài
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, câu hỏi.
5. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
- Nêu được cơ chế hình thành loài khác khu vực địa lí, cùng khu vực địa lí

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi Vận dụng kiến thức vừa học trả lời
nhanh

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động 5: Giải quyết các vấn đề thực tế.
1. Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống bảo
vệ phát triển hệ sinh thái bền vững.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
5. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
MĐ 1:
Câu 1:
Do các trở ngại địa lí, từ một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần
thể cách li với nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá làm phân hoá vốn gen của các quần
thể này đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành.
Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường
A. cách li sinh thái. B. cách li tập tính. C. lai xa và đa bội hoá.
D. cách li địa lí.
Câu 2: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai
trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 3: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các
đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu
xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy
nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn
sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con.
Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều
kiện tự nhiên?
A. Cách li cơ học. B. Cách li địa lí. C. Cách li sinh thái. D. Cách li tập
tính.

Câu 4: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài
mới
A. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động
vật có khả năng phát tán mạnh.
B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ
gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
C. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
D. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
MĐ 2:
Câu 5:
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới,
phát biểu nào sau
đây
không đúng?
A.Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển
tiếp.
B.Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối
với nhau.
C.Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần
thể theo một hướng xác định.
D.Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
Câu 6. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng

A. Thực vật
di chuyển xa
B. Thực vật và động vật có khả năng

 

C. Động vật
năng di chuyển
D. Thực vật và động vật ít có khả

Câu 7. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc
trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của
đảo qua thời gian dài
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi
khác

C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài
đặc trưng
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự
nhau
Câu 8: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài
mới.
C. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
Câu 9: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí.
B. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh
nhất.
C. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu
nhiên.
D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật.
MĐ 3:
Câu 10:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình
thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra ưong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực
địa lí.
Đ
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. Đ
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. Đ
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Đ
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 11: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh,
một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến
giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành
nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai
ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn

gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài
mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới
A. bằng cách li địa lí. B. bằng tự đa bội. C. bằng lai xa và đa bội hoá. D.
bằng cách li sinh thái.
Câu 12: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ
yếu là do
A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi
nhiễm sắc thể.
B. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
C. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự
phát sinh
giao tử.
D. số lượng gen của hai loài không bằng nhau.
Hướng dẫn về nhà :Trả lời câu hỏi SGK + Đọc bài tiếp theo

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống