Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất

Tải xuống 9 1.8 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Bài giảng Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)

BÀI 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ(TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
-
Nêu được đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học là đơn vị tiến hoá cơ sở
của quần thể giao phối.
- Trình bày được nội dung, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacdivenbec.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh quần thể xét về mặt sinh thái học và di truyền học, tính toán cấu trúc
kiểu gen của quần thể, tần số tương đối của các alen.
3.Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất, chăn nuôi. Giải thích các
hiện tượng ngoài tự nhiên như thoái hóa giống,...
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
-
Tần số tương đối của alen và tần số KG
- Đặc điểm quần thể giao phối ngẫu nhiên
- Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi- Vanbec
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đồng
thời phát triển năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực phát
hiện và giải
quyết vấn đề
- Giải bài toán di truyền quần thể.
3 NL thu nhận và
xử lí thông tin.
- Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu về di truyền quần thể.
- Lập được sơ đồ lai.
4 Năng lực sử - Giải thích biện luận kết quả các phép lai trong di truyền quần

 

dụng ngôn ngữ thể.
5 Năng lực tư duy - Phân tích mối quan hệ giữa tần số alen, KG, KH
- So sánh kết quả phân li KG, KH của qui luật di truyền quần
thể.
6 Năng lực tính
toán
- Xác định tỉ lệ phân li KG,Kh ở thế hệ lai.
- Dự đoán xác suất xuất hiện của một tính trạng nào đó qua
các thế hệ.
- Tần số alen trội lặn trong quần thể.
7 NL nghiên cứu
khoa học
- Quan sát TN và các hiện tượng thực tế liên quan đến các
qui luật di truyền quần thể.Dự đoán kết quả phép lai khi biết
qui luật di truyền chi phối tính trạng.
8 Năng lực sử
dụng CNTT và
truyền thông
- Truy cập internet để tìm kiếm tài liệu, trao đổi thông tin về
các qui luật di truyền.Sử dung Powerpoint trình chiếu nội
dung thực hiện.

1- Bảng tham chiếu các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Noäi dung Nhaän bieát Thoâng hieåu Vaän duïng
Vaän duïng
thaáp
Vaän duïng
cao
Cấu trúc di
truyền của
quần thể
ngẫu phối
- Phát biểu được
nội dung, nêu
được ý nghĩa và
những đk nghiệm
đúng của ĐL
Hacđi – Vanbec.
- Hiểu được thế
nào là qt ngẫu
phối.
- Giải thích
được thế nào là
trạng thái cân
bằng DT của 1
qt.
- Đặc điểm cấu
trúc di truyền
- Biết cách
tính TS alen
- Ý nghĩa
ngẫu phối đối
với TH và
công tác
giống
- Phân biệt
quần thể tự
phối với quần
- Biết cách
tính tần số
alen và tần số
KG của quần
thể. (ở F
n.) -
Xác định
được cấu trúc
của quần thể
khi ở trạng
thái cân bằng

 

của quần thể
ngẫu phối qua
các thế hệ.
thể ngẫu phối
về cấu trúc
DT, ý nghĩa
DT
- Biết so sánh
quần thể xét
về mặt sinh
thái học và di
truyền học
- Có ý thức,
hành động
bảo vệ mt,
sinh vật, bảo
vệ vốn gen
của SV

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1.
Tình huống xuất phát
Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi nào?
1.Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích
tình huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
2.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi đáp, thảo luận, đàm thoại gởi mở, thuyết
trình.
3.Hình thức tổ chức hoạt động:Yêu cầu hs hoạt động cá nhân, cặp đôi , nhóm ->
thảo luận -> trả lời câu hỏi
4.Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, Phim, hình ảnh liên quan đến
nội dung bài học.
5.Sản phẩm: Giải thích được quần thể người có được xem là quần thể ngẫu phối
hay không?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đưa ra một số tình huống liên quan đến quần
thể ngẫu phối
HS trao đổi , thảo luận, vận dụng
kiến thức đã biết để trả lời

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2 :
Cấu trúc DT của quần thể ngẫu phối:
(1) Mục tiêu: HS Nêu được Cấu trúc DT của quần thể ngẫu phối, trạng thái cân
bằng của quần thể giao phối ngẫu nhiên.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Cấu trúc DT của quần thể ngẫu phối, trạng thái cân bằng của quần
thể giao phối ngẫu nhiên.

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? Thế nào là QT ngẫu phối? Đặc điểm DT
của qt ngẫu phối? Ý nghĩa? (tạo nhiều
BDTH).
? Trình bày trạng thái cân bằng DT của
QT?(ND, đk, ý nghĩa Định luật Hacđi
Vanbec)
? Với đk nghiệm đúng nội dung ĐL H-V,
trong tự nhiên số loài thoã mãn nhiều hay
ít? Vì sao? ->?
Vậy trong tự nhiên, các quần thể chủ yếu là
tự phối hay ngẫu phối? Giải thích nguồn
biến dị trong mỗi loài/
? Làm gì để góp phần tạo đa dạng Dt, giúp
HS suy nghĩ trả lời.
Rất ít. Vì CLTN luôn t/đ và t/đ
không giống nhau lên các cá
thể ở các thời điểm khác
nhau. Đột biến không ngừng
phát sinh vô hướng, di-nhập
gen cũng luôn diễn ra ở mọi
nơi.
-> Quần thể ngẫu phối tạo ra
nhiều biến dị tổ hợp, do vậy
duy trì được sự đa dạng Dt
của quần thể, tạo ra nguồn

 

sinh giới phát triển bền vứng? nguyên liệu cho quá trình
tiến hoá.
-> Bv mt sống của SV, tạo
mt thuận lợi để SV phát
triển, đảm bảo sự phát triển
bền vững.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Cá nhân trả lời.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện
nội dung.

Chuẩn kiến thức
Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối:
1. Quần thể ngẫu phối: (giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên)
* Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :
- Các cá thể giao phối tự do với nhau.
- Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
- Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kg khác nhau trong quần thể k đổi
qua các thế hệ trong những đk nhất định.
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể: (cân bằng Hacđi-Vanbec)
a/ ND định luật Hacđi – Vanbec:
Trong những đk nhất định, tần số tương đối của các alen và tp kg của quần thể ngẫu
phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo ĐL Hacđi – Vanbec.
Khi đó thỏa mãn đẳng thức:p
2AA + 2pqAa + q2aa = 1
- p: tần số alen trội (A)
-> p2 : tần số kg đồng trội (AA).
- q: tần số alen lặn (a) -> p2 : (aa).
- p + q = 1 -> 2pq (Aa)
b/ Điều kiện nghiệm đúng:
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Ngẫu phối
- Không có tác động của CLTN ( các cá thể có kg khác nhau phải có sức sống và
khả năng sinh sản như nhau).
- Không có đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận = nghịch
- Các qt cách li nhau. ( Không có sự di - nhập gen giữa các quần thể).
c/ Ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec:
- Phản ánh trạng thái cân bằng DT trong qt. Giải thích tại sao trong thiên nhiên có
những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài. Trong tiến hoá, mặt ổn định
cũng có ỹ nghĩa quan trọng k kém mặt biến đổi, cùng giải thích tính đa dạng của sinh
giới.
- Cho phép xác định tần số của các alen, các kg từ kh của qt -> có ý nghĩa với y học
và chọn giống.
((Khi qt cb: từ tần số cá thể kh lặn (aa) -> tần số alen lặn (a) -> tần số alen trội
(A) -> tần số các loại kg / qt.))
* Công thức tính tần số alen:
Gọi d, h, r lần lượt là tần số các kg: AA, Aa, aa
-> TS alen: p(A) = d + h/2, q(a) = r + h/2, (p + q = 1).
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 3:Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
quần thể ngẫu phối.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
? Thế nào là QT ngẫu phối? Đặc điểm DT của qt ngẫu phối? Ý nghĩa? (tạo nhiều
BDTH).
? Trình bày trạng thái cân bằng DT của QT?(ND, đk, ý nghĩa ĐL H-V)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi 1, 2, 3, 4.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 4: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về quần xã để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Đậu Hà Lan: A: Hoa đỏ a: Hoa trắng-> có 3 kg: AA, Aa, aa- P : 1000 cây :
500 cây AA, 200 cây Aa, 300 cây aa-> tổng số alen A và a: 2000
a. Tần số alen A và a ?
b. Tần số các kg?
Câu 2: Một qt ĐV có 3600 cá thể, trong đó có 2000 cá thể Aa, 1000AA và 600 aa.
a.? Tần số các alen?
b.? Tần số các kg?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
B. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
D. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Câu 2: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu
gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là: A. 4.

B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 3: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong
đó
A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 4: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ
trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho
hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng.
hoa hồng.
B. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây

 

C. Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ.
hoa trắng.
D. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây

Câu 5: Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa
đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng
thái cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 91%. Theo lí thuyết, các cây hoa
đỏ có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể này chiếm tỉ lệ
A. 49%. B. 42%. C. 61%. D. 21%.
Câu 6: Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông
đen. Biết kiểu gen BB qui định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui
định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là
A. B = 0,2; b = 0,8. B. B = 0,4; b = 0,6. C. B = 0,6; b = 0,4. D. B = 0,8; b =
0,2.
Câu 7: Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen
A và a, người ta thấy số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 16%. Tỉ lệ %

số cá thể có kiểu gen dị hợp trong quần thể là A. 36% B. 24%
D. 4,8%
.
C. 48%

Câu 14: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định.
Tại một huyện miền núi có 100000 người trong đó có 40 người bị bệnh bạch tạng.
Số người mang gen gây bệnh là

A. 3920 B. 3960 C. 96080 D. 99960
Câu 8. Quá trình có số người bị bạch tạng là 1/10000.Giả sử quá trình cân bằng di
truyền. Tính tần số alen. Biết rằng bệnh bạch tạng nằm trên NST thường quy định.
A. 0,01/0,99 B. 0.99/0,01 C.0,1/0,9 D.0,9/0,1
Câu 9. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền 36AA: 16aa, qua 6 thế hệ tự phối
cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là :

A. 25%AA: 50% Aa: 25%aa
16AA: 36aa
B. 0,75AA: 0,115Aa: 0,095aa C. 36AA: 16aa D.

Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,1AA + 0,8Aa + 0,1aa. Sau 3
thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,20 AA + 0,60Aa + 0,20aa = 1. B. 0,30 AA + 0,40Aa + 0,30aa = 1.
C. 0,45 AA + 0,10Aa + 0,45aa = 1. D. 0,64 AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống