Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS hiểu và trình bày được thế nào là NTSV.
- Nêu được những MQH giữa các SV cùng và khác loài.
- Nêu được đặc điểm của mối quan hệ cùng loài, quan hệ khác loài và lấy được VD.
- Thấy được lợi ích của mối quan hệ giữa các SV.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, giải thích được những quan hệ của các sinh vật trong đời sống.
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.
- Giáo dục học sinh ý thức sống hướng tới một nền kinh tế ít cacbon, có thói quen sử dụng tiết
kiệm năng lượng trong gia đình và trường học, lớp học.
- Giáo dục học sinh có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường xanh, sạch và
giảm khí nhà kính.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK và các ví dụ tự thu thập để tìm hiểu các
mối quan hệ cùng loài và khác loài.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế : Cần tách đàn, tỉa cây để tăng
năng suất cây trồng vật nuôi.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; tư duy, sáng tạo; giao tiếp; hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát hình 44.1- 44.3, thu thập, xử lí kết quả
trong bảng 44- sgk-132, đưa ra kết luận về MQH giữa các SV cùng và khác loài, đặc điểm
của mối quan hệ cùng loài, quan hệ khác loài và lấy được VD...
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tìm mối liên hệ: MQH giữa các SV cùng và khác loài; hình thành giả thuyết khoa
học; thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
* GV: - Bảng phụ 1: Ý nghĩa của hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm (bài trắc nghiệm 1).
- Bảng phụ 2: Bảng khuyết nội dung bảng phụ 44 Sgk.
Quan hệ | Đặc điểm | Ví dụ | |
Hỗ trợ | Cộng sinh | Sự hợp tác có lợi giữa các loài SV | Tảo và nấm trong địa y. VK trong nốt sần cây họ đậu |
Hội sinh | Sự hợp tác giữa 2 loài SV trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại |
Cá ép và rùa Địa y và cành cây chủ |
|
Đối địch | Cạnh tranh | Tranh giành nhau thức ăn, nưi ở và các điều kiện sống khác các loài kìm hãm sự phát triển của nhau |
Lúa và cỏ dại Dê và bò |
Kí sinh, nửa kí sinh |
SV sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác lấy dinh dưỡng từ sinh vật đó |
Rận, bét và trâu bò Giun đũa và người |
|
SV ăn sinh vật khác |
Gồm: ĐV ăn TV, ĐV ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ… |
Hươu, nai và hổ Cây nắp ấm và côn trùng. |
- Grap: 5 grap ghi đặc điểm của các quan hệ.
10 grap ghi ví dụ về các quan hệ có trong câu hỏi lệnh đề.
- Tranh quan hệ cùng loài, quan hệ khác loài.
* HS: - Học bài cũ: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Nghiên cứu trước nội dung bài.
III. Phương pháp dạy học
Hỏi chuyên gia; Vấn đáp - tìm tòi; Giải quyết vấn đề; Trực quan; Dạy học nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
HS 1: So sánh đặc điểm khác nhau giữa 2 nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn?
Đáp án:
HS2: Kể tên các NTST tác động lên con thỏ và sắp xếp vào nhóm các nhóm NTST?
Đáp án:
3. Bài mới
GV cho HS q/s 1 số tranh về đàn bò, khóm tre, rừng thông, đồi cọ, hổ đang bắt thỏ và hỏi
những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các SV và từ đó vào bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ cùng loài (17 phút).
Mục tiêu: HS chỉ ra được những mqh giữa các SV cùng loài, nêu được ý nghĩa của mqh đó.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV treo tranh hình 44.1 a và b, yêu cầu HS chọn những tranh thể hiện mqh cùng loài, yêu cầu HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi: + Khi có bão TV sống cùng nhóm có lợi gì so với sống riêng? + Trâu rừng sống bầy đàn có lợi gì? Hình thức bảo vệ nhau của trâu rừng như thế nào? HS có thể trả lời: - Khi gió bão cây sống thành nhóm ít bị đổ gẫy hơn. - Bảo vệ nhau được tốt hơn sống riêng lẻ. |
I. Quan hệ cùng loài - Các SV cùng loài sống cùng nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. - Trong nhóm có những mối quan hệ: |
- Chạy toán loạn để đánh lạc hướng kẻ thù hoặc xếp thành vòng tròn con to khoẻ ở ngoài để bảo vệ đàn. + Quan hệ có lợi giữa các cá thể trong một nhóm cá thể cùng loài như vậy được gọi là gì? Ý nghĩa của mối quan hệ này? HS có thể trả lời: Quan hệ hỗ trợ giúp SV được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. GV cung cấp thên thông tin bổ sung: Thực vật sống quần tụ bên nhau còn giúp chúng chống mất nước. Còn có hiện tượng nối liền rễ tăng khả năng hút nước và mối khoáng. Động vật sống quần tụ bên nhau còn tăng khả năng chịu nồng độ độc cao hơn, bảo vệ được con già yếu. GV đưa hệ thống câu hỏi : + Các cây thông sống thành nhóm có hại gì không? + Các con trâu rừng có cạnh tranh nhau không? HS: Q/sát tranh và những hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi. - Chúng cạnh tranh nhau ánh sáng, nước, chỗ ở…… - Cạnh tranh nhau thức ăn, con đực cạnh tranh con cái, cạnh tranh vị trí trong đàn. GV: Các sinh vật cạnh tranh nhau những gì? Cho ví dụ. HS: Cạnh tranh thức ăn, nơi ở, sinh sản…. Lấy 1-2 ví dụ. GV cung cấp thông tin: Chúng cạnh tranh nhau thức ăn, chỗ ở động vật còn cạnh tranh nhau bạn tình, vị trí trong đàn. Gv đưa 1 ví dụ: + Trong tổ ong, số lượng tăng, xảy ra hiện tượng gì ? Vì sao? + Nguyên nhân của hiện tượng tách ra khỏi nhóm? + Ý nghĩa của hiện tượng tách ra khỏi nhóm là gì? HS: - Tách đàn vì chúng canh tranh nhau thức ăn, nơi ở. - Khi cạnh tranh gay gắt xảy ra. GV yêu cầu HS làm bài tập SGk tr131 (câu đúng là câu thứ 3). GV: SV cùng loài có những mối quan hệ gì? |
+ Hỗ trợ: SV được BV tốt hơn, kiếm đ- ược nhiều thức ăn. + Cạnh tranh (thức ăn, nơi ở, sinh sản…): Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn. |
HS: SV cùng loài có 2 mối quan hệ là hỗ trợ và cạnh tranh. GV: Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào? GV mở rộng: Ở TV: Chống được sự mất nước ; Ở động vật: Chịu được nồng độ độc cao hơn sống riêng lẻ, BV được những con non và yếu. *Liên hệ: Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì? HS Trả lời (Để chúng tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn hơn). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ khác loài (18 phút).
Mục tiêu: HS chỉ ra được những mqh giữa các SV khác loài, nêu được ý nghĩa của mqh đó
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV cho HS quan sát tranh ảnh: Hổ ăn thỏ, hải quì và tôm kí cư, cây nắp ấm đang bắt mồi. GV:Yêu cầu HS phân tích, gọi tên mqh của các SV. HS nêu được: ĐV ăn thịt con mồi; Hỗ trợ nhau cùng sống. |
II. Quan hệ khác loài. * Hỗ trợ: + Cộng sinh là sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài SV. |
GV: Đánh giá hoạt động, giúp HS hoàn thiện kiến thức. GV: Tìm thêm VD về mqh giữa SV khác loài mà em biết? HS kể thêm: Giun kí sinh ở người, bọ chét ở trâu, bò… HS: Dựa vào ND SGK/ 133 trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS n/c bảng 44, SGK thảo luận nhóm 3-4 phút, làm bài tập SGK bằng cách điền vào nội dung PHT điền khuyết. HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức: Q/hệ hỗ trợ: 1, 5, 6, 7; q/hệ đối địch: 2, 3, 4, 8, 9, 10. GV mở rộng thêm: 1số SV tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của SV xung quanh gọi là mqh ức chế - cảm nhiễm. - Mục SV ăn SV khác (SGK tr 152) + Trong chăn nuôi cá để giảm cạnh tranh nâng cao năng suất người ta sử dụng biện pháp gì? |
+ Hội sinh là sự hợp tác giữa hai loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi, và cũng không có hại. * Đối địch: + Cạnh tranh là các SV khác loài tranh giành nhau TĂ, nơi ở và các điều kiện sống khác của MT, các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. + Kí sinh, nửa kí sinh là SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác lấy các chất dinh dưỡng, máu từ SV đó. |
HS: Nuôi ghép nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau để tận dụng nguồn dinh dưỡng. + Gia đình HS có lợi dụng biện pháp nào để loại trừ sinh vật có hại cho đời sống con người? HS: Nuôi mèo để bắt chuột. Nuôi cá bắt bọ gậy….. GV liên hệ: MT hiện nay đang bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của con người -> biến đổi KH -> thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và ở khắp nơi. Ả/h của các NTST lên SV và sự thích nghi của SV với MT. MT tác động đến SV đồng thời SV cũng tác động trở lại làm thay đổi MT. |
+ SV ăn SV khác gồm các trường hợp động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn TV, TV bắt sâu bọ. |
4. Củng cố (4 phút):
- GV nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.
- GV: dùng sơ đồ SGV tr. 153 kiểm tra bằng cách các ô trống, HS hoàn thành ND.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):
- GV yêu cầu HS về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/ 134.
- GV hướng dẫn trả lời câu hỏi 2: Tự tỉa là kết quả cạnh tranh cùng loài và cả khác loài khi
cây mọc dày thiếu ánh sáng.
- Học bài, trả lời câu hỏi vở bài tập.
- Tìm thêm các ví dụ về quan hệ cùng loài và khác loài.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc mục”em có biết SGK/ 134.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu trước tiết 47: Tìm hiểu về môi trường, mqh SV-MT, SV- SV.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................