Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất

Tải xuống 6 2.4 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                  BÀI 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
:
- HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các
đặc điểm hình thái sinh lí và tập tính của SV.
- Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm: Ưa sáng, ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn,
hằng nhiệt và biến nhiệt.
- Qua bài học này HS giải thích được sự thích nghi của SV trong tự nhiên từ đó có biện pháp
chăm sóc SV thích hợp.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế.
- Rèn kĩ năng phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.
- Rèn tư duy biện chứng, lòng yêu thích môn học.
- Giáo dục học sinh ý thức sống hướng tới một nền kinh tế ít cacbon, có thói quen sử dụng tiết
kiệm năng lượng trong gia đình và trường học, lớp học.
- Giáo dục học sinh có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường xanh, sạch và
giảm khí nhà kính.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh và các tài liệu khác
để tìm hiểu về tác động của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
*Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát: Hình 43.1-43.2 sgk sinh 9…, thu thập,
xử lí kết quả trong bảng 43.1, đưa ra kết luận về kiến thức của bài.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tìm mối liên hệ: Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường
đến các đặc điểm hình thái sinh lí và tập tính của SV, sự thích nghi của SV trong tự nhiên từ
đó có biện pháp chăm sóc SV thích hợp.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
II. Chuẩn bị
* GV:
- Thông tin bổ sung SGV trang 142-143; Sinh thái học Ođum.
- Tranh hình 43.1,2 SGK
- Bảng phụ: Bảng 43.1 Các SV biến nhiệt và hằng nhiệt.

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Biến nhiệt
Đẳng nhiệt
Ếch
Lúa
Rắn hổ mang
Chó
Lưỡng cư
Ruộng
Cánh đồng
Trong nhà

- Bảng phụ: Bảng 43.2: Các nhóm SV thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường.

Các nhóm sinh vật Tên sinh vật Nơi sống
Thực vật ưa ẩm Cây lúa nước
Cây cói
Cây thài lài; Cây ráy
Ruộng lúa nước
Bãi ngập ven biển
Dưới tán rừng
Thực vật chịu hạn Cây xương rồng
Cây thuốc bỏng
Cây thông
Bãi cát
Trong vườn
Trên đồi

 

Động vật ưa ẩm ếch
ốc sên
Giun đất
Hồ, ao
Trên thân cây
Trong đất
Động vật ưa khô Thằn lằn
Lạc đà
Vùng cát khô, ...
Sa mạc

- Một số cây: lá lốt, vạn niên thanh, lá lúa.
* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà. Kẻ sẵn bảng 42.1 và bảng 42.2 SGK.
III. Phương pháp dạy học
Thảo luận nhóm, hỏi đáp nêu vấn đề, quan sát tìm tòi, hỏi chuyên gia, trực quan.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút):

Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (ảnh 1)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
HS 1: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?
Đáp án

Ưa sáng Ưa bóng
- Lá: Tầng cutin dày, mô dậu phát triển nhiều lớp TB.
- Quang hợp: Cường độ ánh sáng mạnh -> quang hợp
cao.
- Hô hấp: cường độ cao.
Mô dậu kém phát triển, ít lớp tế bào.
- Có khả năng quang hợp ở ánh sáng
yếu.
- Cường độ hô hấp thấp.

HS 2: (Câu 3-125) SGK.
Đáp án: Cây mọc trong rừng có ánh sáng chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn, cành phía
dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng khả năng quang hợp của lá yếu, tạo được ít chất hữu cơ,
lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy
nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần, sớm rụng.
3. Bài mới
Hoạt động 1:
Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống SV (15 phút).
Mục tiêu: HS chỉ ra được những ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái sinh lý của ĐTV.
Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ tới tập tính của SV. HS phân biệt được các nhóm SV.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ cá nhân:
GV:Yêu cầu HS nghiên cứu VD1 SGK, quan sát hình 43
+
Vấn đề 1: ả/h của to lên hình thái, sinh lí của SV
GV: SV sống được ở nhiệt độ như thế nào?
HS có thể trả lời: Phạm vi nhiệt độ mà SV sống được là 0
0C
- 50
0C.
GV: Nhiệt độ ảnh hưởng tới cấu tạo cơ thể SV như thế nào?
(Nhiệt độ ả/h tới quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
TV: lá tầng cuticun dày, rụng lá…
ĐV: có lông dầy, dài, kích thước lớn…)
GV: Phân biệt SV hằng nhiệt với SV biến nhiệt?
HS: Dựa vào ND SGK/126 trả lời câu hỏi.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút hoàn thành bảng
43.1/127.
- HS thảo luận sau đó đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác
nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức như bảng PHT số 1.
GV: Nhiệt độ ảnh hưởng lên đời sống SV như thế nào?
HS: Dựa vào ND SGK/126 trả lời câu hỏi.
GV: Mở rộng: nhiệt độ MT tăng giảm, SV phát sinh biến dị
để thích nghi và hình thành tập tính.
I. Ảnh hưởng của nhiệt
độ lên đời sống SV.
- Đa số các loài sống trong
phạm vi nhiệt độ 0
0C -
50
0C.
- Nhiệt độ MT ảnh hưởng
tới hình thái, hoạt động
sinh lí của SV.
- Một số sinh vật nhờ khả
năng thích nghi cao nên có
thể sống ở nhiệt độ rất thấp
hoặc rất cao.
- SV được chia thành 2
nhóm: SV biến nhiệt và SV
hằng nhiệt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống SV (18 phút).
Mục tiêu: HS chỉ ra được những ả/h của độ ẩm lên hình thái sinh lý của ĐTV.
Nêu được ả/h của nhiệt độ tới tập tính của SV, phân biệt được các nhóm SV ưa ẩm và khô.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ thảo luận nhóm 3-4 phút. II. Ảnh hưởng của độ ảm
lên đời sống SV.

 

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/128, thảo luận
nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng 43.2/128.
- HS thảo luận sau đó đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác
nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức như bảng PHT số 2.
(GV: Chữa bài của 1 vài nhóm để lớp nhận xét.)
HS: Các nhóm thảo luận dựa vào bảng, tranh ảnh ĐTV.
GV: Nơi sống ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sv?
HS có thể trả lời: Ảnh hưởng tới hình thái: Phiến lá, mô giậu,
da, vẩy.
GV: Độ ẩm ảnh hưởng tới đời sống SV như thế nào?
HS có thể trả lời: + Ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển.
+ Thoát hơi nước, giữ nước.
* Liên hệ: trong sản xuất người ta có biện pháp kĩ thuật gì để
tăng năng suất cây trồng và vật nuôi?
HS: Trả lời (cung cấp điều kiện sống và đảm bảo thời vụ).
GV liên hệ: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Môi trường
hiện nay đang bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của con
người ->
 biến đổi khí hậu -> thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra
thường xuyên hơn và ở khắp nơi. Ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với môi
trường. Môi trường tác động đến sinh vật đồng thời sinh vật
cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường.
- SV thích nghi với môi
trường sống có độ ẩm khác
nhau.
- Hình thành các nhóm SV
* TV: Nhóm ưa ẩm
Nhóm chịu hạn
* Động vật: Nhóm ưa ẩm
Nhóm ưa khô

4. Củng cố (5 phút):
GV nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.
A/ Trong sản xuất người ta có biện pháp, kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi?
B/ So sánh đặc điểm khác nhau giữa 2 nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn
Đáp án:

Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (ảnh 1)

Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (ảnh 2)

5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo SGK/ 129.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết SGK/ 129.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước tiết 46
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống