Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 28: Loài mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 28: LOÀI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giải thích được khái niệm loài sinh học (ưu và nhược) theo quan niệm của Mayơ
- Nêu các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc. Nêu và giải thích được các cơ
chế cách li trước và sau hợp tử.
- Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá kiến thức thông qua thiết lập sơ đồ mqh
giữa các nhân tố tiến hoá.
3.Thái độ:
- Thấy được vấn đề loài xuất hiện và tiến hoá như thế nào và chỉ dưới ánh sáng sinh
học hiện đại mới được quan niệm và giải quyết đúng đắn.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Khái niệm loài, các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc và các cơ chế
cách li
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:
TT | Năng lực | Các kỹ năng |
1 | Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề |
- Tóm tắt SGK nêu được các nội dung cơ bản của học thuyết. Vận dụng giải thích các hiện tượng liên quan. |
3 | NL thu nhận và xử lí thông tin. |
- Thu nhận và xử lí thông tin các nhân tó tiến hóa. |
4 | Năng lực sử dụng ngôn ngữ |
- thông qua, thuyết minh về học thuyết. |
5 | Năng lực tư duy | - Phân biệt được tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ; các nhân tố tiến hóa cơ bản. phân biệt CLTN theo đacuyn và theo quan niệm hiện đại. |
6 | NL nghiên cứu khoa học |
- Quan sát, tìm mối liên hệ giữa cá nhân tố tiến hóa và thế giới sinh vật |
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
Phiếu học tập số 1:
- Đơn vị tổ chức cơ bản của sinh giới là gì?
- Thế nào là loài sinh học?
- Quan sát một số mẫu vật và hình ảnh cho biết các tiêu chuẩn để phân biệt 2
loài thân thuộc? Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp?
- Nếu chỉ dựa vào tiêu chuẩn hình thái để phân biệt 2 loài thì có chính xác
không? Tại sao?
- Tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt 2 loài sinh sản hữu tính? Đối với
VSV nên dung tiêu chuẩn nào?
Phiếu học tập số 2:
Phiếu học tập: Các cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài
Nội dung | Khái niệm | Các kiểu cách li | Đặc điểm |
Ví dụ |
Cách li trước hợp tử |
Cách li nơi ở | |||
Cách li tập tính | ||||
Cách li thời gian | ||||
Cách li cơ học | ||||
Giao tử bị chết | ||||
Cách li sau hợp tử |
Hợp tử bị chết | |||
Con lai giảm khả năng sống | ||||
Con lai không có khả năng sinh sản |
||||
Vai trò của cơ |
chế cách li |
2. Chuẩn bị của HS: một số mẫu thực vật của các loài thân thuộc: Rau dền
gai, dền cơm, đền tía. Cải cay, cải ngọt...
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra,
đánh giá
Cấp độ Tên Bài học |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao |
|||
loài | - Nêu được khái niệm loài sinh học (ưu và nhược) theo quan niệm của Mayơ - Nêu các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc. Nêu và giải thích được các cơ chế cách li trước và sau hợp tử. |
- Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá |
- Nêu được ví dụ các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc - Nêu được ví dụ các cơ chế cách li trước và sau hợp tử |
- |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ:
Nêu các nhân tố tiến hóa? Vai trò? Nhân tố nào là quan trọng nhất?
3) Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1.
Tình huống xuất phát ( mức độ 2)
Nếu chỉ dựa vào tiêu chuẩn hình thái để phân biệt 2 loài thì có chính xác
không? Tại sao?
1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề mà bằng kiến thức cũ chưa lí giải đầy đủ
hết.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, internet, mẫu thật ...
5. Sản phẩm: Dự kiến HS nêu được:
- Chưa chính xác
Chưa giải thích được vì sao?
Nội dung hoạt động 1 :
Bước | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
Nếu chỉ dựa vào tiêu chuẩn hình thái để phân biệt 2 loài thì có chính xác không? Tại sao? |
Suy nghĩ tìm câu trả lời |
Thực hiện nhiệm vụ |
Gợi ý, hướng dẫn | Suy nghĩ, thảo luận |
Báo cáo kết quả | Gọi HS trả lời | Cá nhân trả lời |
Đánh giá kết quả | Nhận xét câu trả lời của HS, chuyển ý vào bài. |
HS muốn biết các tiêu chí để phân biệt 2 loài thân thuộc? |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu Khái niệm Loài sinh học.
1. Mục tiêu: Khái niệm Loài, các tiêu chí phân biệt 2 loài thân thuộc?.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập, câu hỏi
5. Sản phẩm: Dự kiến HS hoàn thành cơ bản nội dung của phiếu học tập:
Nội dung hoạt động 2 :
Bước | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
phát phiếu học tập số 1cho mỗi nhóm |
Tiếp nhận nhiệm vụ |
Thực hiện nhiệm vụ |
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn |
Suy nghĩ, thảo luận |
để giúp đỡ;khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành |
||
Báo cáo kết quả | Mỗi nhóm lần lượt trả lời 1 câu trong PHT |
Các nhóm trả lời |
Đánh giá kết quả | tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. |
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung |
Chuẩn kiến thức:
I.Khái niệm loài sinh học:
1. Khái niệm:
- Loài giao phối là một QT hoặc nhóm quần thể:
+ Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lý.
+ Có khu phân bố xác định
+ các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức
sống có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
2. Tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc:
- Các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc :
+ Tiêu chuẩn hình thái : Các cá thể của cùng một loài có chung một hệ tính trạng
hình thái giống nhau. Trái lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái.
+ Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái : Hai loài có khu phân bố riêng biệt.Hai loài có khu
phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn sẽ rất khó phân biệt.
+ Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hoá : Dựa vào sự khác nhau trong cấu trúc và tính chất
của ADN và prôtêin để phân biệt.
Những loài càng thân thuộc thì sự sai khác trong cấu trúc ADN và prôtêin càng ít.
+ Tiêu chuẩn cách li sinh sản : Giữa hai loài có sự cách li sinh sản (các cá thể
không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng sinh ra con không có khả năng
sinh sản hữu tính - bất thụ).
Hoạt động 3: Tìm hiểu Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.
1. Mục tiêu: Nắm được cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử?.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập, câu hỏi
5. Sản phẩm: Dự kiến HS hoàn thành cơ bản nội dung của phiếu học tập:
Nội dung hoạt động 3 :
Bước | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
phát phiếu học tập số 2 cho mỗi nhóm |
Tiếp nhận nhiệm vụ |
Thực hiện nhiệm vụ |
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ;khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành |
Suy nghĩ, thảo luận |
Báo cáo kết quả | Mỗi nhóm lần lượt trả lời 1 câu trong PHT |
Các nhóm trả lời |
Đánh giá kết quả | tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. |
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung |
Chuẩn kiến thức:
II.Các cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài.
Nội dung |
Khái niệm |
Các kiểu |
Đặc điểm | Ví dụ |
Cách li trước |
Là các trở ngại trên cơ |
Cách li nơi ở |
Sống cùng khu vực địa lí, sinh cảnh khác nhau nên |
1 số loài cá sông quen sống trong bùn, hạn chế giao phối với loài khác. |
hợp tử |
thể SV (Trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau |
không thể giao phối | ||
Cách li tập tính |
Mỗi loài có tập tính giao phối riêng nên không giao phối với nhau |
VD :Ruồi giấm - Con đực làm quen với con cái từ phía sau để giao phối - Con đực cong đuôi phun tín hiệu hoá học nên mình con cái để dụ rỗ. (VD ở mục em có biết) |
||
Cách li thời gian |
Thời gian sinh sản vào mùa khác nhau nên không có ĐK giao phối với nhau |
Mao lương | ||
Cách li cơ học |
Cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau |
- Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau-> hạt phấn cây này không thể thụ phấn cho hoa của loài khác. |
||
Giao tử bị chết |
Tinh trùng không có khả năng sống trong âm đạo của của con cái khác loài. |
- Tinh trùng Ngỗng không sống được trong âm đạo của vịt |
||
Cách li sau hợp tử |
Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc con lai |
Hợp tử bị chết |
Tạo được hợp tử nhưng hợp tử bị chết |
- Lai cừu với dê |
Con lai giảm khả năng sống |
Con lai chết ngay khi lọt lòng hoặc chết trước tuổi trưởng thành |
Lai Zanschnericanavowis với Zseptentrionelis tất cả cây lai F1 khoẻ, F2 lùn , mọc chậm, dễ nhiễm bệnh |
||
Con lai | Con lai khác loài | Lai lừa và ngựa |
hữu thụ | không có khả năng sinh sản |
quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại do không tương hợp 2 bộ NST của Bố mẹ |
Vai trò cơ chế cách li |
Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng |
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: (Luyện tập) Trả lời các câu hỏi
1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi liên
quan đến Loài và các dấu hiệu phân biệt các loài
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, câu hỏi.
5. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
- Nêu được các tiêu chí phân biệt 2 loài thân thuộc
- Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá.
- Phân biệt được các ví dụ
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi | Vận dụng kiến thức vừa học trả lời nhanh |
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động 4: Giải quyết các vấn đề thực tế.
1. Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về các nhân tố tiến hóa để giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống bảo vệ phát triển hệ sinh thái bền vững.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
5. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
MĐ 1:
Câu 1: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?
A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển
thành con lai.
B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với
nhau.
C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với
nhau.
Câu 2: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập
tính có đặc điểm:
A. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau
nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng
nên chúng thường không giao phối với nhau.
C. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có
họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối
với nhau.
D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh
sản khác nhau nên
chúng không thể giao phối
với nhau.
Câu 3: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. C. ngăn cản sự thụ tinh
tạo thành hợp tử.
B. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát
triển thành con lai.
MĐ 2:
Câu 4: Cho một số hiện tượng sau:
(1). Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân
bố ở Trung Á.
(2). Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết
ngay.
(3). Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4). Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này
thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (1), (4). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (2).
Câu 5: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau
hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát
triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).
Hướng dẫn về nhà :Trả lời câu hỏi SGK + Đọc bài tiếp theo