Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy côGiáo án Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tuần 5, tiết 10 Ngày
soạn: 14/9/2018
Bài giảng Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ GEN ĐA HIỆU
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh phải giải thích được khái niệm tương tác gen.
- Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỷ lệ phân ly kiểu hình
của Menđen trong các phép lai 2 tính trạng.
- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng
gộp trong việc quy định tính trạng số lượng .
- Giải thích được 1 số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông
qua 1 ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức toán học.
3.Thái độ:
- Biết vận dụng qui luật giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và vậ
dụng vào sản xuất nông nghiệp.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Nội dung qui luật tương tác bổ sung, thương tác cộng gộp và hiện tượng gen đa
hiệu.
5. Định hướng phát triển năng lực:
TT | Năng lực | Các kỹ năng |
1 | Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề |
- Giải thích hiện tượng di truyền trong thực tế - Giải bài toán di truyền |
2 | Thu nhận và xử lí thông tin |
- Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu - Lập được sơ đồ lai và giải thích kết quả phép lai. |
3 | Nghiên cứu khoa học |
- Quan sát các thí nghiệm và các hiện tượng thực tế liên quan đến các qui luật di truyền. - Dự đoán kết quả phép lai khi biết qui luật di truyền chi phối tính trạng. - Bố trí thí nghiệm kiểm tra quy luật di truyền chi phối tính trạng - Rút ra kết luận từ những phép lai cho trước. |
4 | Năng lực sử dụng ngôn ngữ |
- Biện luận và giải thích kết quả các phép lai |
5 | Năng lực tư duy | - Phân tích mối quan hệ giữa KG và KH. - Đánh giá vai trò của qui luật - Vận dụng giải thích sự di truyền của các tính trạng ngoài tự nhiên. |
6 | Năng lực tính toán |
- Xác định tỉ lệ phân li KG,Kh ở thế hệ lai. - Dự đoán xác suất xuất hiện của một tính trạng nào đó qua các thế hệ. |
6 | Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông |
- Truy cập internet để tìm kiếm tài liệu, trao đổi thông tin về các qui luật di truyền.Sử dung Powerpoint trình chiếu nội dung thực hiện. |
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
- tranh ảnh hoặc màn hình chiếu.
Chuẩn bị của HS:
chuẩn bị bài theo Phân công của Gv
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh
giá
Cấp độ Tên |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao |
Bài học | ||||
Tương tác gen và tác động đa hiệu |
- Trình bày được khái niệm tương tác gen, tương tác cộng gộp, tương tác bổ trợ, gen đa hiệu. |
- Nhận biết được tương tác gen thông qua sự biến đổi kiểu hình. |
- Rèn luyện được cách viết sơ đồ lai, thống kê kiểu gen, kiểu hình. - Phân biệt được các dạng tương tác gen. |
- Vận dụng giải các bài tập phức tạp, giải thích các hiện tượng di truyền trong thực tiễn. |
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được nội dung kiến thức cần đạt được ở
chuyên đề này
2. Phương pháp/ kĩ thật dạy học: Vấn đáp tái hiện, đối thoại, phân tích.
3. Hình thức tổ chức hoạt động; Hoạt động cá nhân
4. Phương tiện dạy học: Sơ đồ liệt kê
5. Sản phẩm: Học sinh nắm lại các kiến thức cơ bản nhất về các quy luật di truyền
đã học ở sinh học lớp 9
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- Giáo viên giao bài tập. Yêu cầu HS giải thích Hoa đậu thơm Ptc : H.đỏ x H.trắng F1 : 100% cây hoa đỏ. F1 x F1 F2 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. - Giáo viên viết các trả lời của HS lê góc bảng và dẫn dắt vào bài. |
Học sinh hoạt động cá nhân hoặc trao đổi với nhau để tái hiện kiến thức cũ |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2 : Trang bị cho học sinh toàn bộ kiến thức cần đạt của chuyên
đề
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững toàn bộ kiến thức của chuyên đề
2. Phương pháp/ kĩ thật dạy học: Động não, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân...
3. Hình thức tổ chức hoạt động; Giáo viên và học sinh tái hiện lại kiến thức cũ và
mở rộng tìm tòi kiến thức mới
4. Phương tiện dạy học: Phiếu học tập, sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh...
5. Sản phẩm: Học sinh được trang bị kiến thức cụ thể về các quy luật di truyền
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
*) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm tương tác gen, sự tương tác bổ sung Yêu cầu học sinh đọc SGK mục I-1 và thực hiện các yêu cầu sau: - Nêu khái niệm tương tác gen. - Hãy cho biết sự giống và khác giữa thí nghiệm lai trong tương tác bổ sung so với thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen - Từ tỉ lệ kiểu hình ở F2 cho phép ta kết luận được gì về KG của F1? - Tóm tắt TN và viết SĐL từ P đến F2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài. *) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất của kiểu tương tác cộng gộp 1. Yêu cầu học sinh đọc mục I-2 và quan sát hình 10.1 SGK hoàn thành những nội dung sau: - Thế nào là tương tác cộng gộp? - Nêu ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối qua đó có nhận xét gì về mối tương quan giữa số lượng |
HS tìm hiểu khái niệm tương tác gen, sự tương tác bổ sung - Đọc mục I-1. SGK - Phát biểu khái niệm tương tác gen. - Viết SĐL như SGK - Trình bày từng nội dung trên - Nhận xét - Ghi bài Học sinh tìm hiểu bản chất của kiểu tương tác cộng gộp |
gen cùng loại(trội hoặc lặn) trong một kiểu gen với sự biểu hiện tính trạng. - Những loại tính trạng nào chịu sự chi phối của kiểu tương tác này ? - Trong phép lai 2 tính trạng kết luận chắc chắn có sự tương tác gen căn cứ vào kiểu hình ở đời lai nào ? 2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. 3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiên thức để học sinh ghi bài. *) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác động đa hiệu của gen 1. Yêu cầu học sinh đọc mục II và quan sát hình 10.2 SGK và trả lời các câu hỏi sau: - Trình bày khái niệm gen đa hiệu? - Những biểu hiện nào cho thấy gen đột biến HbS là gen đa hiệu? - Khi một gen đa hiệu bị đột biến dẫn đến hậu quả gì? 2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. 3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài. 4. Tuỳ đối tượng học sinh GV có thể giới thiệu qua một số các dạng tương tác khác(át chế) |
- Đọc SGK mục I-2 và quan sát hình 10.1 giả quyết các yêu cầu GV đề ra HS tìm hiểu tác động đa hiệu của gen - Một vài học sinh trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Ghi bài |
Kiến thức ghi nhớ
I. Tương tác gen:
* Khái niệm là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu
hình.
1. Tương tác bổ sung:
- Tác động bổ sung là kiểu tương tác của hai hay nhiều gen không alen cùng tác động
chi phối hình thành nên một kiểu hình đăc trưng.
- Một số trường hợp tương tác gen
Ptc : tròn x tròn F1 dẹt; F2: 9dẹt: 6tròn: 1dài.
Ptc : HHồng x HĐậu F1 Hồ đào; F2: 9HĐào: 3H- 3Hđậu: 1lá.
2. Tương tác cộng gộp:
- Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác
theo kiểu cộng gộp quy định.
- Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó các alen trội khác nhau đều có vai trò như
nhau đối với sự biểu hiện kiểu hình.(mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của KH
lên một chút ít)
II. Tác động đa hiệu của gen:
- Là hiện tượng DT mà một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng
khác nhau.
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 3. Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học của chuyên đề
(1) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của chuyên đề
2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập trắc nghiệm
(4) Phương tiện dạy học: Bài tập chuẩn bị trước trên giấy A4
(5) Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập trắc nghiệm
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giáo viên chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm làm 10 câu hỏi trắc nghiệm về nội dung chuyên đề Giáo viên cho điểm cho những câu trả lời đúng theo nhóm |
Học sinh thảo luận trong nhóm và trả lời Các nhóm khác có thể trả lời thay nếu câu hỏi đó chưa được trả lời chính xác |
D/ VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 4. Nâng cao kiến thức chuyên đề
(1) Mục tiêu: hình thành ý thức và năng lực vận dụng những điều đã học về các
quy luật di truyền vào trong cuộc sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi nâng cao, mở rộng về nội dung chuyên đề như : - Xác định tỉ lệ KG, KH ở mức độ 3,4. Giáo viên giới thiệu một số phương pháp giải nhanh các dạng bài tập lai có tính chất mở rộng nâng cao đáp ứng phần vận dụng cao trong đề kiểm tra, đề thi THPT quốc gia. |
Học sinh thảo luận với nhau và trả lời các câu hỏi giáo viên yêu cầu Học sinh lĩnh hội các kiến thức mới, các kiến thức nâng cao và tự làm nhanh các dạng bài tập hay và khó |
E/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Học sinh nắm kĩ các kiến thức cơ bản nhất về các quy luật di truyền đã học và
chuẩn bị kiến thức cho chuyên đề tiếp theo
Câu hỏi và bài tập
1. Ở 1 loài thực vật, kiểu gen A- B- biểu hiện quả tròn, các kiểu gen còn lai (A-bb;
aaB-; aabb) biểu hiện quả dài.Tỉ lệ kiểu hình của F2 tạo ra từ phép lai P: Aabb x
aaBB là:
A. 9 quả tròn: 7 quả dài B. 9 quả dài: 7 quả tròn
C. 15 quả tròn: 1 quả dài. D. 13 quả dài: 3 quả tròn.
2. Sử dụng dữ kiện của câu 1. Nếu đem cây có quả tròn lai phân tích thì thế hệ sau
sẽ phân li KH như thế nào?
A. 9 quả tròn: 7 quả dài B. 3 quả dài: 1 quả tròn
C. 3 quả tròn: 1 quả dài. D. 1 quả dài: 1 quả tròn.
3. Ở 1 loài thực vật, chiều cao cây do 2 gen không cùng lôcut quy định, cứ mỗi
alen trội làm cho cây cao thêm 5cm so với gen lặn.Qui luật di truyền nào đã chi
phối tính trạng chiều cao cây nói trên?
A. qui luật phân li độc lập B. qui luật tác động cộng gộp
C. qui luật tác động bổ trợ. D. qui luật tác động át chế.
4. Sử dụng dữ liệu câu 3-Kiểu gen nào sau đây biểu hiện chiều cao thấp nhất?
A. AABB B. AaBB C. AABb D.
aabb.
5. Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 2 gen không alen phân li độc lập qui
định và cứ mỗi alen trội làm cho cây giảm bớt chiều cao 10cm. Cây cao nhất có độ
cao 100cm. Kiểu gen cho cây có chiều cao 80cm là:
A. AAbb, aaBB, AaBb B. AABB, Aabb, aabb
C. AABb và AaBB D. A-B-; A-bb; aaB-; aabb
6: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với
nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp
lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di
truyền theo quy luật
A. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). B. tương tác bổ sung.
C. tương tác cộng gộp. D. phân li.
7: Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai
cao nhất là:
A. AABbdd × AAbbdd. B. aabbdd × AAbbDD.
C. aabbDD × AABBdd. D. aaBBdd × aabbDD.
Câu 8: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. gen trội. cường. |
B. gen điều hòa. | C. gen đa hiệu. | D. gen tăng |
Câu 2: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. ở một tính trạng. B. ở một loạt tính trạng do nó chi
phối.
C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.
Câu 9: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều
có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả
dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền
A. phân li độc lập. không hoàn toàn. |
B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác bổ sung. D. | trội |
Câu 10: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều
có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả
dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là
A. aaBB. hoặc aaBB. |
B. aaBb. | C. AAbb. | D. | AAbb |
Câu 11: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều
có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả
dài. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ bí quả tròn đồng hợp thu được ở F2 trong phép lai trên là
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/3. D. 1/8.
Câu 12: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1.
Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75%
cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa
đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 12,5%. B. 18,75%. C. 37,5%. D. 25%.
Câu 13: Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 37,5% cây thân
cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây
thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng
màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột
biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên
thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng.
B. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng : 1 cây thân cao, hoa đỏ : 1
cây thân cao, hoa trắng.
C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng : 2 cây thân thấp, hoa trắng.
D. 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng.