Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất

Tải xuống 9 2.6 K 17

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Bài giảng Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

                           Bài 13 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh phải giải thích được mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường trong
việc hình thành kiểu hình.
- Giải thích được thế nào là mức phản ứng và các xác định mức phản ứng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học: quan sát thu thập số liệu, đưa ra giả
thuyết, làm thí nghiệm chứng minh để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
3.Thái độ:
- Biết vận dụng qui luật giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và vậ dụng vào
sản xuất nông nghiệp.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Mối quan hệ giữa KG, môi trường và KH.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đồng
thời phát triển năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực phát
hiện và giải
quyết vấn đề
- Giải thích hiện tượng di truyền trong thực tế
3 Nghiên cứu
khoa học
- Bố trí thí nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của môi trường lên sự
hình thánh tính trạng.
4 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- Giải thích sự biểu hiện của KH dưới ảnh hưởng của MT
5 Năng lực tư duy - Phân tích mối quan hệ giữa KG, KH và MT

 

- Vận dụng giải thích sự di truyền của các tính trạng ngoài tự
nhiên.
6 Năng lực tính
toán
- Xác định tỉ lệ phân li KG,Kh ở thế hệ lai.
- Dự đoán xác suất xuất hiện của một tính trạng nào đó qua
các thế hệ.
6 Năng lực sử
dụng CNTT và
truyền thông
- Truy cập internet để tìm kiếm tài liệu, trao đổi thông tin về
các qui luật di truyền.
- Sử dung Powerpoint trình chiếu nội dung thực hiện.

II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ phóng hình 13 SGK.
Chuẩn bị của HS:
chuẩn bị bài theo Phân công của Gv
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh
giá

Nội
dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Di
truyền
liên
kết với
giới
tính
- Trình bày được thế
nào là NST giới
tính.
- Khái quát được
cấu trúc của cặp
NST giới tính tương
đồng và không
tương đồng.
- Hiểu được đặc
điểm cấu trúc
của cặp NST
giới tính tương
đồng và không
tương đồng.
- Mô tả được thí
nghiệm của ruồi
giấm.
- Phân tích kết
quả của phép lai
thuận và phép lai
nghịch.
- Giải thích được
đặc điểm di
truyền của gen
trên NST giới tính
Y.
- Phân biết được
đặc điểm di
- Giải thích được kết
quả của phép lai
thuận và phép lai
nghịch theo
Moocgan.
- Viết được kiểu gen,
tỷ lệ giao tử, tổ hợp
giao tử của phép lai
thuận và phép lai
nghịch.

 

truyền do gen
nằm trên NST
giới tính X và gen
nằm trên NST
giới tính Y.
Di
truyền
ngoài
nhân
- Mô tả được thí
nghiệm di truyền ở
cây hoa phấn
- Tóm tắt được
thí nghiệm lai ở
cây hoa phấn.
- Tìm đắc điểm
di truyền ở cây
hoa phấn.
- Giải thích được
kết quả của thí
nghiệm di truyền
theo dòng mẹ của
cây hoa phấn.

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được nội dung kiến thức cần đạt được ở
chuyên đề này
2. Phương pháp/ kĩ thật dạy học: Vấn đáp tái hiện, đối thoại, phân tích.
3. Hình thức tổ chức hoạt động; Hoạt động cá nhân
4. Phương tiện dạy học: Sơ đồ liệt kê
5. Sản phẩm: Học sinh nắm lại các kiến thức cơ bản nhất về các quy luật di truyền
đã học ở sinh học lớp 9

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của
học sinh
- Giáo viên vấn đáp tái hiện 1 số kiến thức cơ bản về các quy luật di
truyền ở sinh học lớp 9
+ Bố mẹ cho con cái kiểu gen hay kiểu hình? Tại sao có những gia đình
con cái không hề có đặc điểm giống bố, mẹ ruột của họ?
+ Khi chiết một cành hoa cẩm tú cầu màu hồng, khi mang về nhà trồng lại
nở hoa màu tím? Giải thích.
- Giáo viên ghi câu trả lời Hs lên bảng, không giải thích. Dẫn vào bài.
Học sinh hoạt
động cá nhân
hoặc trao đổi vớ
nhau để tái hiện
kiến thức cũ

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2 : Trang bị cho học sinh toàn bộ kiến thức cần đạt của chuyên
đề
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững toàn bộ kiến thức của chuyên đề
2. Phương pháp/ kĩ thật dạy học: Động não, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân...
3. Hình thức tổ chức hoạt động; Giáo viên và học sinh tái hiện lại kiến thức cũ và
mở rộng tìm tòi kiến thức mới
4. Phương tiện dạy học: Phiếu học tập, sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh...
5. Sản phẩm: Học sinh được trang bị kiến thức cụ thể về các quy luật di truyền

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn H/S nêu được con đường
biểu hiện từ gen tới tính trạng ; phân
tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi
trường và kiểu hình.
Yêu cầu học sinh độc lập đọc SGK
phần I, II( lưu ý ví dụ mục II) thảo
luận nhóm theo bàn và hoàn thành
mục tiêu sau trong15 phút : - Qua ví
dụ cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như
thế nào đến sự biểu hiện của gen tổng
hợp mêlalin
- Nêu con đường từ gen tới tính trạng.
- Từ gen thể hiện ra tính trạng chịu
ảnh hưởng của những yếu tố nào ?
Hãy sơ đồ hoá mối quan hệ đó.
- Có thể rút ra được những kết luận
nào về vai trò của kiểu gen và ảnh
hưởng của môi trường đối với sự hình
thành tính trạng.
G/V Điều kiển hoạt động nhóm và
HS tìm hiểu con đường biểu hiện từ gen
tới tính trạng bằng cách độc lập đọc
SGK phần I II, thảo luận nhóm theo bàn
và hoàn thành mục tiêu đó.
- Đại diện lần lượt vài nhóm bất kì trình
bày từng nội dung, các nhóm khác nhận
xét bổ sung.
- HS nhận biết được : Nhiệt độ ảnh
hưởng đến sự tổng hợp sắc tố mêlalin(
nhiệt độ thấp
gen tổng hợp được ;
nhiệt độ cao
gen không tổng hợp
được)
- Sơ đồ
- HS nêu kết luận mối quan hệ giữa kiểu
gen, môi trường, kiểu hình.

 

chỉnh lý kiến thức. Có thể phân tích
thêm : tác động của các yếu tố môi
trường trong đến hoạt động của gen
như tương tác giữa các gen alen,
không alen, gen nhân và tế bào chất
hoặc giới tính của cơ thể.
*) Hướng dẫn H/S nêu được mức
phản ứng, thường biến.
G/V đưa ra ví dụ : với chế độ chăn
nuôi tốt nhất lợn ỉ Nam Định 10 tháng
tuổi chỉ đạt không quá 50 kg, nhưng
lợi Đại Bạch đạt tới 185 kg, nếu chăm
sóc không tốt (tuỳ mức độ)lợn ỉ Nam
Định có thể chỉ cho 30, 35, 42,,, kg.
Qua ví dụ trên kết hợp độc lập đọc
SGK mục III, quan sát hình 13, thảo
luận nhóm giải quyết mục tiêu sau :
- Tập hợp các thông số thể trọng của
lợn ỉ Nam Định gọi là gì ?
- Khái niệm mức phản ứng, thường
biến, mức phản ứng do yếu tố nào quy
định ?
- Trong chăn nuôi và trồng trọt muốn
có năng suất cao cần quan tâm tới
kiểu gen hay môi trường ?
- Ghi bài
HS tìm hiểu mức phản ứng, thường biến
chú ý theo dõi ví dụ G/V đưa ra, độc lập
đọc SGK mục III, quan sát hình 13, thảo
luận nhóm giải quyết mục tiêu :
-Tập hợp các thông số thể trọng của lợn
ỉ Nam Định gọi là mức phản ứng của lợn
ỉ Nam Định.
- Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình
của một kiểu gen tương ứng với các môi
trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
- Hiện tượng một kiểu gen có thể thay
đổi kiểu hình trước các điều kiện môi
trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo
kiểu hình(hay gọi thường biến)
- Trong chăn nuôi và trồng trọt muốn có
năng suất cao không chỉ quan tâm tới
chọn kiểu gen mà cần phải quan tâm tới
chế độ chăm sóc(môi trường).

C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 3. Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học của chuyên đề
(1) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của chuyên đề
2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập trắc nghiệm
(4) Phương tiện dạy học: Bài tập chuẩn bị trước trên giấy A
4
(5) Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập trắc nghiệm

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm
làm 10 câu hỏi trắc nghiệm về nội dung
chuyên đề
Giáo viên cho điểm cho những câu trả lời
đúng theo nhóm
Học sinh thảo luận trong nhóm và
trả lời
Các nhóm khác có thể trả lời thay
nếu câu hỏi đó chưa được trả lời
chính xác

D/ VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 4. Nâng cao kiến thức chuyên đề
(1) Mục tiêu: hình thành ý thức và năng lực vận dụng những điều đã học về các
quy luật di truyền vào trong cuộc sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu
hỏi nâng cao, mở rộng về nội dung chuyên
đề như :
- Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn trong trồng
trọt, chăn nuôi liên quan đến sự ảnh hưởng
của môi trường đến sự biểu hiện của KG.
Học sinh thảo luận với nhau và
trả lời các câu hỏi giáo viên yêu
cầu
Học sinh lĩnh hội các kiến thức
mới, các kiến thức nâng cao và tự
làm nhanh các dạng bài tập hay
và khó

E/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Học sinh nắm kĩ các kiến thức cơ bản nhất về các quy luật di truyền đã học và
chuẩn bị kiến thức cho chuyên đề tiếp theo
Câu 1: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân
bào.
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra
kiểu hình ở giới đực.
Câu 2: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh
sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo
dõi các đặc điểm của chúng.
B. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường
khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
C. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể
khi điều kiện môi trường biến đổi.
D. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi
trường thì có mức
phản ứng giống nhau.
Câu 3: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu
gen, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với
các môi trường khác nhau.
B. Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau.
C. Các cá thể con sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng luôn có mức phản
ứng khác với cá thể mẹ.
D. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn các tính trạng chất
lượng thường có mức phản ứng hẹp.
Câu 4: Một trong những đặc điểm của thường biến là

A. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
sinh sản hữu tính.
C. phát sinh trong quá trình

B. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. D. di truyền được cho đời sau và là
nguyên liệu của tiến hoá.
Câu 5: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các
đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào
của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau
ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã
tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá;
tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên, có bao
nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau đây?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể
nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có
màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên
các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố
mêlanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát
sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 6: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ
lông thưa màu vàng hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ
thuộc vào độ pH của môi trường đất.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hạy hẹp tuỳ thuộc vào từng loại tính
trạng.
B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của mội trường là một thường biến.
C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao.
D. Sự mềm dẽo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 8: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên
trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?
A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng
một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.
B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không
còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.
C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất
về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.
D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây
trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.
Câu 9: Cho biết các bước của một quy trình như sau:
1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở
cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
A. 1 → 2 → 3 → 4.
B. 3 → 1 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 2 → 4. D. 3 → 2 →
1 → 4.
Câu 10: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống