Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512

Tải xuống 5 2.9 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                             BÀI 22:ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Học sinh trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST
+ Giải thích được nguyên nhân phát sinh, tính chất và nêu được vai trò của đột biến
cấu trúc NST đối với bản thân sinh vật và con người .
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV - Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST
2. HS - Phiếu học tập: các dạng đột biến cấu trúc NST

STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến
a
b
c

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa
của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
3. Giảng bài mới:
A. Khởi động. (3’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV yêu cầu HS đại diện các nhóm lên bảng trình bày sự chuẩn bị của mình (mỗi
nhóm ở nhà viết vào giấy A3 dán lên bản bằng nam châm): Tật mất sọ não, u não,
khe hở môi hàm, lác mắt, đục thể thủy tinh, chân khèo, thừa ngón tay, ngón chân,
bại liệt, chậm phát triển trí tuệ. Bệnh đao, tơcnơ, vô sinh.........
B2: GV nhận xét sự chuẩn bị của mỗi nhóm.
B3: GV: Những biến dị các em đa tìm hiểu ở trên có liên quan tới sự thay đổi trong
cấu trúc hoặc số lượng NST trong nhân tế bào.Vậy bộ NST của con người cũng như
sinh vật thay đổi như thế nào để phát sinh các bệnh và tật di truyền trên, chúng ta sẽ
tìm hiểu rõ hơn thông qua bài Đột biến cấu trúc NST.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu:Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1:ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST LÀ GÌ ?
Mục tiêu:
Hiểu và trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc NST
Kể tên được một số dạng đột biến cấu trúc NST

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B1: GV y/c HS quan sát H 22 - hoàn
thành phiếu học tập
- HS quan sát kĩ hình, chú ý các đoạn có
mũi tên ngắn
- Thảo luận thống nhất ý kiến - điền vào
phiếu học tập
B2: GV kẻ nhanh phiếu lên bảng gọi HS
lên điền.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu
học tập
- Các nhóm khác bổ sung
B3: GV chốt lại đáp án đúng
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là
gì?

 

ST
T
NST ban đầu NST sau khi bị biến
đổi
Tên dạng đột biến

 

a Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Mất đoạn H Mất đoạn
b Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn
c Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD
đổi thành DCB
Đảo đoạn
? Vậy đột biến cấu trúc NST là gì
? Gồm những dạng nào
- GV thông báo: ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột
biến : Chuyển đoạn
- 1 vài HS phát biểu. Lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến
thức
Hoạt động 2:NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ
TÍNH CHẤT CỦAĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số
biểu hiện của đột biến NST.
Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ 1, 2 SGK
VD 1 là dạng đột biến nào? ví dụ nào có hại ? ví dụ
nào có lợi cho sinh vật và cho con người
- Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc
NST
- HS tự thu nhận thông tin SGK - nêu được các
nguyên nhân vật lí, hoá học - phá vỡ cấu trúc NST
- HS nghiên cứu ví dụ - nêu được :
+ VD 1 là dạng mất đoạn
+ VD 1 có hại cho con người
+ VD 2 có lợi cho sinh vật
- Đột biến cấu trúc NST là
những biến đổi trong cấu
trúc NST
- Các dạng: Mất đoạn, lặp
đoạn và đảo đoạn
II. Nguyên nhân phát
sinh và tính chất của đột
biến cấu trúc NST:
a) Nguyên nhân phát sinh:
- Đột biến cấu trúc NST có
thể xuất hiện trong điều
kiện tự nhiên hoặc do con
người
- Nguyên nhân: Do các tác
nhân vật lí, hoá học - phá
vỡ cấu trúc NST
b) Vai trò của đột biến cấu
trúc NST:
- Đột biến cấu trúc NST
thường có hại cho bản thân
sinh vật
- Một số đột biến có lợi - có
ý nghĩa trong chọn giống
và tiến hoá.

 

- HS tự rút ra kết luận

C. LUỆN TẬP (5’) (Hình thành kĩ năng mới).
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1.Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK
2.GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
(1)Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NDT là do tác nhân đột biến gây ra:
A) Đứt gãy NST
B) Tác động quá trình nhân đôi NST
C) Trao đổi chéo bất thường của các cặp NST tương đồng
D) Tất cả đều đúng
(2) Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là:
a. Mất đoạn b.Đảo đoạn c.Lặp đoạn d.Chuyển đoạn
(3) Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng vật chất di truyền:
a.Mất đoạn
b.Đảo đoạn c.Lặp đoạn d.Chuyển đoạn
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (4’)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học
tập suốt đời.
Cho biết cấu trúc của NST trước và sau đột biến, xác định dạng đột biến.
-Quan sát cấu trúc NST trước và sau khi xảy ra đột biến: Số lượng, thành phần, và
trình tự phân bố của các đoạn gen trên NST.
-Căn cứ đặc điểm của các dạng đột biến cấu trúc để xác định dạng đột biến:
+Mất đoạn làm giảm kích thước của NST và làm giảm số lượng gen trên NST.
+Lặp đoạn làm tăng kích thước NST và tăng số lượng gen trên NST nhưng không
làm thay đổi nhóm liên kết.
+Đảo đoạn làm kích thước NST không đổi, nhóm liên kết gen không đổi nhưng làm
thay đổi trật tự các gen trên NST.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Một NST gồm các gen khác nhau được sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị
đột biến thành NST có trình tự các gen là: ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến xảy
ra là:
(2)Sơ đồ ABCD*EFGH minh họa cho dạng đột biến cấu trúc NST nào?
a.Lặp đoạn b.Đảo đoạn c.Mất đoạn d.thay thế
(3) Đột biến chuyển đoạn có lợi, hại gì cho con người?
-Chuyển đoạn lớn gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.
-Chuyển đoạn nhỏ khá phổ biến ở các loại chuối, đậu, lúa-> con người chuyển những
gen mong muốn từ loài này sang loài khác.
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’)
1. Học bài theo nội dung SGK/Trả lời các câu hỏi SGK
2. Đọc và chuẩn bị trước bài 23: Đột biến số lượng NST
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống