Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 55: THỰC HÀNH TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (TT)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS chỉ ra được ng/nhân gây ô nhiễm MT ở địa phương, đề xuất các biện pháp khắc phục.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh có thói quen và hành động bảo vệ môi trường sống công cộng như bảo vệ
cây xanh, vệ sinh nhà ở, lớp trường, đường phố, ....
- Liên hệ ở địa phương những hoạt động của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng
sinh thái.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học, yêu thiên nhiên.
- Nâng cao nhận thức của HS đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường địa phương.
- Kĩ năng lập kế hoạch tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng hợp tác, giao tiếp có hiệu quả khi điều tra tình hình môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng hợp tác ra quyết định hành động góp phần bảo vệ MT địa phương.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Tích hợp liên môn, biến đổi khí hậu.
5. Các năng lực hướng tới
* Năng lực chung
+ Năng lực tự học: Tự tìm kiếm thông tin, kiến thức.
+ Năng lực tư duy, sáng tạo
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
*Năng lực chuyên biệt:
+ Quan sát: ng/nhân gây ô nhiễm MT ở địa phương.
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề: Đề xuất các biện pháp khắc phục ÔNMT.
+ Ra quyết định: Hành động của bản thân bảo vệ ÔNMT
II. Chuẩn bị
* GV: Bảng phụ bảng 56.3, 56.2, 56.3 SGK/171.
* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
Kẻ sẵn bảng 56.3, 56.2, 56.3 SGK/170- 171- 172.
Giấy bút.
III. Phương pháp dạy học
- Trực quan
- Vấn đáp.
- Dạy học nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (3 phút)
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (3 phút)
Chia lớp thành 3 nhóm cùng tìm hiểu Tình hình MT ở địa phương Quảng Ninh.
Nêu yêu cầu bài thực hành.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (3 phút)
GV phân công các nhóm báo cáo kết quả điều tra.
Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (24 phút)
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả điều tra.
GV: Cho các nhóm thảo luận 2 phút trước khi báo cáo kết quả.
GV: Đặc biệt nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục.
Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình, các nhóm theo dõi bổ sung.
Cho các nhóm nhận xét chéo nhau.
GV chốt lại nội dung.
- GV lồng ghép kiến thức về Biến đổi khí hậu: Thực trạng ô nhiễm môi trường BĐKH ;
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; Hậu quả ô nhiễm môi trường) ; Biện pháp phòng chống
ô nhiễm môi trường nói chung, giảm nhẹ và thích ứng với các tác động nói riêng của BĐKH
tại địa phương.
Hoạt động 4: Kết quả thực hành (8 phút)
- GV nhận xét việc chuẩn bị, thái độ của HS trong 2 tiết thực hành.
- Yêu cầu HS nộp tường trình lấy điểm 15 phút.
4. Củng cố (2 phút)
GV nhận xét ý thức khen những cá nhân, những nhóm có ý thức tốt và phê bình, rút kinh
nghiệm đố với những cá nhân những nhóm chưa có ý thức.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút)
GV: Các nhóm viết thu hoạch theo mẫu SGK/170 -172 trên cơ sở báo cáo của nhóm đã trình
bày.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước tiết 61.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.................................