Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 36: Metan chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Metan lớp 9.
Giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 36: Metan
Câu hỏi và bài tập( trang 116 SGK Hóa học 9)
Bài 1 trang 116 SGK Hóa học 9: Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2.
a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một ?
b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?
Lời giải :
a) Những khí tác dụng với nhau từng đôi một là:
CH4 và O2; CH4 và Cl2; H2 và O2; H2 và Cl2.
b) Hai khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ là: CH4 và O2; H2 và O2.
PTHH:
Bài 2 trang 116 SGK Hóa học 9: Trong các phương trình hoá học sau, phương trình hoá học nào viết đúng ? phương trình nào viết sai?
a) CH4 + Cl2 CH2Cl2 + H2;
b) CH4 + Cl2 CH2 + 2HCl;
c) 2CH4 + Cl2 2CH3Cl + H2;
d) CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl.
Bài 3 trang 116 SGK Hóa học 9: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Lời giải :
Bài 4 trang 116 SGK Hóa học 9: Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để :
a) Thu được khí CH4.
b) Thu được khí CO2.
Lời giải :
a) Thu khí CH4: Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 loãng dư, có phản ứng xảy ra:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Khí thoát ra là CH4
b) Thu khí CO2 : Sau khi thu lấy metan, lấy kết tủa, rửa sạch và đem nung (hoặc cho tác dụng với dung dịch HCl), thu được CO2.
CaCO3 CaO + CO2
I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than).
- Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
- Trong phân từ metan chỉ có 4 liên kết đơn
- Những hiđrocacbon mạch hở, phân tử chỉ có liên kết đơn giống như metan gọi là ankan, có công thức chung CnH2n+2, với n > 0.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với oxi:
- Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.
2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng:
CH4 + Cl2 HCl + CH3Cl (metyl clorua)
- Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế.
IV. ỨNG DỤNG
- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.
- Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:
Metan + H2O cacbon đioxit + hiđro
- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
Sơ đồ tư duy: Metan