Lý thuyết Axit axetic (mới 2023 + 16 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết – Hóa học 9

Tải xuống 8 1.9 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về Axit axetic có đáp án môn Hóa học lớp 9, tài liệu bao gồm 6 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Hóa học 9 Bài 45: Axit axetic

A. Lý thuyết Axit axetic

– Công thức phân tử: C2H4O2

– Phân tử khối: 60

I. Tính chất vật lý

–Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

II. Cấu tạo phân tử 

– Công thức cấu tạo: Lý thuyết, bài tập về Axit axetic có đáp án (ảnh 1)

– Công thức rút gọn: CH3-COOH

– Nhóm (-COOH) làm cho phân tử có tính axit

CT chung của axit : CnH2n+1COOH gọi là axit cacboxylic no, đơn chức

III. Tính chất hóa học

1. Tính axit yếu

– Axit axetic là một axit hữu cơ mang đầu đủ tính chất của một axit yếu, yếu hơn axit HCl, H2SO4 nhưng mạnh hơn axit cacbonic H2CO3  

– Làm quỳ tím chuyển đỏ

– Tác dụng với kim loại đứng trước H:

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

– Tác dụng với bazơ: 

CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

– Tác dụng với oxit bazơ:  

2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

– Tác dung với muối: 

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

2. Tác dụng với rượu etylic

     CH3COOH+C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

      axit axetic     rượu etylic                 etyl axetat

3. Phản ứng cháy

– Axit axetic cháy trong oxi tạo sản phẩm gồm CO2 và H2O

CH3COOH+2O2→ 2CO2 +2H2O

IV. Ứng dụng

– Axit axetic được dùng để điều chế dược phẩm, thuốc diệt cỏ, phẩm nhuộm, tơ sợi nhân tạo,…

Lý thuyết, bài tập về Axit axetic có đáp án (ảnh 2)

V. Điều chế

– Trong công nghiệp: điều chế từ butan theo phương trình:

2C4H10+5O2 → CH3COOH+2H2O

– Để sản xuất giấm ăn (có nồng độ axit axetic từ 2-5%), người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

B. Trắc nghiệm Axit axetic

Câu 1: Ứng dụng nào sau đây không phải của axit axetic? 

A. Pha giấm ăn

B. Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng

C. Sản xuất cồn

D. Sản xuất chất dẻo, tơ nhân tạo

Câu 2: Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?

A. Na

B. Dung dịch AgNO3

C. CaCO3

D. Dung dịch NaCl

Câu 3: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp: 

1.    Lên men giấm ancol etylic

2.    Oxi hóa không hoàn toàn andehit axetic

3.    Oxi hóa không hoàn toàn Butan

4.    Cho metanol tác dụng với cacbon oxit

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo ra axit axetic là?

A. 1                  B. 2                        C. 3                D. 4

Câu 4: Yếu tố nào không làm tăng hiệu suất phản ứng este hóa giữa axit axetic và etanol?

A. Dùng H2SO4 đặc làm xúc tác

B. Chưng cất este tạo ra

C. Tăng nồng độ axit hoặc ancol

D. Lấy số mol ancol và axit bằng nhau

Câu 5: Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?

A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro

B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol

C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn

D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi

Câu 6: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ

A. 2% đến 5%

B. 6% đến 10%

C. 11% đến 14%

D. 15% đến 18%

Câu 7: Dãy chất phản ứng với axit axetic là

A. ZnO, Cu, Na2CO3, KOH                          

B. ZnO, Fe, Na2CO3, Ag

C. SO2, Na2CO3, Fe, KOH                            

D. ZnO, Na2CO3, Fe, KOH

Câu 8: So sánh nhiệt độ sôi của các chất : Axit axetic, axeton, propan, etanol

A. CH3COOH > CH3CH2CH3> CH3COCH3> C2H5OH

B. C2H5OH>CH3COOH >CH3CH2CH3> CH3COCH3

C. CH3COOH >C2H5OH>CH3COCH3>CH3CH2CH3

D. C2H5OH>CH3COCH3>CH3COOH >CH3CH2CH3

Câu 9: Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

A. đimetyl ete                                                B. etyl axetat

C. rượu etylic                                                 D. metan

Câu 10: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau? 

A. Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

B. Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo và tơ nhân tạo.

C. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 đến 5%.

D. Bằng cách oxi hóa etan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axetic

Câu 11: 

Chia a gam axit axetic thành 2 phần bằng nhau: 

-Phần 1: trung hòa vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4 M

-Phần 2: thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m gam este ( giả sử hiệu suất phản ứng là 100%)

Vậy m có giá trị là: 

A. 16,7 gam                                       B. 17,6 gam

C. 16,8 gam                                        D. 18,6 gam

Câu 12:  So sánh tính axit của các chất sau (xếp theo thứ tự tăng dần: 

CH3CHClCH2COOH (1)

CH2ClCH2CH2COOH (2)

CH3CH2CHClCOOH (3)

CH3CH2CH2COOH (4)

A. 1< 3< 2< 4

B. 2< 1< 3< 4

C. 4< 3< 2< 1

D. 4< 2< 1< 3

Câu 13: Cho 1 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất và 1 gam axit fomic vào ống nghiệm thứ 2, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích CO2 thu được ở cùng nhiệt độ, áp suất là: 

A. Hai ống bằng nhau

B. Ống 1 nhiều hơn ống 2

C. Ống 2 nhiều hơn ống 1

D. Cả hai ống đều nhiều hơn 22,4 lít (đktc)

Câu 14: Cho axit có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có nồng độ 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Vậy x có giá trị là: 

A. 20%            B. 16%            C. 17%           D. 15%

Lý thuyết, bài tập về Axit axetic có đáp án (ảnh 3)

Câu 15: Cho một hỗn hợp gồm axit axetic và một axit (X) thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic. Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp này thì cần vừa đủ 300ml dung dịch NạOH 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,48 gam muối khan. Biết nCH3COOH: nX= 1: 2. Công thức phân tử của X là: 

A. HCOOH                                      B. C2H5COOH

C. CH3COOH                                  D. C3H7COOH

CH3COOH + NaOH —> CH3COONa + H20

x mol                                   x mol

CnH2n+1COOH + NaOH     —> CnH2n+1COONa + H20

2x mol                                                2x mol

Theo đầu bài ta có : nNaOH=0,3*0,2=0,06(mol)

Theo phương trình : x + 2x = 0,06 —> x = 0,02 (mol)

Khối lượng của CH3COONa là : 0,02*(15 + 44+ 23) = 1,64 (gam).

Khối lượng của CnH2n + 1COONa là:  0,04(14n + 68) = (0,56n + 2,72).

Theo đề bài : 1,64+ 0,56n + 2,72= 5,48

—> n = 2. Công thức của axit là C2H5COOH.

Câu 16: Cho 20,5 gam hỗn hợp ancol etylic và axit axetic tác dụng với kali dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp đó thực hiện phản ứng este hóa thì khối lượng este thu được là bao nhiêu? Biết H= 100%

A. 10 gam         B. 12 gam     C. 13,2 gam      D. 14,2 gam

Câu 17: Cho 250 gam axit axetic tác dụng với 161 gam ancol etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác. Khi phản ứng xảy ra xong thì có 60% lượng axit chuyển thành este. Khối lượng este thu được sau khi phản ứng kết thúc là: 

A. 220gam                 B. 230 gam              C. 235 gam           D. 240 gam

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống