Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài giảng Sinh học 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
Bài 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người
- Nêu được một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Hiểu được vai trò của tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, so sánh, khái quát tổng hợp
3.Thái độ:
- Hình thành niềm tin vào khả năng di truyền y học hiện đại điều trị và làm
giảm hậu quả của 1 số bệnh di truyền ở người.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Di truyền y học tư vấn, vấn đề xã hội của di truyền học.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:
TT | Năng lực | Các kỹ năng |
1 | Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề |
- Bảo vệ di truyền con người, liên hệ các bênh thực tế có biện bán tư vấn.. |
3 | NL thu nhận và xử lí thông tin. |
- Tìm hiểu các bệnh di truyền học người. sơ đồ phả hệ và biện pháp nghiên cứu để tư vấn và bảo vệ vốn gen. |
4 | Năng lực sử dụng ngôn ngữ |
- thông qua hoạt động nhóm, trao đổi bài, phát biểu - Tư vấn di truyền. |
5 | Năng lực tư duy | - Từ các dấu hiệu bệnh đưa ra qui luật, cơ chế gây bệnh |
6 | NL nghiên cứu khoa học |
- Quan sát một số bệnh ở người lập sơ đồ phả hệ, xử lí và trình bày các số liệu quan sát phân tích được, đưa ra tiên đoán, hình thành các giả thuyết khoa học. |
7 | Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông |
- Tìm hiểu các bệnh ở người qua các thông tin đại chúng, trình chiếu các hình ảnh. |
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình ảnh về các bệnh di truyền ở người.
- Các tài liệu tham khảo về di truyền người và các vấn đề xã hội của di truyền
học.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức thực tế, hãy giải thích “gánh nặng di truyền”
của loài người là gì?
- Tìm hiểu các giải pháp để bảo vệ vốn gen và hạn chế “gánh nặng di truyền” của
loài người?
- Nêu các vấn đề xã hội của di truyền học hiện nay?
- Nghiên cứu phần I – SGK trang 92, 94 để hoàn thành nội dung phiếu học tập số
2:
Biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người |
Nội dung |
Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến |
* Biện pháp: |
Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh | * Tư vấn di truyền: - Nội dung: - Phương pháp: |
* Xét nghiệm trước sinh - Nội dung: - Phương pháp: |
Liệu pháp gen | Khái niệm: Biện pháp: Nguyên tắc: Quy trình tiến hành: |
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh
giá
Nội Dung |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học |
- Nắm được khái niệm về gánh nặng di truyền của loài người. - Nắm được các giải pháp bảo vệ vốn gen của loài người, hiểu về di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen. - Các vấn đề xã hội của di truyền học. |
Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. |
Giải thích được các vấn đề liên quan đến di truyền y học tư vấn, vấn đề xã hội của di truyền học. |
Vận dụng kiến thức về di truyền học để thực hiện công tác tư vấn di truyền. |
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát
Người ta sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người
trong giai đoạn sớm, trước sinh?
(1) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: hiểu được một số phương pháp để bảo về vốn gen, cách chuẩn đoán
bệnh di truyền sử dụng trong y học
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Có cách nào để hạn chế bớt gánh nặng di truyền để bảo vệ vốn gen của loài người giúp giảm bớt các bệnh di truyền? |
HS trao đổi , trả lời câu hỏi. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2 : Bảo vệ vốn gen của loài người
(1) Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu vốn gen của loài người
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Biết mục đích bảo vệ vốn gen loài người
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV nêu câu hỏi (hoặc phát PHT gồm các câu hỏi) ? Thế nào là gánh nặng di truyền cho loài người? ? Để bảo vệ vốn gen của loài người cần tiến hành những biện pháp gì? |
- HS thảo luận nhóm. |
? Việc sử dụng thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, chất khích thích sinh trưởng tác động đến môi trường như thế nào? Hậu quả gì đối với con người? ? Tư vấn di truyền là gì? ? Chuyên gia DT có thể biết được điều gì? (tiên đoán về khả năng mắc 1 bệnh, tật di truyền ở những đứa trẻ) ? Dựa vào cơ sở nào để các chuyên gia đưa ra tư vấn đúng? ? Cần làm gì để tránh việc sinh đứa con bị các khuyết tật DT? ? Xét nghiệm trước khi sinh có thể biết trước điều gì (khi thai đang thời kỳ sớm)? ▼QS hình 22 và rồi mô tả từng bước của pp chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai - Gv hướng dẫn. - GV nhận xét, kết luận. * GV kiểm tra kiến thức bài 20 nhắc lại các bước của công nghệ gen, đọc mục I.3 ? Liệu pháp gen là gì? ? Quy trình liệu pháp gen gồm mấy bước - sdụng virut sống trong ct người (đã loại gen gây bệnh) làm thể truyền, nó mang gen lành vào để thay gen bệnh |
- HS trả lời, nhận xét lẫn nhau |
Chuẩn kiến thức:
I. Bảo vệ vốn gen của loài người
- Gánh nặng DT: là sự tồn tại trong vốn gen của qt người các đb gen(gây chết, nữa
gây chết...) được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến
- Trồng cây, bảo vệ rừng, phòng chống ÔNMT
2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
- Tư vấn di truyền: Chuyên gia di truyền đưa ra lời khuyên có nên kết hôn với nhau
không; sinh con tiếp theo không, chạy chữa ntn cho đứa trẻ...
- Xét nghiệm trước sinh : xét nghiệm phân tích NST,ADN, chỉ tiêu hóa sinh => biết
trước thai nhi có bị bệnh di truyền hay ko phá thai hoặc chạy chữa ntn cho đứa
trẻ.
Phương pháp :
+ chọc dò dịch ối
+ sinh thiết tua nhau thai
3. Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai
- Là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành và đưa bổ sung các
gen lành vào cơ thể người bệnh.
- MĐ : Hồi phục chức năng bình thường của tế bào hay mô, Khác phục sai hỏng di
truyền, thêm chức năng mới cho tế bào.
- Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen
- Quy trình : SGK
- Một số khó khăn gặp phải : vi rut có thể gây hư hỏng các gen khác (ko chèn gen
lành vào vị trí của gen vốn có trên NST )
Tóm lại : Để hạn chế bớt gánh nặng di truyền, để bảo vệ vốn gen của loài người
cần tiến hành một số phương pháp : Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân đột
biến, tư vấn di truyền để sàng lọc trước khi sinh, thực hiện liệu pháp gen.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu 1 số vấn đề xã hội của di truyền học
(1) Mục tiêu: hs biết được một số vấn đề xã hội của di truyền y học
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Nắm được nguyên nhân ,phòng tránh AIDS, tác động xã hội của
việc giải mã di truyền người, hệ số thông minh
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Gv nêu vấn đề : những thành tựu của di truyền học có mang đến những lo ngại nào cho con người ko? Gv :Có thể nêu ví dụ về cách đo chỉ số IQ. Gv: Kiểm tra lại kiến thức đã học ở lớp 10 về HIV/AIDS CH: Di truyền học có biện pháp gì để ngăn chặn đại dịch AIDS? |
Hs: Đọc mục II sgk nêu ý kiến về vấn đề này HS: Trả lời. |
Chuẩn kiến thức:
Một số vấn đề xã hội của di truyền học:
1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người
Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại, cũng làm xuất hiện
nhiều vấn đề tâm lý xã hội
2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
- Phát tán gen kháng thuốc sang vi sinh vật gây bệnh.
- An toàn sức khoẻ cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen
- Vấn đề con người có tạo ra người nhân bản hay không.
3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
a. Hệ số thông minh ( IQ): Được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích
hợp có độ khó tăng dần
b. Khả năng trí tuệ và sự di truyền: Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả
năng trí tuệ
4.Di truyền học với bệnh AIDS:
Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm
hạn chế sự phát triển của virut HIV.
VD: Cải biến về mặt di truyền của 1 chủng vi khuẩn mà nó thường hiện diện trong
cơ thể người đẻ kích hoạt cho chủng VK này tạo ra protein có thể ngăn cản VR HIV
từ các dòng tế bào đang bị xâm nhiễm.
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4: Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập
liên quan
đến việc bảo vệ vốn gen loài người ,DT học đối với xã hội
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi và bài tập
1. Để bảo vệ vốn gen của loài người cần có biện pháp gì?
2.Nêu một số vấn đề xã hội của di truyền học
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV đặt câu hỏi 1, 2 GV nhận xét, đánh giá cho điểm. |
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả lời |
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về việc bảo vệ vốn gen trong quần thể người
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
E. Hướng dẫn học ở nhà
Trả lời câu hỏi trong SGK
Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá:
a. Nhóm câu hỏi nhận biết
Câu 1: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không đuợc áp dụng để nghiên cứu di
truyền học người:
A) Phương pháp nghiên cứu phả hệ B) Phương pháp lai phân tích
C) Phương pháp di truyền tế bào đồng sinh |
D) Phưong pháp nghiên cứu trẻ |
Câu 2. Trong nghiên cứu di truyền người phương pháp nghiên cứu tế bào là phương
pháp:
A) Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc gen
B) Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng
C) Phân tích bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các NST
D) Tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và tổng hợp protein do
gen đó quy định.
Câu 3. Để phát hiện các dị tật và bệnh bẩm sinh liên quan đến các bệnh đột biến
NST ở
người, người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây
A) Nghiên cứu tế bào B) Nghiên cứu trẻ đồng sinh
C/ Nghiên cứu phả hệ D/ Di truyền hóa sinh
Câu 4: Bệnh bạch tạng ở người gây ra do:
A) thiếu sắc tố mêlanin B) Không có khả năng tổng hợp enzym
tirôzinaza
C) Tirôzin không thể biến thành sắc tố mêlanin D) tất cả đều đúng
Câu 5. Để điều trị cho người mắc bệnh máu khó đông, người ta đã:
A) Sửa chữa cấu trúc của gen đột biến thường |
B) Thay gen đột biến bằng gen bình |
C) Tiêm chất sinh sợi huyết đột biến |
D) Làm mất đoạn NST chứa gen |
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác:
A) Nhiều tật bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh liên quan đến đột biến NST hoặc
đột biến gen
B) Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại đã có thể chuẩn đoán sớm và chính
xác các bệnh di truyền thậm chi ngay từ giai đoạn bào thai
C) Một số bệnh di truyền hiện đã có phương pháp điều trị dứt điểm
D) Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình
mang đột biến
b. Nhóm câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Nghiên cứu di truyền học người có những khó khăn do:
A) khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con
B) bộ nhiễm sắc thể số lượng nhiều, kích thước nhỏ
C) Các lí do xã hội
D) tất cả đều đúng
Câu 2: Phương pháp phả hệ không thể nghiên cứu đặc tính nào dưới đây ở các tính
trạng hoặc bệnh của người
A) Xác định bệnh hoặc các tính trạng di truyền hay không di truyền
B) Xác định vai trò của môi trường trong quá trình hình thành bệnh hoặc tính trạng
C) Xác định bệnh di truyền kiểu đơn gen hay đa gen
D) Xác định kiểu di truyền theo kiểu gen đột biến trên NST thường hay liên kết với
giới tính
Câu 3: Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp
A) Nghiên cứu phả hệ B) Nghiên cứu tế bào
C) Di truyền hoá sinh D) Nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 4. Hai trẻ đồng sinh cùng trứng nhưng có sự khác biệt về một tính trạng hoặc
bệnh nào đó. Giải thích hiện tượng này như thế nào:
A) Do tác động môi trường sống
B) Do đột biến tiền phôi xảy ra ở một trong hai bào thai
C) Do sự khác biệt đối với hệ gen ngoài nhân
D) tất cả đều đúng
Câu 5. Nếu không có đột biến, người mẹ có nhóm máu nào sau đây chắc chắn không
sinh được con nhóm máu O? A. Máu A D. Máu O |
B. Máu B | C. Máu AB |
c. Nhóm câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Một người con gái được sinh ra từ mẹ có kiểu gen dị hợp và bố không mù
màu. Người con gái này lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì xác suất để sinh
được đứa con bị mù màu là bao nhiêu?A.12,5% | B.25% |
C. 37,5% | D. 50% |
Câu 2. Ở người, Xa quy định máu khó đông; XA quy định máu bình thường. Bố và con trai mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nhận xét nào dưới đây |
|
là đúng nhất? A, Con trai đã nhận Xa từ bố. |
B, Mẹ có kiểu gen XAXA . |
C, Con trai đã nhận Xa từ mẹ. | D, Con trai nhận gen bệnh từ ông nội. |
d. Nhóm câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Ở người, gen lặn quy định hồng cầu có hình bình thường, đột biến tạo alen
trội gây bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Có 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, 1 đứa kiểu gen
đồng hợp lặn và 1 đứa là thể dị hợp. Phát biểu nào sau đây là đúng và đủ?
A, Hợp tử lúc tạo ra mang kiểu gen dị hợp.
B, Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử đã có 1 tế bào con mang đột biến gen quy
định hình dạng hồng cầu.
C, Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của bố.
D, Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.
Câu 2. Trong 1 dòng họ giả thiết rằng ta đã biết xác suất sinh đôi cùng trứng là p.
Xác suất để 2 trẻ sinh đôi là cùng trứng biết rằng chúng cùng giới là:
A, p/2 B, p C, p/(p+1) D, 2p/(p+1)
Câu 3. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con
trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai
vợ chồng trên như thế nào? Cho biết gen h gây bệnh máu khó đông, gen
m gây bệnh mù màu các alen bình thường ứng là H và M
A) Bố XmHY, mẹ XMhXmh B)Bố XmhY, mẹ XmH hoặc
XMhXmH
C) bố XMHY mẹ XMHXMH XMhXmH |
D)Bố XMHY; mẹ XMHXmh hoặc |
Câu 4. Cho phả hệ sau, trong đó alen gây bệnh ( Kí hiệu là a ) là lặn so với alen
bình thường (A) và không có đột biến xảy ra trong phả hệ này.
Khi cá thể II1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II2 thì xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nguy cơ bị bệnh là bao nhiêu?
A. 25% B. 12.5% C. 75% D. 100%