Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13 (mới 2023 + 36 câu trắc nghiệm): Di truyền liên kết

Tải xuống 18 3.6 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 18 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 13: Di truyền liên kết và 36 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 13: Di truyền liên kết môn Sinh học lớp 9 có những nội dung sau: 

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 13: Di truyền liên kết Sinh học lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết: 

SINH HỌC 9 BÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết

I. THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN

1. Đối tượng thí nghiệm của Moocgan là ruồi giấm

- Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì: Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:

+ Dễ nuôi trong ống nghiệm.

+ Đẻ nhiều.

+ Vòng đời ngắn.

+ Có nhiều biến dị dễ quan sát.

+ Số lượng NST ít (2n = 8).

2. Thí nghiệm của Mocgan

+ Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài × thân đen, cánh cụt

+ F1: 100% thân xám, cánh dài

+ Lai phân tích: đực F1 × cái đen, cụt

→ Thu được các thế hệ sau tỷ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết hay, chi tiếtLý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết hay, chi tiết

- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1, Moocgan cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen).

Vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ do một loại giao tử (bv) → ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử (BV, bv). Do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST (liên kết gen), cùng phân li giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh hiện tượng di truyền liên kết.

→ Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Mỗi NST mang nhiều gen. Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết → số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường tương ứng với số NST trong bộ đơn bội.

VD: ở người có 23 nhóm gen liên kết ứng với n = 23, ruồi giấm có 4 nhóm liên kết ứng với n = 4.

II. Ý NGHĨA CỦA DI TRUYỀN LIÊN KẾT

- Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.

- Bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen → hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.

  • Trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Phần 2: 36 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết

Câu 1: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn  thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:

A. Đều có thân xám, cánh dài                       

B. Đều có thân đen, cánh ngắn

C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn     

D. Thân xám, cánh ngắnvà thân đen, cánh dài

Đáp án:

Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài × thân đen, cánh cụt

Thu được F1: 100% thân xám, cánh dài

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã

A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.

B. lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

C. lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

Đáp án:

Moocgan đã lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt thu được kết quả phân li kiểu hình 1 : 1 → phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Khi lai ruồi giấm thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ: 1 xám, dài : 1 đen, cụt. Để giải thích kết quả phép lai Moocgan cho rằng:

A.các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST.

B.các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn.

C. màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NST quy định.

D. do tác động đa hiệu của gen.

Đáp án:

Dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1, Moocgan cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Quy luật liên kết gen được phát hiện khi

A.lai phân tích.

B. cho ruồi đực F1 mình xám, cánh dài tạp giao với ruồi cái mình đen, cánh cụt.

C. cho ruồi cái mình xám, cánh dài tạp giao với ruồi đực mình đen, cánh cụt.

D. cho ruồi đực và ruồi cái mình đen, cánh cụt tạp giao với nhau.

Đáp án:

Quy luật liên kết gen được phát hiện khi Morgan cho ruồi đực thân xám cánh dài lai với ruồi cái thân đen cánh cụt, cho đời con có kiểu hình 1 thân xám cánh dài:1 thân đen cánh cụt

Ta thấy thân xám luôn đi với cánh dài, thân đen luôn đi với cánh cụt, đây là hiện tượng di truyền liên kết

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Moocgan đã phát hiện hiện tượng liên kết gen khi:

A. Cho lai phân tích ruồi giấm đực F1 dị hợp về hai cặp gen

B. Cho F1 dị hợp hai cặp gen tạp giao

C. Tự thụ phấn ở đậu Hà lan F1 dị hợp hai cặp gen

D. Lai phân tích ruồi giấm cái F1 dị hợp hai cặp gen

Đáp án:

Quy luật liên kết gen được phát hiện khi Morgan cho lai phân tích ruồi giấm đực F1 dị hợp về hai cặp gen: ruồi đực thân xám cánh dài lai với ruồi cái thân đen cánh cụt, cho đời con có kiểu hình 1 thân xám cánh dài:1 thân đen cánh cụt

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết là

A. gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.

B. mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể.

C. hai hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.

D. sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân.

Đáp án:

Cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết là hai hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành lên

A. Nhóm gen liên kết

B. Cặp NST tương đồng

C. Các cặp gen tương phản

D. Nhóm gen độc lập

Đáp án:

Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

A.Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.

B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.

D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

Đáp án:

Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Số nhóm gen liên kết của một loài bằng

A. Số NST trong giao tử bình thường   

B. Số cặp NST trong tế bào lưỡng bội bình thường

C. Số  NST trong 1 tế bào sinh dưỡng

D. Câu A,B đúng

Đáp án:

Số nhóm gen liên kết của 1 loài bằng số cặp NST trong tế bào lưỡng bội hoặc số NST trong giao tử bình thường

Ở các giới dị giao tử (XY) sẽ có số nhóm gen liên kết bằng số cặp NST +1

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:

A. Làm tăng biến dị tổ hợp.

B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật.

C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp.

D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình.

Đáp án:

Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa gì ?

A. Làm tăng tính đa dạng của sinh giới.

B. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý.

D. Cả B và C.

Đáp án:

Liên kết gen làm các gen cùng phân ly về 1 giao tử dẫn tới hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp và đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Hiện tượng di truyền liên kết đã được phát hiện bởi:

A.Mendel

B. Moocgan

C. Dacuyn

D. Vavilop

Đáp án:

Hiện tượng di truyền liên kết đã được phát hiện bởi Moocgan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Moocgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình

A.Đậu Hà Lan

B. Chuột bạch

C. Tinh tinh

D. Ruồi giấm

Đáp án:

Moocgan đã sử dụng ruồi giấm cho các thí nghiệm của mình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:

A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm     

B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn

C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị                   

D.  Cả A, B, C đều đúng

Đáp án:

Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:

+ Dễ nuôi trong ống nghiệm

+ Đẻ nhiều

+ Vòng đời ngắn

+ Có nhiều biến dị dễ quan sát

+ Số lượng NST ít (2n = 8)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ruồi giấm?

A.Bộ nhiễm sắc thể có ít nhiễm sắc thể.

B. Dễ nuôi và dễ tiến hành thí nghiệm.

C. Ít biến dị và các biến dị khó quan sát.

D. Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều.

Đáp án:

Đặc điểm không có ở ruồi giấm là C, các biến dị ở ruồi giấm nhiều, dễ quan sát

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành lên

  1. Nhóm gen liên kết
  2. Cặp NST tương đồng
  3. Các cặp gen tương phản
  4. Nhóm gen độc lập

Đáp án:

Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

  1. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.
  2. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
  3. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.
  4. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

Đáp án:

Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Số nhóm gen liên kết của một loài bằng

  1. Số NST trong giao tử bình thường   
  2. Số cặp NST trong tế bào lưỡng bội bình thường
  3. Số  NST trong 1 tế bào sinh dưỡng
  4. Câu A,B đúng

Đáp án:

Số nhóm gen liên kết của 1 loài bằng số cặp NST trong tế bào lưỡng bội hoặc số NST trong giao tử bình thường

Ở các giới dị giao tử (XY) sẽ có số nhóm gen liên kết bằng số cặp NST +1

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:

  1. Làm tăng biến dị tổ hợp.
  2. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật.
  3. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp.
  4. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình.

Đáp án:

Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa gì ?

  1. Làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
  2. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
  3. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý.
  4. Cả B và C.

Đáp án:

Liên kết gen làm các gen cùng phân ly về 1 giao tử dẫn tới hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp và đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Di truyền liên kết có ý nghĩa gì trong thực tiễn chọn giống ?

  1. Hạn chế biến dị tổ hợp xấu.
  2. Tăng sự di truyền của tổ hợp tính trạng tốt.
  3. Con người có thể chọn các cá thể mang tổ hợp tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau để làm giống.
  4. Cả A, B và C.

Đáp án:

Trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau, hạn chế biến dị tổ hợp xấu và tăng sự di truyền của tổ hợp tính trạng tốt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì ?

  1. Di truyền liên kết được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau
  2. Di truyền liên kết được vận dụng trong xây dựng luật Hôn nhân và gia đình
  3. Di truyền liên kết được sử dụng để xác định kiểu gen của các cơ thể đem lai
  4. Cả A và B

Đáp án:

Di truyền liên kết được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Ý nghĩa của di truyền  liên kết là:

  1. Chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền   cùng nhau.
  2. Tạo nên các biến dị có ý nghĩa quan trọng
  3. Xác định được kiểu gen của cá thể lai
  4. Bổ sung cho di truyền phân li độc lập

Đáp án:

Di truyền liên kết được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Trong chọn giống người ta ứng dụng di truyền liên kết để lựa chọn nhóm tính trạng di truyền cùng nhau là:

  1. Nhóm tính trạng xấu. 
  2. Nhóm tính trạng tốt.  
  3. Nhóm tính trạng trội.     
  4. Nhóm tính trạng lặn.

Đáp án:

Di truyền liên kết được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so cới cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ

  1. 4 xám, dài : 1 đen, cụt.
  2. 3 xám, dài : 1 đen, cụt.
  3. 2 xám, dài : 1 đen, cụt.
  4. 1 xám, dài : 1 đen, cụt.

Đáp án:

A – thân xám trội hoàn toàn so với a – thân đen

B – cánh dài trội hoàn toàn so với b – cánh cụt

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất

Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất

 →1 xám, dài : 1 đen, cụt

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Mocgan thu được tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:

  1. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn
  2. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn
  3. 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài
  4. 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài

Đáp án:

A – thân xám trội hoàn toàn so với a – thân đen

B – cánh dài trội hoàn toàn so với b – cánh ngắn

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất

Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh ngắn

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất

→ 3 xám, dài : 1 đen, ngắn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội lặn hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai :Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất: sẽ có kết quả giống như kết quả của:

  1. Lai phân tích.
  2. Gen đa hiệu.
  3. Lai hai tính trạng.
  4. Lai một tính trạng.

Đáp án:

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất

→ tỷ lệ kiểu hình 3 : 1

Giống với kết quả của phép lai 1 cặp tính trạng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình giống nhau?

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án:

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất → (1 cao, bầu dục : 2 cao, tròn : 1 thấp, tròn)

 Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất → (2 cao, bầu dục : 1 cao, tròn : 1 thấp, tròn)

 Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất → (3 cao, tròn : 1 thấp, tròn)

 Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất → (2 cao, tròn : 1 cao, bầu dục: 1 thấp, tròn)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền

  1. liên kết gen.
  2. hoán vị gen.
  3. phân li độc lập.   
  4. liên kết với giới tính.

Đáp án:

Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền liên kết gen.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Liên kết gen là:

  1. Nhiều gen nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) cùng liên kết và cùng di truyền với nhau
  2. Nhiều gen cùng liên kết và cùng hoán vị trong quá trình di truyền
  3. Nhiều gen nằm trong cùng một NST cùng trao đổi chỗ cho nhau trong  phân bào
  4. Nhiều gen cùng nằm trên một NST cùng phân li trong phân bào và cùng tổ hợp trong thụ tinh

Đáp án:

Các gen cùng nằm trên một NST (liên kết gen), cùng phân li giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh là hiện tượng di truyền liên kết.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Di truyền liên kết là hiện tượng:

  1. một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau.   
  2. một nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau
  3.  các tính trạng di truyền độc lập với nhau
  4. một tính trạng không được di truyền

Đáp án:

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau do các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên 1 NST và cùng đi với nhau trong giảm phân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Loài ngô có bộ NST lưỡng bội: 2n=20. Loài này có bao nhiêu nhóm gen liên kết ?

  1. 10
  2. 20
  3. 30
  4. 5

Đáp án:

Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài (n): 2n=20 → n=10

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Người nam có bao nhiêu nhóm gen liên kết trong tế bào sinh dưỡng bình thường

  1. 22
  2. 23
  3. 24
  4. 46

Đáp án:

Ở người nam có 46NST trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính XY (X và Y là 2 nhóm gen liên kết khác nhau)

Vậy số nhóm gen liên kết ở người nam là 24

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Ruồi giấm có 2n = 8, số nhóm gen liên kết bằng:  

  1. 4
  2. 2
  3. 8
  4. 16

Đáp án:

Ở ruồi giấm có 2n = 8, số nhóm gen liên kết bằng 4

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Ruồi giấm đực có kiểu gen BV/ bv (di truyền liên kết ) cho mấy loại giao tử:

  1. 2 loại : BV, bv
  2. 4 loại: BV, Bv, bV, bv
  3. 2 loại : Bb, Vv       
  4. Cả b và c

Đáp án:

Ruồi giấm đực có kiểu gen BV/bv (di truyền liên kết) cho 2 loại giao tử: 2 loại: BV, bv   

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Một cá thể AB/ab khi giảm phân cho ra bao nhiêu loại giao tử nếu có liên kết gen hoàn toàn:

  1. 1 giao tử
  2. 2 giao tử
  3. 3 giao tử
  4. 4 giao tử

Đáp án:

Ruồi giấm đực có kiểu gen AB/ab (di truyền liên kết) cho 2 loại giao tử: 2 loại: AB, ab   

Đáp án cần chọn là: B

Bài giảng Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết
Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống