Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                   BÀI 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
                                                                         (Tiết 2 của chủ đề)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nhận biết được bệnh nhân Đao và Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, câm, điếc bẩm sinh và tật 6 ngón
tay.
- Nêu được nguyên nhân các bệnh, tật di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát
sinh chúng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
3. Các năng lực hướng tới trong chủ đề.
a. Nhóm năng lực chung:
- Năng lực tự học: tự tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện một số bệnh và tật di truyền, biện
pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền.
- Năng lực giải quyết vấn đề: mối quan hệ giữa môi trường sống với bệnh và tật di truyền.
- NL tư duy, sáng tạo: thu thập, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm hạn chế phát
sinh bệnh và tật di truyền.
- NL tự quản lí: tự xây dựng ý thức BV sức khỏe bản thân, cộng đồng
- NL giao tiếp: thể hiện trong các HĐ thảo luận nhóm, trong giờ học.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: tranh ảnh các bệnh và tật DT. Phân biệt bệnh và tật DT
- Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: phân chia một số bệnh, tật DT thành 2 nhóm.
- Tìm mối liên hệ: nguyên nhân phát sinh tật và bệnh DT với MT sống và biện pháp hạn chế.
- Mô tả chính xác các các đặc điểm nhận dạng một số bệnh và tật di truyền thường gặp.
- NL sử dụng ngôn ngữ: trình bày nguyên nhân, biểu hiện của bệnh, tật DT
4
. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số
bệnh và tật di truyền ở người.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép BĐKH: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường; Đấu tranh chống SX, sử dụng
vũ khí hạt nhân,… (Mục III).
- GD đạo đức: Yêu hòa bình, BVMT, sống có trách nhiệm. GD luật hôn nhân và GĐ(Mục
III).
- GD MT Đ/C: Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật DT (Lồng ghép) Yêu thương chia
sẻ với những người bị bệnh và tật di truyền ở người.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to về bệnh đao và bệnh Tơcnơ.
- Tranh phóng to về các tật di truyền có trong bài.
- Bảng phụ:

Bệnh Nguyên nhân Biểu hiện
Đao Trong TB sinh dưỡng có 3
NST 21
Thay đổi hình thái, sinh lý: vô sinh, si
đần.
Tơc nơ Trong TB chỉ có 1 NST giới
tính X
Thay đổi hình thái, chết yểu, vô sinh, trí
tuệ kém phát triển.
Bạch tạng Do đột biến gen lặn Da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
Câm điếc bẩm sinh Do đột biến gen lặn Câm, điếc.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài ở nhà.
3. câu hỏi- bài tập trắc nghiệm;
Câu 1(NB): Đặc điểm nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng?
A. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh
em cùng bố mẹ
B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau
C. Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau
D.Cả A và B
Câu 2(TH): Điều nào dưới đây là nội dung được qui định trong luật hôn nhân và gia đình ở
nước ta?
A. Mỗi gia đình chỉ được có một con
B. Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng
C. Mỗi gia đình có có thể sinh con thứ 3 nếu điều kiện kinh tế cho phép
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3(VD). Các biện pháp hạn chế bệnh và tật DT là:
A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ÔNMT
B. Sử dụng hợp lí, đúng nguyên tắc đối với các loại thuốc trừ sau, diệt cỏ, thuốc chữa bệnh,..
C. Nếu người chồng có anh (chị, em) mang dị tật mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên
sinh con
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4(TH): Sắp xếp các đặc điểm bệnh di truyền tương ứng với từng bệnh.

Các bệnh DT Các đặc điểm Trả lời
1. Bệnh Đao a. Ở nữ, lùn cổ ngắn, tuyến vú không
phát triển
2. Bệnh Tocno b. Da, tóc trắng, mắt hồng
3. Bạch tạng c. Tay có 6 ngón
4. Câm điếc bẩm sinh d. Bé lùn, cổ rụt, má phệ
e. Bị câm điếc từ khi mới sinh

Câu 5(VD): Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là:
A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố
B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ
C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ
D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24
III. Phương pháp dạy học
- Động não
- Vấn đáp - tìm tòi ; Trực quan; Dạy học nhóm; Tranh luận tích cực; Hỏi chuyên gia
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Sĩ số
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
- ĐA:
- Nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định nào
đó, trên những người thuộc cùng 1 dòng họ, qua nhiều thế hệ.
- Mục đích: Nhằm xác định đặc điểm, di truyền của tính trạng đó ở những mặt sau:
+ Tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn.
+ Tính trạng do 1 hay nhiều gen qui định.
+ Sự di truyền của tính trạng có thể liên quan đến yếu tố giới tính hay không.
3. Các hoạt động dạy học:
- GV cho HS bằng quan sát thực tế và tự nghiên cứu bài ở nhà
+ Bạn nào đã tìm hiểu được một vài bệnh và tật di truyền nào ở người?
- HS kể ra một số bệnh.
- GV: Do đột biến gen hay đột biến NST mà xuất hiện 1 vài bệnh tật DT ở người. Chúng ta
cần phải có biện pháp gì để hạn chế phát sinh tật, bệnh DT?
Ta đi nghiên cứu sang tiết 30.
Hoạt động tìm hình thành kiến thức( 31 phút).
Mục tiêu: HS trình bày được một số bệnh tật di truyền ở người.
HS trình bày được một số tật di truyền ở người.
HS trình bày được các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
1.Tìm hiểu một số bệnh tật di truyền ở người (15 phút)
GV: Yêu cầu HS kể tên một vài bệnh di truyền ở người.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 29.1, 2SGK đọc thông tin SGK,
thảo luận nhóm 3-4 phút hoàn thành bảng:

Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên
ngoài, đ.đ sinh
Người bình
thường
Người
bị bệnh
I. Một số bệnh tật DT
người
- VD:
Bệnh Đao, bệnh
Tớcnơ, bệnh Bạch tạng,
bệnh câm điếc bẩm sinh..

 


1. Bệnh đao
2. Bệnh tơc nơ
3. Bệnh bạch
tạng
X
4. Câm điếc
bẩm sinh
X
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức bằng bảng chuẩn. Các nhóm tự sửa nếu
cần.
GV yêu cầu HS từ bảng kiến thức chuẩn trả lời một số câu hỏi:
+ Có thể chữa được cho bệnh nhân đao không? tại sao?
+ Do đâu mà người mẹ sinh con bị bệnh Đao?
- HS trả lời, HS khác bổ sung. GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Gợi y trả lời câu hỏi 2: Có thể do bố hoặc mẹ tạo giao tử thừa 1
NST thứ 21. Tuy nhiên khi người mẹ ngoài 35 tuổi sinh con làm
tăng tỉ lệ hội chứng Đao vì dễ rối loạn trong quá trình giẩm phân
tạo giao tử dẫn đến bất thường trong phân li NST. Vì thế phụ nữ
không nên sinh con khi ngoài 40 tuổi vì khả năng con mắc hội
chứng đao đáng kể ( tỉ lệ này là 2% ở phụ nữ ngoài 45)

 

Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh đao - Căp NST số 21 có 3
NST
- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi hé, lưỡi
hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách
giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
2. Bệnh tơc nơ - Căp NST số 23 chỉ
có 1 NST
- Lùn, cổ ngắn là nữ.
-Tuyến vú không phát triển, thường mất trí và
không có con.
3. Bệnh bạch tạng Đột biến gen lặn - Da và tóc màu trắng. Mắt màu hồng.
4. Câm điếc bẩm sinh Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh.

 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tật di truyền ở
người (10 phút)
Mục tiêu: HS trình bày được một số tật di
truyền ở người
.
GV yêu cầu HS qs hình 29.3, trình bày các đặc
điểm của 1 số dị tật ở người?
HS: Q/s hình, nêu được các đặc điểm DT của:
+ Tật khe hở môi hàm.
+ Tật bàn tay, bàn chân mất 1 số ngón.
+ Tật bàn chân nhiều ngón.
- 1 vài HS trình bày, lớp NX, bổ sung.
GV: Trong thực tế các em đã gặp những người
mắc bệnh, tật di truyền nào?
Các em có thái độ như thế nào?
GV: Chốt lại kiến thức.
HS: Ghi nhớ kiến thức vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp hạn chế
phát sinh tật, bệnh di truyền (10 phút)
Mục tiêu: HS trình bày được các biện pháp hạn
chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người.
GV yêu cầu HS thảo luận nêu nguyên nhân, đề
ra được các biện pháp cụ thể hạn chế.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ
sung hoàn chỉnh kiến thức.
GV: Các bệnh và tật di truyền phát sinh do
những nguyên nhân nào?
HS: Do tự nhiên và do con người.
GV chốt kiến thức: Các bệnh và tật di truyền ở
người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và
II. Một số tật di truyền ở người
*Một số dị tật ở người.
+ Tật khe hở môi hàm.
+ Tật bàn tay, bàn chân mất 1 số ngón.
+ Tật bàn chân nhiều ngón.
Đột biến NST và đột biến gen gây ra các
dị tật bẩm sinh ở người.
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh
tật, bệnh DT
* Nguyên nhân:
- Do các tác nhân vật lí, hoá học trong tự
nhiên.
- Do ô nhiễm MT.
- Do rối loạn trao đổi chất nội bào.

 

hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường
hoặc do rối loạn trong trao đổi chất nội bào.
+ GV: Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát
sinh các bệnh, tật di truyền?
HS: Dựa vào ND SGK trả lời câu hỏi.
GV chốt lại kiến thức: Đấu tranh chống sản
xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa
học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử
dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ, thuốc chữa bệnh.
HS: Ghi nhớ kiến thức vào vở.
* Biện pháp hạn chế:
- Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm
MT.
- Sử dụng hợp lí các thuốc BVTV.
- Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ
khí hoá học, vũ khí hạt nhân.
- Hạn chế kết hôn hoặc sinh con giữa
những người có nguy cơ mang gen gây
bệnh tật di truyền.

4. Củng cố (5p)
GV cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà (3p)
Học bài cũ: GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập SGK/85, yêu cầu HS làm bài tập:
BT(Câu 20.) Hai vợ chồng bình thường, sinh được 1 người con bị câm điếc bẩm sinh.
a. Bệnh câm điếc bẩm sinh là loại bệnh gì?
b. Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định?
c. Nếu đôi vợ chồng trên muốn sinh con tiếp thì xác xuất sinh con bị bệnh là bao nhiêu?
Chuẩn bị bài mới: GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết, nghiên cứu trước bài 30: Di truyền học với con người: Tìm hiểu theo các câu hỏi cuối bài.
V/. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống