Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất

Tải xuống 7 1.8 K 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                          BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
:
- HS nêu được ả/h của NTST ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập
tính SV.
- HS giải thích được sự thích nghi của SV với MT.
- Liên hệ vận dụng giải thích được một số hiện tượng về đặc điểm sinh lí và tập tính của SV.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng giải thích.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập.
- Có tư duy biện chứng, yêu thích bộ môn.
- Giáo dục học sinh ý thức sống hướng tới một nền kinh tế ít cacbon, có thói quen sử dụng tiết
kiệm năng lượng trong gia đình và trường học, lớp học.
- Giáo dục học sinh có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường xanh, sạch và
giảm khí nhà kính.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ để tìm hiểu ảnh
hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp thông qua HĐ thảo luận và trả lời
câu hỏi.
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp qua trả lời câu hỏi.
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát hình 42.1-42.2 và thực tế, thu thập, xử lí
kết quả trong bảng 42.1…, đưa ra kết luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tìm mối liên hệ: sự thích nghi của SV với MT, đặc điểm sinh lí và tập tính của
SV.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
II. Chuẩn bị
* GV:
- Thông tin bổ sung SGV 137-138; Sinh thái học – Odum.
- Tranh phóng to hình 42.1,2 SGK. Một số cây: lá lốt, vạn niên thanh, lá lúa.
- Bảng phụ: Bảng 42.1: ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lý của cây.

Những đặc điểm của
cây
Khi cây sống nơi quang đãng Khi cây sống trong bóng râm, dưới
tán cây khác, trong nhà….
- Đặc điểm hình thái
+ Lá
+ Thân
- Phiến nhỏ, hẹp, xanh nhạt.
- Thân thấp, số cành nhiều
- Phiến lớn, xanh thẫm.
- Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao
của tán cây phía trên, của trần nhà
- Đặc điểm sinh lý
+ Quang hợp
+ Thoát hơi nước
- Cường độ quang hợp cao
trong đk ánh sáng mạnh.
- Cây điều tiết thoát hơi nước
linh hoạt: nước mạnh thoát hơi
nước cao, thoát hơi nước giảm
khi cây thiếu nước.
- Có khả năng quang hợp trong điều
kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu
trong kiện ánh sáng yếu mạnh.
- Cây điều tiết thoát hơi nước kém.
Thoát hơi nước tăng cao trong kiện
ánh sáng yếu mạnh, khi thiếu nước
cây dễ bị héo.

* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
Kẻ sẵn bảng 42.1 và bảng 42.2 SGK.
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi chuyên gia; Vấn đáp - tìm tòi; Giải quyết vấn đề; Trực quan.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút):

Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (ảnh 1)

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15’
Đề bài:
Câu 1 (4 điểm):
a. Điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

STT Tên sinh vật Môi trường sống
1
2
3
4
5
6
7
8

b. Có mấy loại môi trường sống? Đó là những môi trường nào?
Câu 2 (3 điểm):
Khi ta đem một cây phong lan từ rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái
của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Hãy cho biết những thay đổi của các
nhân tố sinh thái đó?
Câu 3 (3 điểm):
Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C ->
55
°C, điểm cực thuận là 32°C.
Đáp án – Biểu điểm:

Câu Đáp án Điểm
1 a b - Hoàn thành đúng nội dung bảng.
- Nêu đúng được 4 loại môi trường
2 đ
2 đ

 

2 3 Nêu được những thay đổi của các nhân tố sinh thái khi đem một cây
phong lan từ rừng rậm về trồng ở vườn nhà: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,
gió, …
- Sơ đồ giới hạn nhiệt độ của xương rồng sa mạc:
Mức độ sinh trưởng
Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (ảnh 1)
3 đ

3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống TV (10 phút)
Mục tiêu: HS chỉ ra được những ả/h của ánh sáng lên hình thái sinh lý và tập tính của TV,
phân biệt được nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm
hoàn 2-3 phút thành bảng 42.1 SGK tr 123, Gv gọi 1 đại diện
nhóm lên bảng trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt
KT và nhận xét.
Yêu cầu HS quan sát hình 42.1, 2 SGK.
Nhận xét về hình dạng thân với những cây mọc sát nhà cao
tầng, rìa bờ rừng….
HS: Quan sát -> nhận xét.
(Cong về phía có ánh sáng.
=> Tính hướng ánh sáng của cây.)
GV: Kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng đến thực vật?
I. Ảnh hưởng của ánh sáng
lên đời sống TV.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới
đời sống thực vật, làm thay
đổi những đặc điểm hình
thái, các hoạt động sinh lý
của TV như quang hợp, hô
hấp và hút nước của cây.

 

 

GV: Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái, sinh lý của thực vật.
HS: Dựa vào ND SGK/123 trả lời câu hỏi.
GV: Cho HS q/s cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa... hỏi:
Giải thích cách xếp lá trên cây của cây lúa, lá lốt?
+ Cây lá lốt, lá xếp ngang, nhận nhiều ánh sáng.
+ Cây lá lúa: Lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu thẳng góc,
giúp TV thích nghi với MT.
GV: Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá nói lên điều gì?
HS: Dựa vào ND SGK/123 trả lời câu hỏi.
GV: Người ta phân biệt cây ưa bóng, ưa sáng nhờ tiêu chuẩn
nào?
HS: Dựa vào khả năng thích nghi của chúng với các đk chiếu
sáng MT.
GV liên hệ: Kể tên cây ưa sáng và ưa bóng mà em biết?
- GV
: Trong NN người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản
xuất như thế nào? Đều đó có ý nghĩa gì?
HS: Lấy (VD như trồng đỗ dưới cây ngô).
GV liên hệ: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật
và sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác
động đến sinh vật đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm
thay đổi môi trường.
- Phân chia thực vật:
+ Nhóm TV ưa sáng: gồm
những cây sống ở nơi ánh
sáng mạnh và sống ở nơi
quang đãng.
+ Nhóm TV ưa tối: Gồm
những cây sống ở nơi á/s yếu
và sống ở nơi dưới tán của
cây khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống ĐV (14 phút)
Mục tiêu: HS chỉ ra được những ả/h của ánh sáng tới hoạt động sống, sinh sản, tập tính của
động vật, phân biệt được nhóm ĐV ưa sáng và nhóm ĐV ưa bóng.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ cá nhân
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TN sgk lựa chọn đáp án.
II. Ảnh hưởng của ánh sáng
lên đời sống của động vật.
- Ánh sáng tạo điều kiện cho
động vật nhận biết các vật và

 

HS: Nghiên cứu thí nghiệm SGK=>lựa chọn đáp án
bằng cách phân tích dự đoán.
Đáp án: Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản
chiếu.
GV: Vai trò của ánh sáng đối với động vật?
HS: Nhờ có ánh sáng mà động vật định hướng được
trong không gian. VD: Ong, chim...
GV: Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
HS có thể trả lời: Ảnh hưởng đến tập tính hoạt động,
sinh trưởng và sinh sản của động vật. VD: Tập tính tắm
nắng của thằn lằn (Hình 42.3).
GV: Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập
choạng tối, ban đêm, buổi sáng sớm, ban ngày?
+ Gà thường đẻ trứng vào ban ngày.
+ Vịt đẻ trứng ban đêm.
+ Mùa xuân nếu nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm
hơn.
GV: Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan
với nhau như thế nào?
HS có thể trả lời: Nhiều loài nơi ở phù hợp với tập tính
kiếm ăn.
VD: loài ăn đêm hay ở trong hang tối.
GV: Rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động
vật.
GV liên hệ: Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ
thuật gì để tăng năng suất?
GV: Dựa vào nhu cầu ánh sáng người ta chia động vật
làm mấy nhóm? VD?
HS có thể trả lời:
+ Động vật ưa sáng: chim sâu, trâu,...
định hướng di chuyển trong
không gian.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt
động, khả năng sinh trưởng và
sinh sản của động vật.
- Người ta chia ĐV làm 2 nhóm:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm
những động vật hoạt động ban
ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: Gồm
những động vật hoạt động về
ban đêm sống trong hang, hốc
đất.

 

+ Động vật ưa tối: cú mèo, vạc, sếu,...
GV: Chốt lại kiến thức.
HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở học.
GV liên hệ: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Môi
trường hiện nay đang bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt
động của con người
 biến đổi khí hậu  thiên tai, lũ
lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và ở khắp nơi.
Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự
thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác
động đến sinh vật đồng thời sinh vật cũng tác động trở
lại làm thay đổi môi trường.

4. Củng cố (4 phút):
GV Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.
A/ Tìm đặc điểm khác nhau giữa TV ưa sáng và ưa bóng? Cho VD cụ thể?
B/ Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/ 124.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết SGK/ 124.
GV yêu cầu HS về nhà kẻ sẵn bảng 43.1 và bảng 43.2 SGK, nghiên cứu trước tiết 45.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống