Lý thuyết Metan (mới 2023 + 17 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết – Hóa học 9

Tải xuống 6 3.3 K 30

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về Metan có đáp án môn Hóa học lớp 9, tài liệu bao gồm 6 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Hóa học 9 Bài 36: Metan

A. Lý thuyết Metan

I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý.

– Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than).

– Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.

II. Cấu tạo phân tử

Công thức cấu tạo của metan:

– Giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có 1 liên kết, đó là liên kết đơn.

– Phân tử metan có 4 liên kết đơn.

III.  Tính chất hóa học

1. Tác dụng với oxi:

Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

CH4 + 2O2    CO2 + 2H2O

CnH2n+2  +  O2  nCO2 + (n+1)H2O

nankan = nH2O – nCO2

Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng:

Lý thuyết, bài tập về Metan có đáp án (ảnh 1)

IV. Ứng dụng

 Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.

– Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:

     CH+ 2H2O  CO2 + 4H2

– Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

B. Trắc nghiệm Metan

Câu 1: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:

A. Phản ứng thế.                                            B. Phản ứng cộng.

     C. Phản ứng oxi hóa – khử.                           D. Phản ứng phân hủy.

Câu 2: Các tính chất vật lí cơ bản của metan là: 

A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều tron nước

B. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước

C. Chất khí không màu, tan nhiều trong nước

D. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách: 

A. Đẩy không khí (ngửa bình.)                 B. Đẩy axit 

C. Đẩy nước (úp bình)                               D. Đẩy bazo

Câu 4: Để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic hay không ta cho vào ống nghiệm hóa chất nào say đây?

A. Nước cất                                     B. Nước vôi trong

C. Nước muối                                  D. Thuốc tím

Câu 5: Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là: 

A. Có bột sắt làm xúc tác

B. Có axit làm xúc tác

C. Có nhiệt độ

D. Có ánh sáng

Câu 6: Thể tích khí oxi cần để đốt cháy hết 3,36 lít khí metan là: 

A. 22,4 lít                B. 4,48 lít           C. 3,36 lít              D. 6,72 lít

Câu 7: Chất nào sau đây không gây nổ khi trộn với nhau?

A. H2 và O2          B. H2 và Cl2       C. CH4 và H2          D. CH4 và O2

Câu 8: Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?

A. CH4 + Cl2    CH2Cl2 + H2 

B. CH4 + Cl2  CH2 + 2HCl

C. 2CH4 + Cl2    2CH3Cl + H2 

D. CH4 + Cl2    CH3Cl + HCl

Câu 9: Thành phần chính của khí thiên nhiên (khí đồng hành), khí dầu mỏ, khí ủ phân rác là:

A. C6H6                        B. C2H2               C. CH4               D. C2H4

Câu 10: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C và H trong hợp chất metan lần lượt là:

A. 70%; 30%.                                          B. 75%; 25%.

C. 80%; 20%.                                          D. 90%; 10%.

Câu 11: Khi tiến hành phản ứng thế giữa khí metan với clo có chiếu sáng thu được một sản phẩm thế chứa 83,529% clo theo khối lượng. Công thức của sản phẩm thế thu được là: 

A. CH3Cl           B.CHCl3               C.CCl4              D.CH2Cl2

Câu 12: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của metan?

A. Tham gia phản ứng thế

B. Làm mất màu dung dịch nước brom

C. Tác dụng với oxi tao thành CO2 và nước

D. Cả A và C đều đúng

Câu 13: Để có hỗn hợp nổ mạnh nhất giữa khí CH4 và khí oxi cần phải trộn chúng theo tỷ lệ thể tích phù hợp là: 

A. 2:3                 B.4:7                  C.1:2                 D.7:8

Câu 14: Dẫn khí metan và khí clo vào ống nghiệm, đặt ngoài ánh sáng. Sau đó, đưa mảnh giáy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là: 

A. Quỳ tím chuyển thành màu xanh

B. Quỳ tím bị mất màu

C. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ

D. Quỳ tím không đổi màu

Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải là của metan?

A. Dùng làm nhiên liệu.

B. Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:

                 Metan + H2O   cacbon đioxit + hiđro

C. Metan dùng để sản xuất axit axetic, rượu etylic, poli (vinyl clorua),...

D. Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hỗn hợp CH4 và H2 thì thu được 11,2 lít hơi H2O (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là: 

A. 90% CH4 và 10% H2

B. 60% CH4 và 40% H2

C. 94,12% CH4 và 5,88% H2

D. 91,12% CH4 và 8,88% H2

CH4 +2O2  CO2 + 2H2O

x

2H2 +O2  2H2O

Y

Ch4

               +O2  co2 + h2o 0,5mol

H2

Bt H: 4x +2y = 2.0,5

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 1,7 gam khí CO và CH4 trong bình chứa khi oxi dư. Dẫn sản phẩm cháy đi qua bình đựng nước vôi trong dư, thu được 8 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?

A. 60% và 40%                                 B. 43,75% và 56,25%

C. 40,75% và 59,25%                        D. 30% và 70%

CO  x                     CO2  + Ca(OH)2  CaCO3 (0.08mol) + H2O

           + O2  

CH4 y                     H2O

 

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống