Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền
của quần thể.
- Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và
giao phối gần.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
3. Thái độ:
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sx trồng trọt, chăn nuôi (mỗi 1 QT sv thg có 1 vốn
gen đặc trưng, đảm bảo sự ổn định lâu dài trong tự nhiên. Củng cố những tt mong
muốn, ổn định loài).
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Bảng 16 sách giáo khoa
2. HS: Học và chuẩn bị bài mới.
III. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC:
1. Kĩ năng sống
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về sự tác động qua lại giữa các gen
trong
quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần
- Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô
2. môi trường;
-Mỗi một quần thể sinh vật có một vốn gen đặc trưng ,đảm bảo sự ổn định lâu
dài
trong TN
-Củng có những tính trạng mong muốn, ổn định của loài
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy & trò | Nội dung |
*Hoạt động1: tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể -GV: Cho h/s q/s tranh về một số quần thể. Yêu cầu học sinh cho biết quần thể là gì? -HS: nhớ lại kiến thức lớp 9 kết hợp với q/s tranh nhắc lại kiến thức. -GV dẫn dắt: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng. -GV đưa ra k/niệm về vốn gen: Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định →Vậy làm thế nào để xác định được vốn gen của một quần thể? Vốn gen của 1QT mặc dù rất khó xđ chính xác nhưng ta có thể nhận biết đc qua các bộ phận cấu thành của nó là các alen với những thông số đặc biệt như: + Tần số alen của 1 số gen nhất định + Thành phần KG -HS: Đọc thông tin SGK để trả lời. ( Y/c nêu được) + Xác định được tần số alen + Xác định thành phần kiểu gen của quần thể. => Vốn gen được thể hiện qua tần số alen và tỉ số KG của quần thể. |
I. CÁC ĐĂC TRƯNG DT CUA QTHÊ 1. Định nghĩa quần thể Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống. 2. Đặc trưng di truyền của quần thể * Vốn gen : tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen * Tần số alen: - Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Tổng số alen A = (500 x 2) + 200 = 1200. Tổng số alen A và a là: 1000 x 2 = 2000. → Vậy tần số alen A trong quần thể là: 1200 / 2000 = 0.6 * Tần số kiểu gen của quần thể: |
-GV: cho HS áp dụng tính tần số alen của quần thể sau: *Ví dụ: Quần thể đậu Hà lan...SGK/68 → Tính tần số alen A trong quần thể cây này là bao nhiêu? → yêu cầu HS tính tần số alen a? -HS: + dựa vào khái niệm để tính tần số alen A, a trong quần thể + dựa vào khái niệm tính tần số kiểu gen của quần thể ? + áp dụng tính tần số kiểu gen Aa và aa. -GV: Cho học sinh làm ví dụ trên. → Tính tần số kiểu gen AA? → GV yêu cầu HS tương tự tính tần số kiểu gen Aa và aa? *Hoạt động 2: tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể -GV: cho HS quan sát một số tranh về hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn. → Gv vấn đáp gợi ý để rút ra kết luận: -Gv: y/c h/s đọc ví dụ SGK/69 P: Aa x Aa F1: 1AA : 2Aa : 1aa 50% đồng hợp : 50% dị hợp (Aa) F2: 75% đồng hợp : 25% dị hợp F3: 87,5% đồng hợp : 12,5% dị hợp Fn : Cơ thể dị hợp: ( ½)n Cơ thể đồng hợp : 1 – ( ½) |
Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. → Tần số KG AA trong quần thể là: 500 / 1000 = 0.5 Chú ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. II. CẤU TRÚC DT CỦA QT TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN. 1. Quần thể tự thụ phấn. * Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là: |
-GV: cho HS nghiên cứu bảng 16 SGK yêu
|
* Kết luận: Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử. 2. Quần thể giao phối gần * Khái niệm: Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần. - Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử. |
sống kém, dễ mắc nhiều bệnh tật, thậm chí có thể bị chết non. -GV(Liên hệ quần thể người): hôn phối gần sinh con bị chết non, khuyết tật di truyền 20- 30%→ cấm kết hôn trong vòng 3 đời. |
4. Củng cố: Gv cho h/s làm một số câu hỏi trắc nghiệm
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 17