Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (TIẾP THEO) MỚI . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
                                             Bài 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ(tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Phát biểu được nội dung , ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Van bec
- Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực,thể hiện sự tự tin khi
trình bày,ra quyết định,quản lí thời gian,.
3. Thái độ
- Thấy được vai trò , ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng quy luật trong sản xuất
4. Năng lực hướng tới:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội:
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất:
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị dạy học
- Giaó án ; SGK
- Phiếu học tập
- Một số bài tập, máy tính
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo
yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp bài học
1. Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
2. Kỹ thuật dạy học:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi ,kỹ thuật khăn trải bàn + kỹ thuật mảnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số
kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:

Bài toán nhận thức : Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là : 0.64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
Xác định tần số mỗi loại alen trong quần thể ? xét trạng thái cân bằng của quần thể
A. Quần thể đạt cân bằng di truyền B. Quần thể chưa đạt cân bằng di truyền
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Gv cho học sinh đọc mục III.1 kết hợp
kiến thức đã học
? Hãy phát hiện những dấu hiệu cơ bản
của quần thể được thể hiện trong định
nghĩa quần thể
(hs nêu dc 2 dấu hiệu:
1.Các cá thể trong quần thể thường
xuyên ngẫu phối
2.Mỗi quần thể trong tự nhiên được
cách li ở một mức độ nhất định đối
với các quần thể lân cận cùng loài
? Quần thể ngẫu phối là gì
GV cho hs phân tích ví dụ về sự đa dạng
nhóm máu ở người →
? Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di
truyền gì nổi bật
GV giải thích từng dấu hiệu để học
sinh thấy rõ đây là các dấu hiệu nổi
bật của quần thể ngẫu phối→ đánh
dấu bước tiến hoá của loài
Yêu cầu hs nhắc lại quần thể tự phối và
dấu hiệu của nó
III. Cấu trúc di truyền của quần thể
ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
- Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các
cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình
để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu
nhiên
* Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu
phối :
- Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu
gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách
ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di
truyền rất lớn trong QT làm nguồn
nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
- Duy trì được sự đa dạng di truyền của
quần thể


* Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- Hs nghiên cứu mục III.2
? Trạng thái cân bằng của quần thể ngẫu
phối được duy trì nhờ cơ chế nào
( Hs nêu được nhờ điều hoà mật độ quần
thể )
? Mối quan hệ giữa p và q
GV : Trạng thái cân bằng di truyền như
trên còn được gọi là trạng thái cân bằng
Hacđi- vanbec→ định luật
Về phương diện tiến hoá, sự cân
bằng của quần thể biểu hiện thong
qua sự duy trì ổn định tần số tương
đối các alen trong quần thể → giới
thiệu cách tính tỉ lệ giao tử
*?p được tính như thế nào ( số alen A có
trong vốn gen / tổng số alen trong vốn
gen )
? q được tính như thế nào ( số alen a có
trong vốn gen / tổng số alen trong vốn
gen 0
? Từ hinh 17.b hãy đưa ra công thức tổng
quát chung tính thành phần kiểu gen của
quần thể
HS: p
2AA+ 2pqAa + q2aa =1
Trong đó : p2 là tấn số kiểu gen AA,
2pq là tần số kiểu gen Aa
q2 là tấn số kiểu gen aa
2. Trạng thái cân bằng di truyền của
quần thể
*
Một quần thể được gọi là đang ở trạng
thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu
gen ( thành phần kiểu gen ) của quần thể
tuân theo công thức sau:
P
2 + 2pq + q2 = 1
Định luật hacđi vanbec
* Nội dung : trong 1 quần thể lớn , ngẫu
phối ,nếu không có các yếu tố làm thay
đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen
của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế
hệ này sang thế hệ khác theo công thức :
P
2 + 2pq +q2 =1
* Bài toán :
Nếu trong 1 QT, lôcut gen A chỉ có 2
alen Avà a nằm trên NST thường
1.Gọi tấn số alen A là p, a là q
2.Tổng p và q =1
3.Các kiểu gen có thể có : Aa, AA, aa
4.Giả sử TP gen của quần thể ban đầu
là : 0.64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
5.Tính dc p=0.8, q=0.2
→ Công thức tống quát về thành phần
KG : p
2AA + 2pqAa + q2aa

 

→ Một quần thể thoả mãn công thức
thành phần kiểu gen trên thì là quần thể
cân bằng di truyền
*Hs đọc sgk thảo luận về điều kiện
nghiệm đúng? tại sao phải có điều kiện
đo?
- Nhận xét : tần số alen và thành phần
KG không đổi qua các thế hệ
* Điều kiện nghiệm đúng:
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong quần thể phải có sức
sống và khả năng sinh sản như nhau( ko
có chọn lọc tự nhiên )
- Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số
đột biến thuận bằng tần số đột biến
nghịch
- Không có sự di - nhập gen

3.Luyện tập:

Câu 1: Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là : 0.64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
Xác định tần số mỗi loại alen trong quần thể ? xét trạng thái cân bằng của quần thể

1. A. pA=0.8 ; qa=0.2 B. pA=0.2 ; qa=0.8 C. pA=0.6 ; qa=0.4 D. pA=0.4 ; qa=0.6
2. A. Quần thể đạt cân bằng di truyền B. Quần thể chưa đạt cân bằng di truyền

Câu 2: Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là : 0.5 AA : 0,2 Aa : 0,3 aa
Xác định tần số mỗi loại alen trong quần thể ? xét trạng thái cân bằng của quần thể

4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là 1/10000, giả sử quần thể này cân bằng di truyền
a) Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen cua quần thể, biết rằng bệnh bạch tạng
do gen lặn nằm trên NST thườn quy định
b) Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con bị
bạch tạng.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
Giao nhiệm vụ:
Nhóm 1- Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp lai giống.
Nhóm 2 - Nêu khái niệm ,phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai và giải thích được tại sao ưu
thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau


Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống