Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất

Tải xuống 9 3.3 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

Bài giảng Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học

BÀI 21 : DI TRUYỀN Y HỌC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nêu được khái niệm chung về di truyền y học.
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của các
bệnh pheninkêtô niệu, hội chứng đao và ung thư.
- Rút ra được các biện pháp phòng ngừa, chữa trị bệnh ung thư.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, so sánh, khái quát tổng hợp
3.Thái độ:
- Hình thành niềm tin và say mê khoa học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Bệnh di truyền phân tử, bệnh do đột biến NST, bệnh ung thư.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực phát
hiện và giải
quyết vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu di truyền người, di truyền y học,
bảo vệ di truyền con người,giải thích các hiện tượng thực
tế.
3 NL thu nhận và
xử lí thông tin.
- Tìm hiểu các bệnh di truyền học người.
4 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- thông qua hoạt động nhóm, trao đổi bài, phát biểu
5 Năng lực tư duy - Từ các dấu hiệu bệnh đưa ra qui luật, cơ chế gây bệnh

 

6 NL nghiên cứu
khoa học
- Quan sát một số bệnh ở người đưa ra tiên đoán, hình thành
các giả thuyết khoa học.
7 Năng lực sử
dụng CNTT và
truyền thông
- Tìm hiểu các bệnh ở người qua các thông tin đại chúng,
trình chiếu các hình ảnh.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
-
Hình ảnh về các bệnh di truyền ở người.
- Các tài liệu tham khảo về di truyền người và các vấn đề xã hội của di truyền
học.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
-
Tìm hiểu khái niệm di truyền y học.
- Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, cách điều trị bệnh ung thư.
- Đề xuất giải pháp phòng ngừa bệnh ung thư.
- Nghiên cứu phần I và II trang 87, 88 sgk, kết hợp với những tài liệu tham khảo có
liên quan, hãy hoàn thành PHT

Bệnh di truyền Bệnh di truyền phân tử Hội chứng bệnh do đột
biến NST
Khái niệm
Cơ chế
Phương pháp hạn chế và
điều trị
Ví dụ

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh
giá

Nội
Dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Di truyền
y học
- Nắm được khái
niệm về:
+ Di truyền y
học người.
+ Bệnh di truyền
phân tử và hội
chứng bệnh do
đột biến NST.
- Biết được
thành tựu trong
việc hạn chế,
điều trị bệnh di
truyền.
- Biết được bệnh
ung thư là gì.
- Giải thích
được cơ chế của
các bệnh di
truyền phân tử,
hội chứng bệnh
liên quan đến
đột biến NST.
- Hiểu được cơ
chế xuất hiện
bệnh ung thư.
Phân biệt
được các bệnh
di truyền xuất
hiện trong
quần thể
người.
Lập được sơ
đồ phả hệ,
phân tích phả
hệ để xác
định quy luật
di truyền.

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1.
Tình huống xuất phát
Theo cảnh báo của tổ chức y tế thế giới Việt Nam là 1 trong những nước đến năm
2020 bệnh ung thư là đại dịch. Ung thư là gì?
(1) Mục tiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm:
? Nêu khái niệm di truyền y học

? Hãy nêu 1 số bệnh di truyền ở người
? Có thể chia các bệnh di truyền thành mấy nhóm dựa trên cấp độ nghiên cứu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Hãy nêu các bằng chứng chứng
minh con người cũng tuân theo các quy
luật di truyền và biến dị chung cho sinh
giới?
Gv: Dựa trên ví dụ học sinh đã đưa ra,
GV giúp học sinh phân biệt các nhóm
bệnh di truyền. Chỉ ra đâu là bệnh do
đột biến gen, đâu là bệnh do đột biến
NST, đâu không phải là bệnh di truyền.
Di truyền y học là gì?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về bệnh di truyền phân tử và hội chứng bệnh do ĐB
NST
(1) Mục tiêu:
- Biết được được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của các
bệnh pheninkêtô niệu, hội chứng đao
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Hiểu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của
các bệnh pheninkêtô niệu, hội chứng đao

Hoạt động của GV Hoạt động của
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động theo HS: Hoạt động nhóm và tìm kiếm

 

nhóm tìm hiểu về bệnh pheninketo –
niệu (nguyên nhân, cơ chế gây bệnh,
phương pháp chữa trị).
Gv: cho hs quan sát tranh hình 21.1?
- Hãy mô tả cơ chế phát sinh hội chứng
Đao?
- Đặc điểm cơ bản để nhận biết người
bị bệnh đao?
HS: Quan sát hình, hoạt động nhóm để
mô tả.
GV: HC đao thường có hiệu quả tuổi
mẹ, tuổi càng cao
cơ thể không còn
điều chỉnh chính xác quá trình sinh
học
dễ sinh giao tử ĐB ( không được
chọn lọc khi thụ tinh như giao tử của
bố). HC Đao là bệnh khá phổ biến nhất
trong các bệnh NST ở người. Do lượng
gen trên NST 21 tương đối ít, liều gen
thừa ra ít nghiêm trọng hơn nên bệnh
nhân cón sống được.
- Bước 3:
GV: Cho học sinh thảo luận theo cặp
đôi hoàn thành PHT số 1.
CH: Hội chứng bệnh là gì ?
GV: Bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
thông tin liên quan và đại diện nhóm
trình bày.
bệnh phêninkêtô- niệu
+ Người bình thường : gen tổng hợp
enzim chuyển hoá phêninalanin→
tirôzin
+Người bị bệnh : gen bị đột biến ko
tổng hợp đc enzim này nên
phêninalanin tích tụ trong máu đi lên
não đầu độc tế bào TK
- Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ →
cho ăn kiêng
HS: Đại diện nhóm trình bày.
HS: Thảo luận và hoàn thành PHT. Đại
diện nhóm lên trình bày.

Chuẩn kiến thức:
1. Bệnh di truyền phân tử
- Khái niệm
: Là những bệnh di truyền được n/c cơ chế gây bệnh ở mức phân tử -
Phần lớn do đột biến gen gây nên
* Ví dụ : bệnh phêninkêtô- niệu, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh máu khó đông.
bệnh phêninkêtô- niệu

+Người bình thường: tổng hợp được enzim chuyển hoá phêninalanin→ tirôzin
+Người bị bệnh : gen bị đột biến(lặn) không tổng hợp được enzim này nên
phêninalanin không được chuyển hóa → tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào
TK→ mất trí, điên...
- Chữa bện- phát hiện sớm ở trẻ → cho ăn kiêng
2.Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NST
- Đột biến ctrúc hay số lượng nst → liên quan đến rất nhiều gen gây ra hàng loạt tổn
thương cho người bệnh=> hội chứng bệnh.
* Ví dụ : hội chứng đao (3nst số 21) => cổ ngắn, gáy dẹt, má phệ, khe mắt xếch lưỡi
dày và dài, dị tật tim, si đần,....
- Cơ chế : (hs giải thích)
- Cách phòng bệnh : ko nên sinh con khi tuổi cao
* Hội chứng claiphentơ, tơcnơ, patau, etuot...
HOẠT ĐỘNG 3: BỆNH UNG THƯ
(1) Mục tiêu:
- Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của BỆNH UNG THƯ
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Hiểu được nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của bệnh ung
thư từ đó đưa ra cách phòng bệnh

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Yêu cầu hs nghiên cứu mục III, trả lời
các câu hỏi:
- Hãy cho một số ví dụ về bệnh ung thư
mà em biết?
Học sinh hoạt động cá nhân hoặc trao
đổi với nhau giải quyết vấn đề.

 

- Hiện nay bệnh ung thư đã có thuốc
chữa trị chưa?
- Nguyên nhân gây bệnh ung thư?
- Cơ chế hđ của tế bào ung thư ntn?
- Khối u là lành tính?

Chuẩn kiến thức
Bệnh ung thư
1. Khái niệm
: là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1
số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
U lành là các tế bào của nó không di căn vào máu.
U ác tín- khi các tế bào tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác trong cơ
thể tạo nhiều khối u khác nhau
2. Nguyên nhân, cơ chế : Các tia phóng xạ, hóa chất gây đột biến, hay virut gây đột
biến gen, đột biến NST => làm tb mất khả năng kiểm soát phân bào nên nó phân
chia liên tục thành khối u:
- Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng(tao các prôtêin tham gia điều hoà phân
bào), hoạt động của gen này (gen tiền ung thư) khi bị đột biến thì nó tổng hợp mạnh
hơn tạo ra nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá
mức, là đột biến gen trội trong tế bào sinh dưỡng nên không di truyền được.
- Các gen ức chế khối u các khối u không thể hình thành được., khi đột biến làm cho
gen mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư này xuất hiện, đây là đột
biến gen lặn như bệnh ung thư vú.
3. Cách điều trị :
-chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư
- Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành
* Nghiên cứu 2 nhóm gen kiểm soát phân bào để có định hướng với bệnh ung thư.
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4:
(Luyện tập) Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập
liên quan
đến di truyền học, di truyền phân tử, bệnh ung thư

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi và bài tập
1.Trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Đao
2.Nguyên nhân gây bệnh ung thư,cách phòng bệnh

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi 1, 2
. GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về di truyền học, một số bệnh di truyền từ đó
đưa ra cách phòng bệnh
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
E. Hướng dẫn học ở nhà
Trả lời câu hỏi trong SGK
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
MĐ 1:
Câu 1:
Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.
thường.
B. đột biến gen lặn nằm ở NST

 

C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.
trội nằm ở NST giới tính Y
D. đột biến gen

Câu 2: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do
A. các đột biến gen. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. tế bào bị đột biến xôma.
soát phân bào.
D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm

MĐ 2:
Câu 3:
Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài
người là gì?
A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.
B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa
của cơ thể.
C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến
gây ung thư.
D. Tất cả các giải pháp nêu trên.
Câu 4: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?

A. Ung thư máu           B. Đao 

C, Claiphento              D. Thiếu máu hình liềm

Câu 5: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở
mức phân tử.
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân
tử.
C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.
D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống