Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 13: Di truyền liên kết | Giải VBT Sinh học lớp 9

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 13: Di truyền liên kết trang 31, 32, 33 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Sinh học 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 13: Di truyền liên kết

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 31 Vở bài tập Sinh học 9: Quan sát hình 13 SGK và trả lời các câu hỏi sau: 

a) Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?

b) Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?

c) Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (gen liên kết)?

Trả lời:

a) Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích vì phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể có tính trạng trội chưa biết kiểu gen (ruồi đực F1) với cá thể có tính trạng lặn (ruồi cái thân đen, cánh cụt).

b) Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh của ruồi giấm có thuộc cùng một gen hay không.

c) Màu sắc thân và hình dạng cánh là hai tính trạng khác nhau, Moocgan đã tiến hành lai ruồi bố mẹ thuần chủng tương phản nhau về cả hai cặp tính trạng và thu được F1 toàn bộ thân xám, cánh dài. Cơ thể tính trạng lặn thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, khi lai với F1 lại chỉ cho 2 tổ hợp ⇒ cơ thể ruồi F1 chỉ tạo được 2 loại giao tử, điều này khác kết quả của Menđen khi lai hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Do vậy, dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (gen liên kết).

Bài tập 2 trang 32 Vở bài tập Sinh học 9: Hiện tượng di truyền liên kết là gì?

Trả lời:

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 32 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng …………… được quy định bởi các gen trên …………… cùng phân li trong quá trình phân bào.

Trả lời:

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

Bài tập 2 trang 32 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những ……………… luôn được di truyền……………

Trả lời:

Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng với nhau.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 32 Vở bài tập Sinh học 9: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Trả lời:

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: các gen quy định các nhóm tính trạng khác nhau có thể cùng nằm trên 1 NST và cùng phân li với nhau trong quá trình giảm phân.

=> Ứng dụng: nhờ đó người ta luôn có thể chọn những tính trạng tốt luôn được di truyền kèm với nhau.

Bài tập 2 trang 33 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.

Phương pháp giải:

Dựa vào cơ sở là sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân và sự tổ hợp tự do trong thụ tinh.
 Trả lời:

Ở ruồi giấm: gen B quy định thân xám > gen b quy định thân đen 

                   gen V quy định cánh dài > gen v quy định cánh cụt

Ở thế hệ P:

+ Ruồi thân xám cánh dài BV/BV có gen B và V cũng nằm trên 1 NST. Khi cặp NST tương đồng phân li, B và V cùng phân li trong giảm phân tạo ra một loại giao tử BV

+ Ruồi thân đen cánh cụt bv/bv có gen b và v cùng nằm trên 1 NST. Khi cặp NST tương đồng bị phân li trong giảm phân tạo một loại giao tử bv.

Trong thụ tinh tạo F1: do sự kết hợp hai loại giao tử trên => các NST đơn tổ hợp lại thành cặp NST tương đồng (gồm 1 NST mang gen B và V; 1 NST mang gen b và v tạo hơp tử BV/ bv

Trong phép lai phân tích:

+ Ở ruồi F1 thân xám cánh dài. Khi giảm phân, cặp NST tương đồng bị phân li tạo hai loại giao từ có gen liên kết là giao tử BV và giao tử bv.

+ Ở ruồi 2 thân đen cánh cụt bv/bv chỉ sinh ra một loại giao tử có gen liên kết bv.

=> Hai loại giao tử trên kết hợp với một loại giao tử của mẹ tạo ra hai loại tổ hợp: 1 BV/bv : 1 bv/bv

Bài tập 3 trang 33 Vở bài tập Sinh học 9: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

Phương pháp giải:

Phân li độc lập của 2 cặp tính trạng tạo 4 loại giao tử

Di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng tạo 2 loại giao tử

Trả lời:

Lai phân tích F1 (2 cặp tính trạng):



Đánh giá

0

0 đánh giá