Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (TIẾP THEO) MỚI NHẤT - CV5555 Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc trưng của QT về mặt di truyền học là đơn vị tiến hoá cơ sở
của loài giao phối.
- Trình bày đc nội dung, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của ĐL Hacđi-Van
bec
- Biết so sánh QT xét về mặt sinh thái học và di truyền học, tính toán cấu trúc
kiểu gen của QT, tần số tương đối của các alen.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ mt sống của sv, đảm bảo sự phát triển bền vững (Sự ổn định
lâu dài của Qt trong tự nhiên đảm bảo sự cb sinh thái).
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Hình 17 trong SGK; Phần TTBS trong SGV, TKBGSH12...
2. HS: Đọc trước bài mới.
III. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
1.Kĩ năng sống
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về sự tác động qua lại giữa các gen
trong
quần thể ngẫu phối
- Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô
2. môi trường
- Sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
- Bảo vệ môi trường sốn của sinh vật bảo đảm sự phát triển bền vững
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1,2 trong SGK/70
2.Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
*Hoạt động 1: tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối -Gv: cho học sinh đọc mục III.1 kết hợp kiến thức đã học → Hãy phát hiện những dấu hiệu cơ bản của QT đc thể hiện trong định nghĩa QT? -Hs: nêu được 2 dấu hiệu: - Các cá thể trong QT thường xuyên ngẫu phối - Mỗi QT trong tự nhiên được cách li ở một mức độ nhất định đối với các quần thể lân cận cùng loài. -Gv: Quần thể ngẫu phối là gì? -Hs:... -Gv: cho hs phân tích ví dụ về sự đa dạng nhóm máu ở người → -Gv: QT ngẫu phối có đặc điểm DT gì nổi bật? GV: giải thích từng dấu hiệu để học sinh thấy rõ đây là các dấu hiệu nổi bật của QT ngẫu phối → đánh dấu bước tiến hoá của loài. Yêu cầu hs nhắc lại quần thể tự phối và dấu hiệu của nó. *Hoạt động2: tìm hiểu trạng thái CBDT của QT ngẫu phối |
III. CẤU TRÚC DT CỦA QT NGẪU PHỐI 1. Quần thể ngẫu phối - Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. * Đặc điểm di truyền của QT ngẫu phối : - Các cá thể giao phối tự do với nhau. - quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. - quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen trong quần thể ko đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định. 2. Trạng thái cân bằng di truyền của QT |
- Hs: nghiên cứu mục III.2 -Gv: Trạng thái cân bằng của quần thể ngẫu phối được duy trì nhờ cơ chế nào? -Hs: nêu được nhờ điều hoà mật QT. -Gv: ptích Mối quan hệ giữa p và q -Gv: Trạng thái CBDT như trên còn được gọi là TTCB Hacđi- vanbec → định luật Về phương diện tiến hoá, sự cân bằng của quần thể biểu hiện thong qua sự duy trì ổn định tần số tương đối các alen trong quần thể → giới thiệu cách tính tỉ lệ giao tử -Gv: p được tính ntn? (số alen A có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen ) -Gv: q được tính ntn? (số alen a có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen) -Gv: Từ hình 17.b hãy đưa ra công thức tổng quát chung tính thành phần kiểu gen của quần thể -HS: p2AA+ 2pqAa + q2aa =1 Trong đó : p2 là tấn số kiểu gen AA, 2pq là tần số kiểu gen Aa q2 là tấn số kiểu gen aa → Một quần thể thoả mãn công thức thành phần kiểu gen trên thì là quần thể cân bằng di truyền -Hs: đọc sgk thảo luận về điều kiện nghiệm đúng? tại sao phải có điều kiện đó? |
Định luật Hacđi - Vanbec *Nội dung: trong 1 QT lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của QT sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức: P2 (AA) + 2pq (Aa) +q2 (aa) =1 * Lưu ý: - P(A): Tần số alen A - q (a): Tần số alen a - P2 : tần số KG AA - 2pq: tần số KG Aa - q2 : tần số KG aa *Bài toán: Nếu trong 1QT, lôcut gen A chỉ có 2 alen Avà a nằm trên NST thường - Gọi tấn số alen A là p, a là q - Tổng p và q =1 - Các kiểu gen có thể có : AA, Aa, aa - Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là :0.64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa - Tính được p = 0.8, q = 0.2 → Công thức tống quát về thành phần KG : p2AA + 2pqAa + q2aa -Nhận xét: tần số alen và thành phần KG không đổi qua các thế hệ * Điều kiện nghiệm đúng: - Quần thể phải có kích thước lớn - Các cá thể trong qt phải giao phối ngẫu nhiên với nhau. |
- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng S2 như nhau (không có chọn lọc tự nhiên). - Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch. - Không có sự di - nhập gen. |
3. Củng cố:
Gv hướng dẫn Hs tính toán bài tập:
Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là 1/10000, giả sử quần thể
này cân bằng di truyền.
a. Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen cua quần thể, biết rằng
bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra
người con bị bạch tạng.
4. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và bài tập trang 73,74 SGK.
- Đọc trước bài 18.