Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về khái niệm hợp chất hữu cơ có đáp án môn Hóa học lớp 9, tài liệu bao gồm 12 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Hóa học 9 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
A. Lý thuyết Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
I. Khái niệm
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối: cacbonat, cacbua (C2-), xianua (CN- )…).
VD: CH4, C2H2, C6H6, CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11.
– Hợp chất hữu cơ có ở trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm. đồ dùng và ngay trong cơ thể chúng ta.
II. Phân loại hợp chất hữu cơ
1. Hiđrocacbon: Phân tử chỉ chứa nguyên tử cacbon và hiđro.
Ví dụ: C4H10, C2H4, C3H4, C6H6,…
2. Dẫn xuất của hiđrocacbon
– Ngoài C và H, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như: O, S, Cl,…
Ví dụ: C6H5OH, C6H5NH2, C12H22O11, CH3COOH, CH3CHO
III. Khái niệm về hóa học hữu cơ
– Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ
– Hóa học hữu cơ có nhiều phân ngành như: Hóa học dầu mỏ, hóa học polime, hóa học các hợp chất thiên nhiên.
IV. Đặc điểm cấu tạo trong phân tử hợp chất hữu cơ
– Trong các hợp chất hữu cơ, C có hóa trị IV, H có hóa trị I, O luôn có hóa trị II.
– Kí hiệu:
Ví dụ:
Ví dụ về phân tử rượu etylic.
– Mạch cacbon: các nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nhau
+ Mạch vòng:
+ Mạch hở:
V. Công thức cấu tạo
* Cách viết CTCT của một hợp chất hữu cơ
Ví dụ: Viết CTCT của HCHC sau: C4H10
Giả sử hợp chất hữu cơ có dạng CXHYOZNt
số liên kết + số vòng.
Ví dụ C4H8.
Suy ra trong phân tử có 1 vòng hoặc 1 lk
Bài tập: viết các các thức cấu tạo của các phân tử: C3H6, C4H8, C5H10, C2H5Br.
B. Trắc nghiệm Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Câu 1: Hãy chọn các mệnh đề đúng
1. Tất cả các hợp chất chứa cacbon là hợp chất hữu cơ
2. Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa cacbon trừ một số nhỏ là hợp chất vô cơ như CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat và hidrocacbonat, xianua của kim loại.
3. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, dễ tan trong nước
4. Số lượng hợp chất vô cơ nhiều hơn số lượng hợp chất hữu cơ vì có rất nhiều nguyên tố tạo thành chất vô cơ
5. Đa số các hợp chất hữu cơ có bản liên kết cộng hóa trị nên dễ bị nhiệt phân hủy và ít tan trong nước
6. Tốc độ phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm nên phải dùng chất xúc tác.
A. 1,2,3,5 B. 2, 4, 5
C. 2, 4, 5, 6. D. 2, 5, 6
Câu 2: Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố:
A. cacbon B. hidro C. oxi D. nito
Câu 4: Oxi hóa hoàn toàn 6 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 6,72 lit CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 6 gam X là?
A. 2,4g B. 1,6g C. 3,2g D. 2,0g
Câu 5: Dựa vào dữ kiện nào sau đây để nói về một chất là vô cơ hay hữu cơ?
A. Trạng thái ( rắn, lỏng, khí) B. Độ tan trong nước
C. Màu sắc D. Thành phần nguyên tố
Câu 6: Dãy các chất sau là hidrocacbon?
A. CH4, C2H2, C2H5Cl.
B. C6H6, C3H4, HCHO.
C. C2H2, C2H5OH, C6H12
D. C3H8, C3H4, C3H6.
Câu 7: Hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ khác nhau ở điểm nào?
A. Hợp chất hữu cơ kém bền nhiệt hơn hợp chất vô cơ
B. Hợp chất hữu cơ thường chứa C, H và Có thể có O, Cl, S,...
C. Hợp chất hữu cơ thường có số lượng nhiều hơn hợp chất vô cơ
D. Các đặc điểm trên đều đúng
Câu 8: Theo thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ được chia thành
A. hiđrocacbon và các chất không phải hiđrocacbon.
B. hiđrocacbon và các hợp chất chứa oxi.
C. hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
D. hiđrocacbon và các hợp chất có nhóm chức.
Câu 9: Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.
B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCOOH, CH3Br, CH3CH2OH.
C. FeCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCl, CH3Br, CH2CH2Br.
D. Hg2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCl, Na2SO4, CH3CH2Br.
Câu 10: Các chất cho dưới đây, chất nào có phần trăm khối lượng cacbon lớn nhất?
A.CH4. B.CH3Cl. C.CH2Cl2. D. CHCl3
Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. Al4C4 B. CH4 C. CO D. Na2CO3
Câu 12: Chọn câu đúng trong các câu sau;
A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên ngành nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên ngành nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên ngành nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên ngành nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
Câu 13: Để biết cụ thể về số lượng nguyên tử, cách liên kết và thứ tự liên kết các nguyên tử trong một phân tử hợp chất hữu cơ, ta phải dùng công thức nào?
A. Công thức tổng quát
B. Công thức cấu tạo
C. Công thức phân tử
D. Cả ba phương án đều sai
Câu 14: Cho các chất sau:
1. C2H6O
2. C6H5CH=CH2
3. C2H4O2
4. CH3NH2
5. CH3NO2
6. NaHCO3
7. C2H3O2Na
8. C6H6
9. C3H6
Có bao nhiêu chất trong các chất kể trên là dẫn xuất của hidrocacbon?
A. 6 B. 5 C. 7 D. 8
C. Bài tập Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
1. Dựa vào phần trăm khối lượng hoặc phần trăm số mol
– Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CxHyOz là thiết lập tỉ lệ :
x:y:z=nC:nH:nO=
hoặc x:y:z=
Từ tỉ lệ x : y : z => công thức đơn giản nhất => công thức phân tử
2. Dựa vào phản ứng cháy
Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố
– Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ mà sản phẩm thu được chỉ gồm có CO2 và H2O thì hợp chất đó có chứa 2 nguyên tố (C, H) hoặc 3 nguyên tố (C, H, O).
– Nếu đề bài đã cho biết rõ chất hữu cơ đem đốt cháy chỉ chứa 2 nguyên tố hoặc chất hữu cơ đó là một hiđrocacbon thì chỉ cần xác định khối lượng cacbon và hiđro.
– Nếu chất hữu cơ đem đốt cháy không nói rõ chứa những nguyên tố nào thì ta phải xác định xem chất đó có chứa thêm nguyên tố oxi hay không.
* Nếu mO = mA – (mC + mH) = 0 => A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H
* Nếu mO = mA – (mC + mH) > 0 => A chứa cả 2 nguyên tố C, H và thêm O
Bước 2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố
nC =nCO2; nH =2.nH2O
Bước 3: Lập tỉ lệ số mol: nC : nH : nO = x : y : z
Bước 4: Công thức đơn giản nhất (CxHyOz)n = MA
Bước 5: Viết công thức phân tử
Câu 1: Chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 40%; 6,67%; 53,33%. Biết trong X có 2 nguyên tử oxi.Công thức phân tử của X là:
A. CH2O2 B.C2H3O2 C.C2H4O2 D.C3H6O2
Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A thu được CO2, H2O và N2 biết trong X có phần trăm về khối lượng các chất là %C= 51,3%. %H= 9,4%; %N= 12%; và dA/kk= 4,03. Công thức đơn giản nhất của X là:
A.C5H9O2N B.C5H9O2N C.C5H10O2N D.C10H22N2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hợp chất A thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức thực nghiệm của A là:
A. ( CH2)2 B. (CH2O)n C. (C3H5O)n D. CH2O
nCO2 = 8,8/44=0,2 mol nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol
nC = 0,2 mol ,n H = 0,2*2= 0,4 mol
mO = 6- 0,2*12 -0,4*1 = 3,2 g à nO = 3,2 /16=0,2 mol
gọi cthuc tổng quát là CxHYOz
x:y:z = 0,2: 0,4:0,2 = 1:2:1 à CT: CH2O
Câu 4: Tỷ khối hơi của chất X so với hidro bằng 44. Phân tử khối của X là:
A. 44 B. 46 C. 22 D. 88
Câu 5: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?
A.C2H4 B.C2H2 C.C6H6 D. C2H6