Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về Chất béo có đáp án môn Hoá học lớp 9, tài liệu bao gồm + số trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Chất béo
I. Chất béo tự nhiên và tính chất vật lý.
1. Trạng thái tự nhiên
– Chất béo gồm mỡ lấy từ động vật và dầu ăn lấy từ thực vật.
– Trong cơ thể động vật, chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ, còn trong thực vật chất béo có ở hạt, quả.
2. Tính chất vật lí
Mỡ ở thể rắn còn dầu ở thể lỏng. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong dầu hỏa, xăng,…
II. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO CỦA CHẤT BÉO
– Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là (RCOO)3C3H5
– Glixerol có CTCT là:
– Axit béo là axit hữu cơ (trong phân tử chứa từ 12-24 nguyên tử C), có công thức chung là RCOOH với R là gốc hiđrocacbon.
Ví dụ: C15H31COOH: axit panmitic
C17H35COOH: axit stearic
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CHẤT BÉO
1. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
– Khi đun nóng chất béo với nước có axit xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạo ra các axit béo và glixerol.
(RCOO)3C3H5 +3H2O→ C3H5(OH)3 + 3RCOOH
2. Thủy phân trong môi trường kiềm
– Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thủy phân sinh ra muối của các axit béo và glixerol
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
– Hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
IV. ỨNG DỤNG
– Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật
– Dùng để sản xuất xà phòng, glixerol.
Câu 1: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
A. Dầu ăn là este
B. Dầu ăn là este của glixerol
C. Dầu ăn là một este của glixerol và axit béo
D. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo
Câu 2: Khi đun nóng chất béo với kiềm, thu được:
A. Glixerol và axit vô cơ
B. Glixerol và hai axit béo
C. Glixerol và hỗn hợp muối của axit vô cơ
D. Glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo
Câu 3: Có thể làm sạch vết dầu mỡ dính vào quần áo bằng cách nào sau đây?
A. Giặt bằng nước
B. Tẩy bằng cồn 95∘
C. Tẩy bằng xăng
D. Tẩy bằng xà phòng
Câu 4: Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol ?
A. tristearin B. metyl axetat
C. metyl fomat D. benzyl axetat
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Phân tử chất béo chứa nhóm chức este.
C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo còn có tên là triglixerit.
Câu 6: Chất nào sau đây không phải là chất béo?
A. Dầu dừa B. Dầu vừng C. Dầu lạc D. Dầu luyn
Câu 7: Để thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,368 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng xà phòng bánh thu được là bao nhiêu? Biết muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng
A. 15,69kg B. 20kg C. 17kg D. 18kg
BTKl
maxit béo + mNaOH = mglixerol + mmuối của axit béo
8,58 +1,2 = 0,368 + ?
mmuối của axit béo = 9,412(g)
m xà phòng = 0,9412/0,6= 15,69(g)
Câu 8: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành
A. axit béo và glixerol
B. axit cacboxylic và glixerol
C. CO2 và H2O
D. NH3, CO2, H2O
Câu 9: Để điều chế được 2 tấn C17H33COONa dùng làm xà phòng, thì khối lượng chất béo (C17H33COO)3C3H5 đem dùng là bao nhiêu, biết sự hao hụt trong sản xuất là 16%?
A. 2 tấn B. 3 tấn C. 2,31 tấn D. 3,31 tấn
Câu 10: Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH. Tính khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?
A. 1,78 kg B. 0,184 kg C. 0,89 kg D. 1,84 kg
Câu 11: Đun nóng 6,5 tấn một chất béo có dạng (C17H35COO)3C3H5 với lượng dung dịch NaOH dư. Khối lượng xà phòng chứa 83% muối C17H35COONa thu được là:
Câu 12: Đun nóng 4,45 gam chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH. Khối lượng glixerol thu được là:
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 8,58 gam một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH. Sản phẩm thu được gồm 0,92 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng của hỗn hợp các muối thu được là:
Câu 14: Xà phòng hóa 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 thì cần dùng vừa đúng 7,366 kg KOH. Nếu hiệu suất của các phản ứng đều đạt là 100% thì khối lượng của xà phòng thu được là:
A. 39,765kg B. 39,719kg C. 31,877kg D. 43,689 kg