Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555

Tải xuống 8 1.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                             BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU
:
1. Kiến thức
:
- Học sinh trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc NST.
- Kể được các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Hiểu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
:
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Ngoài đột biến gen ta còn gặp đột biến cấu trúc NST. Vậy đột biến cấu trúc NST là gì? Về
bản chất, đột biến cấu trúc NST giống và khác đột biến gen như thế nào? Đột biến cấu trúc
NST có vai trò gì đối với sinh vật và đời sống con người.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
- các dạng đột biến cấu trúc NST.
- nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát H 22 và
hoàn thành phiếu học tập.
- Quan sát kĩ hình 22,
lưu ý các đoạn có mũi
tên ngắn.
- Thảo luận nhóm,
thống nhất ý kiến và
điền vào phiếu học tập.
- 1 HS lên bảng điền
- 1 vài HS phát biểu ý
kiến.
I. Đột biến cấu trúc
NST là gì ? (18p)


3

- Lưu ý HS; đoạn có mũi tên ngắn để
chỉ rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài
chỉ quá trình biến đổi.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng, gọi 1
HS lên bảng điền.
- GV chốt lại đáp án.
? Đột biến cấu trúc NST là
gì? gồm những dạng nào?
- GV thông báo: ngoài 3 dạng trên
còn có dạng đột biến chuyển đoạn.
Các HS khác nhận xét,
bổ sung.
- HS nghe và tiếp thu
kiến thức.
- Đột biến cấu trúc NST
là những biến đổi trong
cấu trúc của NST.
- Đột biến cấu trúc NST
bao gồm các dạng sau:
+ Mất đoạn: (H22a) bị
mất đoạn H.
+ Lặp đoạn : (H22b) bị
lặp đoạn BC.
+ Đảo đoạn: (H22c) bị
đảo đoạn BCD thành
đoạn DCB.

Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST

STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến
a Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Mất đoạn H Mất đoạn
b Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn
c Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD đảo lại thành
DCB
Đảo đoạn


4

? Có những nguyên nhân
nào gây đột biến cấu trúc
NST?
? Tìm hiểu VD 1, 2 trong
SGK và cho biết có dạng đột
biến nào? có lợi hay có hại?
? Hãy cho biết tính chất (lợi,
hại) của đột biến cấu trúc
NST?
- GV bổ sung: một số dạng
đột biến có lợi (mất đoạn
nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa
dạng trong loài), với tiến
hoá chúng tham gia cách li
giữa các loài, trong chọn
giống người ta làm mất đoạn
để loại bỏ gen xấu ra khỏi
NST và chuyển gen mong
muốn của loài này sang loài
khác.
- HS tự nghiên cứu thông tin
SGk và hiểu được các
nguyên nhân vật lí, hoá học
làm phá vỡ cấu trúc NST.
- HS nghiên cứu VD và hiểu
được VD
1: mất đoạn, có hại
cho con người
VD
2: lặp đoạn, có lợi cho
sinh vật.
- HS tự rút ra kết luận.
và nêu ví dụ:
+ ở người: Đột biến mất
đoạn ở vai ngắn của NST số
5 dẫn đến hội chứng
“Criduchat – nói tiếng kêu
của mèo”
+ ở ruồi giấm lặp đoạn trên
NST số 9 tạo đột biến trội
mắt thỏi Bar, khi lặp 7 đoạn
thành siêu Bar mắt nhỏ nhất.
- Lắng nghe GV giảng và
tiếp thu kiến thức.
II. Nguyên nhân phát sinh
và tính chất của đột biến
cấu trúc NST(14p)
.
1. Nguyên nhân chủ yếu
gây ra đột biến cấu trúc
NST
:
Là do các tác nhân vật lí
và hoá học(từ ngoại cảnh)
làm phá vỡ cấu trúc NST
hoặc gây ra sự sắp xếp lại
các đoạn của chúng.
2. Vai trò của ĐB cấu trúc
NST
:
- Đột biến cấu trúc NST
thường có hại cho bản thân
SV.
- Một số đột biến có lợi, có
ý nghĩa trong chọn giống và
tiến hóa .
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.


5

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp
tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1: Đột biến NST là loại biến dị:
A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào
B. Làm thay đổi cấu trúc NST
C. Làm thay đổi số lượng của NST
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là:
A. Đột biến gen
B. Đột biến cấu trúc NST
C. Đột biến số lượng NST
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là:
A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn
D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
Câu 4: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:
A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh
C. Hiện tượng tự nhân đôI của NST
D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 5: Nguyên nhân tạo ra đột biến cấu trúc NST là:
A. Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh
B. Các tác nhân hoá học của ngoại cảnh
C. Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh
D. Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào
Câu 6: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột
biến, dẫn đến:


6

A. Phá vỡ cấu trúc NST
B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
D. Cả A và B đều đúng
Câu 7: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:
A. Mất đoạn đầu trên NST số 21
B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23
C. Đảo đoạn trên NST giới tính X
D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23
Câu 8: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:
A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột.
B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.
D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
1/ Nêu khái niệm ĐB cấu trúc NST ? ĐB cấu trúc NST gồm những dạng nào? (MĐ1)
2/ So sánh đột biến cấu trúc NST với đột biến gen? (MĐ2)
3/ Tại sao nói đột biến cấu trúc NTS thường gây hại cho sinh vật? (MĐ3)
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.


7

- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện
Đáp án.
1/ Nằm phần nội dung 1.
2/ So sánh:
* Giống nhau:
- Đều là đột biến làm thay đổi cấu trúc
- Đều có 3 dạng đột biến
- Thường có hại cho bản thân sinh vật.
* Khác nhau:

Đột biến cấu trúc NST Đột biến gen
Đặc điểm so sánh - Là đột biến làm thay đổi
cấu trúc NST
- Gồm các dạng: mất, lặp,
đảo vị trí đoạn NST
- N/N phát sinh do các tác
nhân vật lí và hoá học(từ
ngoại cảnh) làm phá vỡ
cấu trúc NST hoặc gây ra
sự sắp xếp lại các đoạn
NST.
- Là đột biến làm thay đổi
cấu trúc gen
- Gồm các dạng: mất,
thêm, thay thế cặp nu.
- N/N phát sinh do những
rối loạn trong quá trình tự
sao chép của ADN dưới
ảnh hưởng của môi trường
trong (quá trình sinh lí,
sinh hóa nội bào bị rối
loạn)
3/ Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa
lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm đảo lộn
cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật,
thậm chí gây chết người. (HS hiểu được ví dụ).
Tìm hiểu thực tế về đột biến và một số ứng dụng có lợi

4. Dặn dò (1p):
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc $ em có
biết.
- Đọc và soạn bài 23 “Đột biến số lượng NST”. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất - CV5555 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống