Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất

Tải xuống 8 2.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                         BÀI 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
                                                                              (Tiết 3 của chủ đề)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hs tìm hiểu được DTH tư vấn là gì? Nội dung của lĩnh vực KH này.
- Giải thích được cơ sở DTH một số điều trong Luật hôn nhân và GĐ.
- Nắm được lí do phụ nữ ngoài 35 tuổi không được sinh con.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
3. Các năng lực cần hình thành:
a. Nhóm năng lực chung:
- Năng lực tự học: tự tìm hiểu những ứng dụng di truyền học với y học, hôn nhân và kế hoạch
hóa gia đình.
- NL giải quyết vấn đề: mối quan hệ giữa kiến thức di truyền học với y học, hôn nhân và kế
hoạch hóa gia đình.
- NL tư duy, sáng tạo: thu thập, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm hạn chế phát
sinh bệnh và tật di truyền.
- NL tự quản lí: tự xây dựng ý thức BV sức khỏe bản thân, cộng đồng.
- NL giao tiếp: thể hiện trong các HĐ thảo luận nhóm, trong giờ học.
b. Năng lực chuyên biệt:
-Quan sát: bảng số liệu sự thay đổi tỉ lệ nam. nữ theo độ tuổi, Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh mắc
bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ.
- Phân tích số liệu bảng số liệu sự thay đổi tỉ lệ nam. nữ theo độ tuổi, Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh
mắc bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ từ đó rút ra kết luận.
- Vận dụng giải thích một số nội dung trong Luật hôn nhân và gia đình.
4
. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu mối quan
hệ giữa Di truyền học với đời sống con người.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép về ứng phó biến đổi khí hậu trong mục III.
- GDĐĐ: Yêu hòa bình, BVMT, sống có trách nhiệm. GD luật hôn nhân và GĐ... (Mục II, III).
- Lồng ghép ƯP BĐKH: Đấu tranh chống SX, sử dụng vũ khí hạt nhân, các chất phóng xạ,
…(Mục III).
- GD MTĐ/C : Hậu quả DT do ô nhiễm mt (Lồng ghép)
II. Chuẩn bị
1. GV: - Tranh phóng to hình 30.1- 30.2 SGK.
- Bảng phụ: bảng 30.1, 30.2
- Phiếu học tập:
Phiếu 1: + Cơ sở khoa học của việc cấm kết hôn họ hàng:
+ Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
+ Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ năm trở đi thì được luật
hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn?
Phiếu 2: + Cơ sở khoa học của “hôn nhân 1 vợ 1 chồng”?
+ Tỉ lệ nam/nữ?
+ Vì sao nên cấm đoán chuẩn đoán giới tính thai nhi?
2. HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.
3. Câu hỏi- bài tập trắc nghiệm:
Câu 1(NB): Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì?
A. Các chất đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, tích luỹ trong mô xương, mô máu, tuyến
sinh dục…sẽ gây ung thư máu , các khối u và đột biến
B. Các hoá chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… làm tăng đột biến NST ở những người mắc
phải

C. Các vụ thử bom nguyên tử đã gián tiếp gây các bệnh di truyền
D. Cả A và B
Câu 2(TH): Các biện pháp hạn chế các bệnh tật di truyền là gì?
A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
B. Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc
khác

C. Nếu người chồng có anh(chị, em) mang dị tật, mà người vợ cũng có dị tật đó thì không
nên sinh con
D. Cả A, B và C
Câu 3(VD): Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy
nhau?
A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt
B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình
C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình
D. Cả A và C
Câu 4(VD): Hôn phối gần (kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy
thoái nòi giống vì:
A. Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài
B. Tạo nên tính đa dạng về kiểu hình
C. Dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền
D. Tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng
III. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm, trực quan. Vấn đáp – tìm tòi.
- Động não. Hỏi chuyên gia.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp
(1 phút):

Ngày giảng Lớp Sĩ số
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
HS: Kể tên các bệnh di truyền thường gặp? Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh đao và bệnh
tơcnơ?
Đáp án:
- Các bệnh di truyền: Đao, tơcnơ, bạch tạng, câm điếc bẩm sinh.
- Bệnh đao:
+ Nguyên nhân: Trong tế bào có 3 NST 21.
+ Biểu hiện: bé, lùn, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt sâu, 1 mí, ngón tay ngắn… si đần,
vô sinh.

- Bệnh Tơcnơ:
+ Nguyên nhân: NST số 23 chỉ có 1 NST X.
+ Biểu hiện: nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến sinh dục không phát triển, tỉ lệ sống thấp (2%) si đần, vô
sinh.
3. Các hoạt động dạy học:
- GV cho HS quan sát lại một số tranh về một số bệnh và tật DT ở người => cho 1-2 HS lên
trình bày hiểu biết của em về nguyên nhân phát sinh và một số biện pháp hạn chế phát sinh
các bệnh các tật đó.
- GV: Nếu có người nhờ bạn tư vần về vấn đề này, để có thể giải thích rõ ràng hơn cho họ
các bạn cùng cô nghiên cứu bài hôm nay:

                                                        Bài 30. Di truyền học với con người.
Hoạt động hình thành kiến thức( 29 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được DT y học tư vấn là gì ? Biết được 3 chức năng chính của DTH tư
vấn.
HS hiểu được Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình.
HS hiểu được hậu quả di truyền do ô nhiễm MT.
Phương pháp:HĐ nhóm chuyên gia,Trực quan, Đàm thoại, Hỏi chuyên gia
Phương tiện:PHT,bảng phụ..
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
1.Tìm hiểu di truyền y học tư vấn (9 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được DT y học tư vấn là gì ? Biết được
3 chức năng chính của DTH tư vấn.
GV yêu cầu HS đọc mục thông tin thảo luận nhóm 3 phút
trả lời câu hỏi:
+ Em hãy thông tin cho đôi trai gái này biết đây là loại
bệnh gì?
+ Bệnh do gen trội hay gen lặn qui định? Tại sao?
+ Nếu sinh con đầu lòng bị bệnh vậy họ có nên sinh con
tiếp không? Tại sao?
I. Di truyền y học tư vấn
* DT y học tư vấn là 1 lĩnh
vực của DTH kết hợp với các
PP xét nghiệm, chuẩn đoán
hiện đại về DT và nghiên cứu
phả hệ.

 

- Yêu cầu đại diện 1-2 nhóm trình bày nhóm khác nhận xét
bổ sung.
- GV: chốt kiến thức:
+ Đây là bệnh di truyền.
+ Do gen lặn qui định vì có người trong gia đình mắc bệnh,
bố mẹ bình thường.
+ Không nên vì ở họ có gen gây bệnh.
GV: Khoa học này gọi là DTH tư vấn. DTH tư vấn là gì?
Chức năng của DTH tư vấn?
2. Tìm hiểu Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch
hoá gia đình
(10 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được Di truyền học với hôn nhân và kế
hoạch hoá gia đình.
- Phương pháp nhóm chuyên gia: Lớp chia thành 6 nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK, thảo luận nhóm 2 phút trả
lời câu hỏi;
Vấn đề 1( nhóm 1,2,3):
- Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ
4 trở đi được phép kết hôn?
Vấn đề 2( nhóm 4,5,6): GV yêu cầu HS phân tích B.30.1,:
- Giải thích qui định hôn nhân 1 vợ 1 chồng bằng cơ sở
SH?
- Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi? Giải thích
cơ sở khoa học?
HS thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm điểm số 1-
2 thành lập 6 nhóm mới và chia sẻ kiến thức tyrong 3 phút.
GV cho thảo luận chung toàn lớp: 1-2 nhóm trả lời nhóm
khác nhận xét bổ sung.
- Chức năng của di truyền y
học tư vấn là chuẩn đoán,
cung cấp thông tin và cho lời
khuyên về khả năng mắc
bệnh di truyền nào đó có nên
kết hôn hoặc tiếp tục sinh con
hay không.
II. Di truyền học với hôn
nhân và kế hoạch hoá gia
đình
1. Di truyền học với hôm
nhân.
- Di truyền học đã giải thích
được khoa học của các qui
định:
+ Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng.
+ Mỗi gia đình chỉ có từ 1-2
con.
+ Những người có quan hệ
cùng huyết thống trong vòng
4 đời không được kết hôn.
+ Cấm chuẩn đoán giới tính.

 

Gv chốt kiến thức.
Vấn đề 1:
+ Kết hôn gần làm ĐB lặn biểu hiện, dị tật bẩm sinh tăng.
+ Từ đời thứ 4, có sự sai khác về mặt DT.
Vấn đề 2:
+ Phân tích số liệu về sự tăng, giảm tỉ lệ nam, nữ theo độ
tuổi, lưu ý tỉ lệ nam, nữ ở độ tuổi từ 18- 35.
+ Không chuẩn đoán giới tính thai nhi sớm => hạn chế
việc mất cân đối tỉ lệ nam, nữ.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nội dung
bảng 30.2 phân tích số liệu, hoạt động cá nhân trả lời câu
hỏi:
+ Lứa tuổi nào của các bà mẹ tỉ lệ sinh con ra bị đao tăng
rõ rệt?
+ Nên sinh con ở lứa tuổi nào để giảm số tỉ lệ trẻ sơ sinh
mắc bệnh đao?
+ Khoảng cách giữa 2 lần sinh là bao nhiêu? Vì sao?
* Tại sao phụ nữ không nên sinh con khi chưa đủ tuổi
trưởng thành?
HS: Phân tích bảng số liệu, trả lời câu hỏi:
Gợi ý câu trả lời:
- Lớn hơn 35 tuổi
- Phụ nữ sinh con ở độ tuổi 25- 34 tuổi. Cơ sở khoa học
của “hôn nhân 1 vợ 1 chồng”.
- Sinh thưa 3 đến 5 năm đảm bảo việc học tập, chăm sóc
chu đáo, giữ được quy mô gia đình.
- Do cấu tạo cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện. Do chưa
hiểu biết các biện pháp kế hoạch chăm sóc bản thân và trẻ
nhỏ. Do chưa đảm bảo kinh tế.
GV: Chốt lại Kiến thức.
2. Di truyền học và kế
hoạch hoá gia đình.
- Phụ nữ sinh con trong độ
tuổi từ 25-34 là hợp lý nhất.
-Từ độ tuổi trên 35 tuổi
không nên sinh con nữa vì tỉ
lệ sinh con trể dễ bị mắc bệnh
đao.
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên
có từ 1-2 con, mỗi lần sinh
cách nhau 3 - 5 năm trở lên.

 

HS: Nghe giảng ghi nhớ Kiến thức vào vở học.
3. Tìm hiểu hậu quả di truyền do ô nhiễm MT (10 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được hậu quả di truyền do ô nhiễm MT.
- Nêu tác hại ÔNMT đối với cơ sở vật chất DT? VD?
HS: Tự thu nhận và sử lí TT trong SGK hoạt động cá nhân
trả lời câu hỏi của GV.
PA học sinh trả lời:
+ Các tác nhân vật lí, hoá học, đặc biệt là chất phóng xạ,
chất độc thải trong chiến tranh.
+ Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức => gây đột
biến, đột biến NST.
GV chốt lại kiến thức: Các chất phóng xạ và các hóa chất
có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ
ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di
truyền
Cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí
hóa học và phòng chống ô nhiễm môi trường. Nếu sử dụng
năng lượng hạt nhân thì phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kĩ
thuật và an toàn.
HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.
III. Hậu quả di truyền do ô
nhiễm MT.
* Các tác nhân vật lí. Hoá học
gây ô nhiễm MT làm phát
triển tỉ lệ người mắc bệnh, tật
di truyền.

Hoạt động 3: Luyện tập ( 3 phút)
Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học..
- HS thảo luận nhóm thảo luận nhóm vẽ sơ đồ kiến thức tư duy của toàn chủ đề vào giấy A0,
đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, Gv nhận xét nhóm
Hoạt động 4: Vận dụng(4 phút)
Mục tiêu: Từ những kiến thức đã học HS biết cách giải quyết một số câu hỏi và bài tập.
A/ Trả lời câu hỏi trắc nghiêm.
B: Hoàn thành bài tập sau:
Câu 1. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng, khác trứng?
Câu 2. Giải thích được cơ sở khoa học của việc kết hôn "1 vợ, 1 chồng" và cấm kết hôn gần
trong vòng 3 đời.

Câu 3. Trình bày tác hại của ONMT đến con người. Liên hệ bản thân các biện pháp phòng
chống các bệnh, tật DT ở người
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng ( 2 phút)
Mục tiêu: Khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm một số kiến thức liên quan đến chủ đề
Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm kiến thức để trả lời các câu hỏi sau:
- BT1(Câu 16.): Vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình sau: Bố mẹ bình thường sinh được 3 người con.
Trong đó, 2 người con gái bình thường, 1 người con trai bị bệnh mù màu.
- BT2(Câu 17. ): Vẽ sơ đồ phả hệ sau:
Người phụ nữ bình thường lấy 1 người chồng bình thường nhưng anh của người chồng bị
bệnh máu khó đông. Biết rằng, bố mẹ 2 bên nội ngoại đều bình thường.
4.
Hướng dẫn HS học ở nhà (2 phút):
Học bài cũ: GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập SGK/88, đọc mục em có biết SGK/88.
tìm hiểu thêm về tình hình ô nhiễm môi trường và việc sử dụng hóa chất trong trồng trọt ở địa
phương từ đó hãy tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị bài mới: GV yêu cầu HS xem lại toàn bộ kiến thức đã học để chuẩn bị cho ôn tập
học kì I.
V/. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...........................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống