Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu chung của toàn chương:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh
vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải
phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Học sinh hiểu và nắm được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng giải thích.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập, hứng thú, lòng say mê môn học.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Con người cũng như các sinh vật khác đều chịu sự tác động của
các nhân tố sinh thái và sống được trong giới hạn sinh thái nhất định, do vậy chúng ta cần bảo
vệ môi trường và các nhân tố sinh thái để bảo đảm cuộc sống cho chúng ta.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép toàn phần, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực tự quản.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng CNTT.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tìm mối liên hệ.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
- Năng lực thí nghiệm.
BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được khái niệm chung về MT sống, nhận biết các loại MTSV sống, cho ví
dụ sinh vật sống ở môi trường đó.
- Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái.
- HS phân biệt được nhân tố sinh thái: Nhân tố vô sinh, hữu sinh đặc biệt là nhân tố con người.
- Nêu được khái niệm về giới hạn sinh thái. Cho ví dụ.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng giải thích.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập, hứng thú, lòng say mê môn học.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
- Giáo dục học sinh ý thức sống hướng tới một nền kinh tế ít cacbon, có thói quen sử dụng tiết
kiệm năng lượng trong gia đình và trường học, lớp học.
- Giáo dục học sinh có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường xanh, sạch và
giảm khí nhà kính.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Con người cũng như các sinh vật khác đều chịu sự tác động của
các nhân tố sinh thái và sống được trong giới hạn sinh thái nhất định, do vậy chúng ta cần bảo
vệ môi trường và các nhân tố sinh thái để bảo đảm cuộc sống cho chúng ta.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: tự tìm hiểu kiến thức của bài và kiến thức liên quan.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực hợp tác: Trong thảo luận nhóm.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát: Hình 41.1, 41.2 SGK; Sơ đồ giới hạn
nhiệt độ của cá rô phi , thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận về các kiến thức liên quan tới
môi trường và các nhân tố sinh thái.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tìm mối liên hệ về môi trường và sinh vật.
II. Chuẩn bị
* GV: Tranh hình 41.1, 41.2 SGK.
Bảng phụ: Bảng 44.1, 44.2SGK.
Sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi.
* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp dạy học
- Thảo luận nhóm; Hỏi đáp nêu vấn đề.
- Quan sát tìm tòi; Hỏi chuyên gia.
- Trực quan.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Kiểm tra bài thu hoạch của HS.
3. Các hoạt động dạy học
Từ khi sự sống được hình thành SV đầu tiên xuất hiện cho đến nay, SV luôn có mối
quan hệ với MT, chịu tác động từ MT và SV đã thích nghi với MT. Đó là kết quả của quá
trình chọn lọc tự nhiên.
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của SV (12 phút).
Mục tiêu: HS trình bày được KNMT sống của SV, nhận biết được các MT sống của SV.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV treo bức tranh 1 đàn cá sống trong 1 cái ao và thông báo tất cả những gì trong bức tranh được gọi là môi trường sống của đàn cá. Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK và tranh 41.1 thảo luận nhóm 3-4 phút, trả lời câu hỏi: MT sống là gì? SV sống trong những MT nào? HS: Dựa vào ND SGK/119 trả lời. Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giải thích rõ về các môi trường đặc biệt là môi trường sinh vật: Cơ thể sinh vật cũng là nơi ở, nơi lấy thức ăn nước uống của sinh vật khác => Là một loại môi trường sống. GV cho HS hoàn chỉnh bảng 41.1, q/s tranh đã chuẩn bị. GV chốt lại kiến là có 4 loại MT. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở học. |
I. Môi trường sống của SV. * Khái niệm về MT sống: Là nơi sinh sống của SV, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của SV. * Các loại MT. + MT nước. |
GV liên hệ: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Môi trường hiện nay đang bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của con người biến đổi khí hậu thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và ở khắp nơi. |
+ MT trên mặt đất, không khí. + MT trong đất. + MT SV. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố sinh thái của MT (14 phút).
Mục tiêu: HS phân biệt được các NTST vô sinh, hữu sinh.
Nêu được vai trò của nhân tố con người.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV: Viết sơ đồ lên bảng như sau:
|
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường. * Khái niệm: Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. * Phân loại gồm 2 nhóm: Nhân tố vô sinh: - Khí hậu gồm: to, ánh sáng, gió… - Nước: nước ngọt, mặn, lợ… - Địa hình: thổ nhưỡng, độ cao, đất.. Nhân tố hữu sinh: - Nhân tố SV: các VSV nấm, ĐTV, … - Nhân tố con người: |
HS: Vì hoạt động của con người khác với sinh vật khác: Bên cạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên con người còn cải tạo thiên nhiên. GV treo bảng phụ 41.2 yêu cầu HS thảo luận nhóm 2-3 phút (hoàn thành vở bài tập). HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 41.2 vào vở bài tập. Đại diện 1 HS lên điền bảng (mỗi HS 1 cột) HS dưới lớp nhận xét bổ sung - Đ/a: + NT vô sinh: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…. + NT con người: Trồng rừng, khai thác TNTN… + NTSV: Mật độ cá thể, thời gian hoạt động của cá thể…. GV: Nhận biết nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh bằng cách nào? GV: Đánh giá hoạt động của nhóm và nêu yêu cầu HS rút ra kết luận về nhân tố sinh thái. GV: Phân tích những hoạt động của con người đối với sinh vật? HS có thể trả lời: Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép… Tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá. GV: Trong ngày á/s MT chiếu lên mặt đất thay đổi ntn? HS có thể trả lời: Á/s trong ngày tăng dần đến trưa rồi lại giảm dần. GV: Ở nước ta độ dài ngày mùa hè và mùa đông khác nhau ntn? HS có thể trả lời: Mùa hè dài hơn mùa đông. GV Sự tăng, giảm to trong 1 năm diễn ra như thế nào? HS có thể trả lời: Mùa hè nhiệt độ tăng cao, mùa đông nhiệt độ xuống thấp. |
+ Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép… + T/động tiêu cực: săn bắn, đốt phá. - Các NTST tác động lên SV: + Ánh sáng trong ngày tăng dần vào buổi tra rồi lại giảm dần. + Mùa hè dài hơn mùa đông. + Mùa hè nhiệt độ tăng cao, màu đông nhiệt độ xuống thấp. |
GV: Sự thay đổi của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng gì đến SV? HS có thể trả lời: Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển, tập tính của sinh vật. GV: Giúp HS nêu nhận xét chung về t/động của NTST. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở học. GV liên hệ: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Môi trường hiện nay đang bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của con người biến đổi khí hậu thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và ở khắp nơi. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác động đến sinh vật đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường. |
* Nhận xét: Các NTST tác động lên SV tăng giảm theo từng MT và thời gian. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu giới hạn sinh thái (9 phút).
Mục tiêu: HS hiểu được KN giới hạn sinh thái, chỉ ra được mỗi loài có 1 giới hạn sinh thái.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu HS n/c thông tin SGK/120 hoạt động cá nhân và trả lời một số câu hỏi: GV Cá rô phi ở VN sống và phát triển ở to nào? HS có thể trả lời: Trả lời (Từ 5C - 42C) GV: to nào cá rô phi sống và phát triển tốt nhất? HS có thể trả lời: Trả lời (Từ 20C - 35C) GV: Tại sao ngoài to từ 5- 420C thì cá rô sẽ chết? HS có thể trả lời: Trả lời (Vì quá giới hạn chịu đựng) GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi và hỏi: Giới hạn sinh thái là gì? HS: Quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi. GV: Đưa VD: + Cây mắm biển nồng độ %NaCl (0,36- 0,5%) |
III. Giới hạn sinh thái * Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể SV đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. |
+ Cây thông đuôi ngựa nồng độ % Nacl > 4%
|
Ví dụ: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam la 5-> 42 C. |
4. Củng cố (3 phút):
BT 1: HS ngồi trong lớp học => Trong lớp học có những NTST nào? HS chịu tác động
của các NTST nào?
Đáp án:
- HS chịu tác động của các nhân tố:
+ Nhân tố vô sinh: t0, ánh sáng…
+ Nhân tố hữu sinh: nhân tố con người: giáo viên , bạn trong lớp….
Bt 2: Làm bài tập câu hỏi 2 cuối bài sgk-121.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/ 120.
GV yêu cầu HS về đọc mục em có biết, kẻ sẵn bảng 42.1; 42.2, nghiên cứu trước tiết 44.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................