Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án sinh học 12
Bài giảng Sinh học 12 Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Bài 9: QUY LUẬT MEN ĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng .
- Phát biểu được quy luật phân ly độc lập của Men đen .
- Giải thích được cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập.
- Rèn luyện được cách viết sơ đồ lai, thống kê kiểu gen, kiểu hình.
- Giải thích sự xuất hiện các biến dị tổ hợp trong phép lai theo quan điểm duy vật biện chứng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức toán học.
3.Thái độ:
- có ý thức vận dụng qui luật phân li vào thực tiễn sản xuất
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
- Nội dung và cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
- Phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ sở di truyền học của qui luật.
- Thu thập và xử lí thông tin: tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến các hiện tượng di truyền từ các
nguồn khác nhau. Đánh giá và lựa chọn thông tin cần thiết; diễn đạt và sử dụng thông tin.
- Nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm kiểm chứng, xác lập phép lai, dự toán kết
quả..
- Năng lực vận dụng xác suất thống kê trong việc xử lí số liệu di truyền.
- Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng di truyền.
Giáo án sinh học 12
- Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thực khác nhau.
- Năng lực chuyên biệt:
TT | Năng lực | Các kỹ năng |
1 | Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề |
- Giải thích hiện tượng di truyền trong thực tế - Giải bài toán di truyền |
2 | Thu nhận và xử lí thông tin |
- Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu - Lập được sơ đồ lai và giải thích kết quả phép lai. |
3 | Nghiên cứu khoa học |
- Quan sát các thí nghiệm và các hiện tượng thực tế liên quan đến các qui luật di truyền. - Dự đoán kết quả phép lai khi biết qui luật di truyền chi phối tính trạng. - Bố trí thí nghiệm kiểm tra quy luật di truyền chi phối tính trạng - Rút ra kết luận từ những phép lai cho trước. |
4 | Năng lực sử dụng ngôn ngữ |
- Biện luận và giải thích kết quả các phép lai |
5 | Năng lực tư duy | - Phân tích mối quan hệ giữa KG và KH. - Đánh giá vai trò của qui luật - Vận dụng giải thích sự di truyền của các tính trạng ngoài tự nhiên. |
6 | Năng lực tính toán |
- Xác định tỉ lệ phân li KG,Kh ở thế hệ lai. - Dự đoán xác suất xuất hiện của một tính trạng nào đó qua các thế hệ. |
6 | Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông |
- Truy cập internet để tìm kiếm tài liệu, trao đổi thông tin về các qui luật di truyền. - Sử dung Powerpoint trình chiếu nội dung thực hiện. |
II. CHUẨN BỊ :
Giáo án sinh học 12
1. Chuẩn bị của GV:
- tranh ảnh hoặc màn hình chiếu.
2. Chuẩn bị của HS:
Xem lại chương trình lớp 9 về nội dung qui luật phân li độc lập.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Cấp độ Tên Bài học |
Nhận biết | Thông hiểu |
Vận dụng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||
Qui luật phân li độc lập |
- Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng . - Phát biểu được quy luật phân ly độc lập của Men đen . - Nêu được ý nghĩa của qui luật. |
- Giải thích được cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập. |
- Rèn luyện được cách viết sơ đồ lai, thống kê kiểu gen, kiểu hình. - Ứng dụng giải các bài tập đơn giản. |
- Vận dụng giải các bài tập phức tạp, giải thích các hiện tượng di truyền trong thực tiễn. |
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được nội dung kiến thức cần đạt được ở chuyên đề này
2. Phương pháp/ kĩ thật dạy học: Vấn đáp tái hiện, đối thoại, phân tích.
3. Hình thức tổ chức hoạt động; Hoạt động cá nhân
Giáo án sinh học 12
4. Phương tiện dạy học: Sơ đồ liệt kê
5. Sản phẩm: HS chưa
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- Giáo viên giao 2 bài tập lai 1 cặp tính trạng. + P1 : Aa(hạt vàng) x Aa(hạt vàng) + P1 : Bb(hạt trơn) x Bb (hạt trơn) + P3 : AaBb (hạt vàng, trơn) x AaBb (hạt vàng, trơn) thì kết quả sẽ ntn ? - Theo dõi, nhưng không hướng dẫn HS, ghi lại câu trả lời ở P3. Từ đó vào bài mới |
Học sinh hoạt động cá nhân hoặc trao đổi với nhau để tái hiện kiến thức cũ đẻ gải quyết vấn đề. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2 : Trang bị cho học sinh toàn bộ kiến thức cần đạt của chuyên đề
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững toàn bộ kiến thức của chuyên đề
2. Phương pháp/ kĩ thật dạy học: Động não, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân...
3. Hình thức tổ chức hoạt động; Giáo viên và học sinh tái hiện lại kiến thức cũ và mở rộng tìm tòi kiến
thức mới
4. Phương tiện dạy học: Phiếu học tập, sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh...
5. Sản phẩm: Học sinh được trang bị kiến thức cụ thể về các quy luật di truyền
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
*) Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK để tái hiện thí nghiệm Menđen và hoàn thiện các yêu cầu sau trong thời gian 10 phút: |
HS đọc SGK để tái hiện lại thí nghiệm Menđen - Tóm tắt thí nghiệm của Menđen. - HS phân tích tỉ lệ phân li của từng tính trạng riêng rẽ đều 3 :1. xác suất mỗi kiểu hình F2 bằng |
Giáo án sinh học 12
- Menđen đã tiến hành thí nghiệm lai hai tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào? - Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm đó đã phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử? - Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập. *) Mỗi nội dung, yêu cầu 1 học sinh trình bày sau đó cho cả lớp cùng trao đổi, bổ sung-> GV chỉnh sửa để học sinh ghi bài. *) Hướng dẫn học sinh giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập 1. Giới thiệu đoạn phim về lai hai tính trạng và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. 2. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II, kết hợp tái hiện kiến thức lớp 9 để trình bày tóm tắt cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. *) Tổ chức cho học sinh thực hiện lệnh của phần III SGK và nêu ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen. 1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục III và hoàn thành những yêu cầu sau trong thời gian 5 phút: - Thực hiện lệnh mục III SGK - Trình bày ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của các quy luật Menđen |
tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành chúng các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li hoàn toàn độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử. - Trình bày các nội dung đã chuẩn bị, nhận xét bổ sung, ghi bài. HS giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập - Theo dõi GV giới thiệu - Quan sát đoạn phim kết hợp đọc SGK và trình bày cơ sở tế bào học. HS thực hiện lệnh lệnh của phần III SGK và nêu ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen - Đọc SGK - Thực hiện lệnh mục III SGK - ý nghĩa thực tiễn: Dự đoán trước được kết quả phân li ở đời sau - ý nghĩa lý luận: Giải thích được tính đa dạng của sinh giới (xuất hiện biến dị tổ hợp con cháu có những sai khác với bố mẹ, tổ tiên). - Trả lời từng nội dung tương ứng và nhận xét. - Ghi bài |
Giáo án sinh học 12
2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. 3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài |
Kiến thức ghi nhớ :
1. Định luật phân ly độc lập
Cặp alen quy định các cặp tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
phân ly độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.
2.Cơ sở tế bào học
- Mỗi cặp alen quy định một cặp tính nằm trên một cặp NST tương đồng
- Quy luật phân ly độc lập có cơ sở tế bào học là sự phân ly độc lập trong giảm phân và tổ hợp
tự do trong thụ tinh của các cặp NST tương đồng dẫn đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của
các alen.
3. Sơ đồ lai
Ptc Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AABB aabb
Gp AB ab
F1 AaBb 100% hạt vàng, trơn
F1 x F1 AaBb x AaBb
GF1 (AB, Ab, aB, ab)
F2 1AABB : 2AABb : 1AAbb
2AaBB : 4AaBb : 2 Aabb
1aaBB : 2 aaBb : 1aabb
9 Vàng, trơn : 3 vàng, nhăn :
Giáo án sinh học 12
3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
4. Ý nghĩa các quy luật Menđen
- Hình thành vô số BDTH góp phần tạo sự đa dạng và phong phú cho SV.
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
- Nếu biết được các gen nào đó PLĐL có thể dự đoán được kq phân li KH ở đời sau.
*. Công thức tổng quát
n là số cặp gen dị hợp ở F1 - Số giao tử ở F1 2n
- Kết quả các phép lai = tích kết quả các phép lai thành phần.
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 3. Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học của chuyên đề
(1) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của chuyên đề
2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập trắc nghiệm
(4) Phương tiện dạy học: Bài tập chuẩn bị trước trên giấy A4
(5) Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập trắc nghiệm
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giáo viên chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm làm 10 câu hỏi trắc nghiệm về nội dung chuyên đề Giáo viên cho điểm cho những câu trả lời đúng theo nhóm |
Học sinh thảo luận trong nhóm và trả lời Các nhóm khác có thể trả lời thay nếu câu hỏi đó chưa được trả lời chính xác |
D/ VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 4. Nâng cao kiến thức chuyên đề
Giáo án sinh học 12
(1) Mục tiêu: hình thành ý thức và năng lực vận dụng những điều đã học về các quy luật di truyền vào
trong cuộc sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi nâng cao, mở rộng về nội dung chuyên đề như : - Giáo viên giới thiệu một số phương pháp giải nhanh các dạng bài tập xác định số KG,KH, TLKG,TLKH |
Học sinh thảo luận với nhau và trả lời các câu hỏi giáo viên yêu cầu Học sinh lĩnh hội các kiến thức mới, các kiến thức nâng cao và tự làm nhanh các dạng bài tập hay và khó |
E/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Học sinh nắm kĩ các kiến thức cơ bản nhất về các quy luật di truyền đã học và chuẩn bị kiến thức
cho chuyên đề tiếp theo
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Nội dung chính của qui luật phân li độc lập?
A. Các cặp tính trạng di truyền cùng nhau. biến dị tổ hợp. |
B. Các tính trạng khác loại tổ hợp lại tạo thành |
C. Các cặp tính trạng di truyền độc lập.
D. Các cặp alen (nhân tố di truyền) phân li độc lập với nhau trong giảm phân.
Câu 2. Qui luật phân li độc lập thực chất nói về
A. sự phân li độc lập của các tính trạng. B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
Giáo án sinh học 12
D. sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân.
Câu 3. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menden cho rằng tính trạng màu sắc và tính trạng dạng vỏ
hạt đậu di truyền độc lập vì
A. F2 có bốn kiểu hình.
B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 1 trội : 1 lặn.
D. tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F2 bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của các tính trạng màu sắc và
dạng vỏ hạt.
Câu 4. Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là
A. 4. B. 8. C. 16. D.32.
Câu 5. Nếu các gen phân li độc lập, một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbCC có thể sinh ra số loại giao
tử là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 6. Cho cá thể có kiểu gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử là
A. 32. B. 64. C. 128. D. 256.
Câu 7. Điều kiện để các gen phân li độc lập là
A. P phải thuần chủng về các tính trạng đem lai.
B. số lượng cá thể lai đem phân tích phải lớn.
C. gen trội phải trội hoàn toàn. D. các gen nằm trên các NST khác nhau.
Câu 8. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập là
A. sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân.
B. sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân.
C. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen nằm trên các cặp NST đó.
D. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
Giáo án sinh học 12
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải của biến dị tổ hợp?
A. Là biến dị phát sinh do sự tổ hợp lại các gen đã có ở bố mẹ trong quá trình sinh sản.
B. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống.
C. Là biến dị do sự thay đổi cấu trúc của gen.
D. Có thể có lợi, có hại hay trung tính.
Câu 10. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Là cơ sở để tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống.
B. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng ở những loài sinh sản theo lối giao phối.
C. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới.
D. Cho thấy sự di truyền bền vững của các nhóm tính trạng.
Câu 11. Một gen qui định một tính trạng, gen trội trội hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây tạo ra nhiều kiểu
gen và kiểu hình nhất ?
A. AaBbDd × AaBbDd. B. AabbDd × aaBbDd. C. AaBBDd × aaBbDd. D.
AaBbDD × AaBbdd.
Câu 12. Cho cơ thể dị hợp 4 cặp gen di truyền độc lập tự thụ phấn thì số loại kiểu gen ở đời con là
A. 8 B. 16 C. 64 D. 81
Câu 13. Cho cơ thể dị hợp n cặp gen phân li độc lập qui định n tính trạng tự thụ phấn (gen trội trội hoàn
toàn) thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ F1 là
A. 2n B. 3n C. 4n D. n3
Câu 14. Qui luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. đa dạng, phong phú ở các loài giao phối.
C. hoán vị gen.
D. đột biến gen.
Giáo án sinh học 12
Câu 15. Nếu các gen trội nghiên cứu là trội hoàn toàn và các cặp gen phân li độc lập thì phép lai giữa 2
cá thể có KG AaBbCC x AabbCc sẽ cho thế hệ sau có
A. 8 KH, 8 KG. B. 4KH, 12 KG. C. 8KH, 12KG. D. 4KH,