Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Chỉ ra được đây là hình thức phân bào của TB sinh dục khi chín để hình thành giao tử.
- Trình bày được diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và GP II.
- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.
2/ Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, đồng thời phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh).
3/ Thái độ: Yêu thích bộ môn.
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên:
2/ Học sinh: Kẻ bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu những diễn biến cơ bản NST qua các kì nguyên phân. Kết quả của quá trình này?
3/ Bài mới:
a. Mở bài: Giảm phân là gì? Giảm phân xảy ra ở loại TB nào? Tiến trình ra sao?Đó chính là nội dung bài học hôm nay
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
GV nêu vấn đề: Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp, nhưng NST chỉ nhân đôi ở kì trung gian ở lần phân bào I. Mỗi lần phân bào đều diễn ra 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối). - GV treo tranh phóng to (hay bật máy chiếu) hình 10 SGK và yêu cầu HS đọc SGK để nêu lên được những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I. ? Diễn biến của NST ở kì trung gian. ? Kì đầu có gì đặc biệt. + Kì giữa, kì sau, kì cuối? ? Ở kì đầu và kì giữa có điểm gì giống và khác nguyên phân. ? Kì sau và kì cuối giống và khác nguyên phân ở điểm nào/ ? Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình GPI là gì? Sự kiện đó có ý nghĩa ra sao. ? Vì sao các NST kép trong TB con có nguồn gốc khác nhau? Điều đó có ý nghĩa gì. - GV nhận xét, bổ sung và xác định đáp án. |
- HS quan sát H10, đọc SGK, trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày đáp án.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng nhau xây dựng đáp án đúng.
- Sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo tạo ra sự đa dạng của sinh vật. - Sự phân li và tổ hợp tự do cảu NST, do vậy trong TB NST có nguồn gốc khác nhau tạo nên sự đa dạng của các tổ hợp NST dẫn đến sự đa dạng của sinh vật. |
KL |
1.Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I + Kì đầu I : Các NST kép xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau. + Kì giữa I : Các NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Kì sau I: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau đi về hai cực của tế bào. + Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành bộ NST đơn bội (kép). |
Hoạt động 2: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- Yêu cầu HS quan sát tranh hình 10 SGK và đọc SGK ? Kì trung gian của lần phân bào thứ II khác gì ở lần phân bào I. ? Rút ra : những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận. - GV gọi 2 HS lên bảng tìm các từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn chỉnh bảng 10 SGK. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận. |
- HS quan sát tranh, đọc SGK trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- Kì trung gian lần II diễn ra nhanh chóng không có sự nhân đôi NST.
rút ra kết luận về những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II.
- Hai HS lên bảng. Một HS điền vào cột “Lần phân bào I” và một HS điền vào cột “Lần phân bào II”. Điền xong, nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh đáp án. |
KL |
2Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân II + Kì đầu II: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội. + Kì giữa II: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Kì sau II: Từng NST tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. + Kì cuối II: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộNST đơn bội. - Kết quả: Từ 1 TB mẹ với 2n NST, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 TB con đều có n NST. |
4/ Củng cố:
HS làm bài tập sau :
1/ Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Giảm phân là gì ?
Đáp án : d
2/ Bài tập 4 SGK trang 33. (đáp án : c )
5/ Dặn dò :