Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS thấy được những đặc điểm thuận lợi của ruồi giấm đối với n/c di truyền học.
- Hiểu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét được kết quả thí nghiệm đó .
- Trình bày được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết, nhất là trong quá trình chọn
giống.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ (5p):
- HS1: Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? (6đ)
- HS2: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực và cái ở vật nuôi? Điều đó có ý
nghĩa gì trong thực tiễn? (4)
Đáp án:
1. Mỗi ý so sánh được 2đ
NST thường | NST giới tính |
- Tồn tại thành từng cặp lớn hơn 1 trong TB xôma ( TB lưỡng bội) - Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. |
- Thường tồn tại 1 cặp trong Tb lưỡng bội. - Tồn tại thành từng cặp tương đồng ( XX) hoặc không tương đồng (XY) - Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể. |
2. - Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi dựa vào các yếu tố môi trường
trong và ngoài cơ thể ( Hoocmôn sinh dục, nhiệt độ, ánh sáng…). (2đ)
- Có ý nghĩa trong việc chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp với mđích sản
xuất. (2đ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. |
Chúng ta đã nghiên cứu các quy luật di truyền của Menđen và các điều kiện nghiệm đúng. Vậy, nếu có những tính trạng di truyền theo quy luật khác chúng ta sẽ giải thích ra sao ? Đây là nội dung bài học 13. |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: thí nghiệm của Moocgan và nhận xét được kết quả thí nghiệm đó . - ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết, nhất là trong quá trình chọn giống. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. |
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. | ||
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời: ? Tại sao Moocgan lại chọn ruồi giấm làm đối tượng thí nghiệm? - Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin SGK và trình bày thí nghiệm của Moocgan. - Yêu cầu HS quan sát H 13, thảo luận nhóm và trả lời: ? Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích? ?Moocgan tiến hành phép lài phân tích nhằm m/đích gì? ? Vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy |
- HS nghiên cứu 3 dòng đầu của mục 1 và hiểu được : Ruồi giấm dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị, số lượng NST ít còn có NST khổng lồ dễ quan sát ở tế bào của tuyến nước bọt. - 1 HS trình bày thí nghiệm. - HS quan sát hình, thảo luận, thống nhất ý kiến và hiểu được : + Vì đây là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang kiểu gen lặn nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực. + Vì ruồi cái thân đen cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, ruồi đực phải cho 2 loại giao tử => Các gen nằm trên cùng 1 NST. + Thí nghiệm của Menđen 2 cặp gen AaBb phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab. |
I. Thí nghiệm của Moocgan (22p) 1. Đối tượng thí nghiệm: Ruồi giấm 2. Nội dung t/nghiệm: - Pt/c: Thân xám. cánh dài x Thân đen, cánh cụt F1: 100% thân xám, cánh dài - Lai phân tích: Con đực F1: Xám, dài x Con cái: đen, cụt FB: 1 xám, dài : 1 đen, cụt 3. Giải thích: - F1 được toàn ruồi xám, dài chứng tỏ tính trạng thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội so với cánh cụt. Nên F1 dị hợp tử về 2 cặp gen (BbVv) - Lai ruồi đực F1 thân xám cánh dài với ruồi cái thân đen, cánh cụt. Ruồi cái đồng hợp lặn về 2 cặp gen nên chỉ cho 1 loại giao tử bv, không quyết định kiểu hình của FB. Kiểu hình của FB do giao tử của ruồi đực quyết định. FB có 2 kiểu hình nên ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử: BV và bv khác với phân li độc lập cho 4 loại giao tử, chứng tỏ |
định tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST? ? So sánh với sơ đồ lai trong phép lai phân tích về 2 tính trạng của Menđen em thấy có gì khác? (Sử dụng kết quả bài tập). - GV chốt lại kiến thức và giải thích thí nghiệm. ? Hiện tượng di truyền liên kết là gì? - GV giới thiệu cách viết sơ đồ lai trong trường hợp di truyền liên kết. Lưu ý: dấu tượng trưng cho NST. BV : 2 gen B và V cùng nằm trên 1 NST. * Nếu lai nghịch mẹ F1 với bố thân đen, cánh cụt thì kết quả hoàn toàn khác. |
- HS ghi nhớ kiến thức | trong giảm phân2 gen B và V luôn phân li cùng nhau, b và v cũng vậy Gen B và V, b và v cùng nằm trên 1 NST. - Kết luận: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào. 4. Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết. P: Xám. dài x Đen, cụt BV bv BV bv GP: BV bv F1: BV bv ( 100% xám, dài) Đực F1: Xám, dài x Cái đen, cụt BV bv bv bv GF1: BV ; bv bv FB: 1 BV 1bv bv bv 1 xám, dài:1 đen, cụt |
- GV nêu tình huống: ở ruồi giấm 2n=8 nhưng tế bào có khoảng 4000 gen. ? Sự phân bố các gen trên NST sẽ như thế nào? - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời: ? So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết? ? Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì? |
- HS hiểu được : mỗi NST sẽ mang nhiều gen. - HS căn cứ vào kết quả của 2 trường hợp và hiểu được : nếu F2 phân li độc lập sẽ làm xuất hiện biến dị tổ hợp, di truyền liên kết thì không. - HS hiểu được định nghĩa di truyền liên kết |
II. Ý nghĩa của di truyền liên kết (10p) - Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn NST rất nhiều nên một NST phải mang nhiều gen, tạo thành nhóm gen liên kết (số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội). - Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST. Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. |
Câu 1: Trong phép lai của Menđen, khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là: (MĐ1) A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhăn C. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn Câu 2: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là: (MĐ1) A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính |
C. Sinh sản sinh dưỡng D. Sinh sản nảy chồi Câu 3: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp?(MĐ3) A. Quả tròn, chín sớm B. Quả dài, chín muộn C. Quả tròn, chín muộn D. Cả 3 kiểu hình vừa nêu Câu 4: Căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng tính trạng màu sắc và dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?(MĐ2) Đáp án: Câu 1:A Câu 2:B Câu 3: C Câu 4: Tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng ở F2. |
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 1.Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào? (MĐ1) 2. So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng? (MĐ2) 3. Giải thích kết quả t/nghiệm của Móocgan? (MĐ3) 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
Đáp án: 1. Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm các tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST – bổ sung cho định luật của Menđen, trên 1 NST không chỉ có 1 gen mà có 1 nhóm tính trạng qui định bởi các gen trên NST. 2.So sánh:
|
||||
Vì sao hiện tượng di truyền liên kết lại hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen. Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau và do đó qua quá trình giảm phân và thụ tinh sẽ tạo ra vô số các biến dị tổ hợp. Còn theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau, do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những kiểu hình giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1. |
4. Dặn dò (1p):
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi
- Trả lời các câu hỏi SGK.( Không cần trả lời câu 2,4)
- Đọc trước bài 14. Xem lại k/thức nguyên phân, giảm phân