Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 25: HỌC THUYẾT ĐACUYN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS nêu được luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa Đacuyn
- Nêu được những đóng góp và tồn tại của Đacuyn.
- So sánh được CLTN với CLNT theo quan điểm Đacuyn
2. Kĩ năng:Phát triển năng lực tư duy lí thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát)
3.Thái độ: Giáo dục tư tưởng đúng đắn cho học sinh có niềm tin vào khoa học .
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nội dung học thuyết Đacuyn.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:
TT | Năng lực | Các kỹ năng |
1 | Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề |
- Tóm tắt SGK nêu được các nội dung cơ bản của học thuyết. Vận dụng giai thích các hiện tượng liên quan. |
3 | NL thu nhận và xử lí thông tin. |
- Thu nhận và xử lí thông tin của nội dung học thuyết. |
4 | Năng lực sử dụng ngôn ngữ |
- Thuyết minh về học thuyết. |
5 | Năng lực tư duy | - Phân biệt được CLTN và CLNT |
6 | NL nghiên cứu khoa học |
- Quan sát, tìm mối liên hệ về nguồn gốc giữa các loài, giữa sinh vật và môi trường. giữa các luận điểm trong học thuyết. |
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
Phiếu học tập số 1: Nội dung học thuyết Đacuyn
- nguyên nhân tiến hóa
- cơ chế tiến hóa
- Hình thành các đặc điểm thích nghi
- Quá trình hình thành loài
- Chiều hướng tiến hóa
- Những đóng góp và hạn chế.
Phiếu học tập số 2:Phân biệt CLTN và CLNT
Chỉ tiêu | CLTN | CLNT |
Nội dung | ||
Động lực | ||
Kết quả | ||
Vai trò |
2. Chuẩn bị của HS: Đọc bài trước khi đến lớp.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra,
đánh giá
Cấp độ Tên Bài học |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao |
|||
Học thuyết Đacuyn |
- Nêu được luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa Đacuyn - Nêu được những đóng góp và tồn tại của |
- Phân biệt được CLTN với CLNT theo quan điểm Đacuyn - Khái quát hoá khi tìm hiểu về nguồn gốc chung |
- Lấy ví dụ minh họa cho chọn lọc tự nhiên và |
- |
Đacuyn | của các loài. | chọn lọc nhân tạo |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ (3’): Phân biệt cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự cho ví
dụ? nghiên cứu các bằng chứng tiến hóa có ý nghĩa gì?
3) Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1.
Tình huống xuất phát ( mức độ 2)
Thế giới sống của chúng ta hiện nay rất đa dạng và phong phú kết quả này
có được là do xuất hiện sẵn hay được hình thành và phát triển như thế nào?
1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề mà bằng kiến thức cũ chưa lí giải đầy đủ
hết.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh về thế giới sống, cây phát sinh...
5. Sản phẩm: Dự kiến HS nêu được:
- Từ 1 tổ tiên chung…
Chưa giải thích được chúng tiến hóa như thế nào?
Nội dung hoạt động 1 :
Bước | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
Thế giới sống được hình thành và phát triển như thế nào? |
Suy nghĩ tìm câu trả lời |
Thực hiện nhiệm vụ |
Gợi ý, hướng dẫn | Suy nghĩ, thảo luận |
Báo cáo kết quả | Gọi HS trả lời | Cá nhân trả lời |
Đánh giá kết quả | Nhận xét câu trả lời của HS, chuyển ý vào bài. |
HS muốn biết Thế giới sống được hình thành và phát triển như thế nào? |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu Học thuyết tiến hoá Đacuyn.
1. Mục tiêu: Nắm được nội dung học thuyết Đacuyn, phân biệt CLTN và CLNT.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập
5. Sản phẩm: Dự kiến HS hoàn thành cơ bản nội dung của phiếu học tập:
Nội dung hoạt động 2 :
Bước | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
phát phiếu học tập cho mỗi nhóm |
Tiếp nhận nhiệm vụ |
Thực hiện nhiệm vụ |
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ;khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành |
Suy nghĩ, thảo luận |
Báo cáo kết quả | Mỗi nhóm lần lượt trả lời 1 câu trong PHT |
Các nhóm trả lời |
Đánh giá kết quả | tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. |
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung |
Chuẩn kiến thức:
I. Nội dung học thuyết tiến hoá Đacuyn
Người Anh ( 1809 – 1882)
Nội dung | Thuyết tiến hoá của Đacuyn |
Nguyên nhân | - CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của SV |
tiến hoá | - Đấu tranh sinh tồn |
Cơ chế tiến hoá |
- CLTN (sự tích luỹ, DT các biến dị có lợi, đào thải các BD có hại) |
Sự hình thành đặc điểm thích nghi |
- BD phong phú, phát sinh vô hướng - Sự thích nghi đạt được thông qua sự đào thải những dạng kém thích nghi. |
Sự hình thành loài mới Chiều hướng tiến hoá |
- Loài mới được hình thành do sự sống sót, sinh sản ưu thế của những cá thể mang BD có lợi, dưới tác dụng của CLTN, từ 1 nguồn gốc chung. - Tiến hoá theo 3 hướng: ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức cơ thể ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. |
Tồn tại | - Chưa phân biệt được BD di truyền và không DT - Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh BD và cơ chế DT các biến dị Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và CLTN |
II. Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Các đặc điểm |
Chọn lọc tự nhiên | Chọn lọc nhân tạo |
Nội dung | Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. |
Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho con người. |
Động lực | Đấu tranh sinh tồn. | Nhu cầu và thị hiếu của con người |
Kết quả | Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. |
Mỗi giống vật nuôi hay cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người. |
Vai trò | Nhân tố chính qui định sự hình thành các đặc điểm thích nghi |
Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các |
trên cơ thể sinh vật. | giống vật nuôi, cây trồng. |
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: (Luyện tập) Trả lời các câu hỏi
1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi liên
quan đến nguồn gốc và chiều hướng tiến hóa của các loài theo quan điểm
Dacuyn.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, câu hỏi.
5. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
1. Trình bày nội dung học thuyết Dacuyn?
2. Phân biệt CLTN và CLNT?
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Yêu cầu HS trả lời câu 1, 2 | Vận dụng kiến thức vừa học trả lời nhanh |
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động 4: Giải quyết các vấn đề thực tế.
1. Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về nguyên nhân cơ chế và quá trình tiến hóa
của các loài để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống bảo vệ phát triển hệ sinh thái
bền vững.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
MĐ 1:
Câu 1.Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập
quán hoạt động.
Câu 2.Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải. |
B. dưới tác dụng của môi trường sống |
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một
nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 3.Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. MĐ 2: |
B. quần thể. | C. giao tử. | D. nhễm sắc thể. |
Câu 4: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy
định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá
thể
trong quần thể.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi
với môi trường.
Câu 5: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu
gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh
vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có
sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản.
D. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có
các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Hướng dẫn về nhà :Trả lời câu hỏi SGK + Đọc bài tiếp theo