Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết KHDH:
Tuần dạy:
Ngày soạn:
Lớp dạy:

                                  Bài 11. TIẾN HÓA HỆ VẬN ĐỘNG. VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- HS chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.
- Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể,
chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
2. Năng lực
-
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
G
iúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh phóng to hình 11.3, 11.4, 11.5 .
- Phiếu trắc nghiệm.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra miệng
- Công của cơ là gì ? công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?
- Mỏi cơ là gì ? Nguyên nhân mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ ?
3. Tiến trình dạy học

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(3’)

 

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực kiến thức sinh
học.
Chúng ta đã biết rằng người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú, nhưng
người đã thoát khỏi động vật và trở thành người thông minh. Qua quá trình tiến
hoá, cơ thể người có nhiều biến đổi trong đó có sự biến đổi của hệ cơ - xương.
Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2.1:
Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú
Mục tiêu:
Hiểu được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ
xương.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực kiến
thức sinh học.
- Đặc điểm nào của bộ
xương thích nghi với tư
thế đứng thẳng, đi bằng
hai chân và lao động?
=> Hộp sọ người có thể
tích lớn hơn để chứa bộ
não lớn hơn.
I. Sự tiến hoá bộ xương
người so với bộ xương
thú

 

? Nhận xét về hộp sọ của
thú và hộp sọ người?
? Nhận xét về cột sống
người so với cột sống
thú? Từ đó kết luận gì?
? Nhận xét xương bàn
chân người và bàn chân
thú?
=> Cột sống người thẳng
và vuông góc với mặt đất,
từ đó giúp con người có
thể đứng thẳng và đi lại
hoàn toàn bằng 2 chân.
=> Xương bàn chân
người cong lên, giúp giữ
thăng bằng tốt và phân tán
lực.
- Bộ xương người có cấu
tạo hoàn toàn thích nghi
với tư thế đứng thẳng và
lao động.
Mục II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú
Không dạy
HOẠT ĐỘNG 2.2: Vệ sinh hệ vận động
Mục tiêu:
Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn
luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp vấn đáp tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực kiến thức sinh học.
- GV yêu cầu HS quan sát
H.11.5 hoàn thành bài tập
lệnh SGK, HS nghiên cứu
thông tin, trao đổi theo
cặp hoàn thành lệnh.
- HS trình bày các HS
khác nhận xét, bổ sung.
=> Hs làm theo hướng
dẫn của hs
II. Thường xuyên luyện
tập để rèn luyện cơ
- Để có xương chắc khoẻ
và hệ cơ phát triển cân đối
cần:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp
lí.
+ Thường xuyên tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời.

 

+ Em thử xem mình có bị
vẹo cột sống không? Vì
sao?
+ Ở trường học thì đây là
một bệnh thường xảy ra
do ý thức giữ gìn của HS
còn chưa cao. Riêng em,
cần làm gì để tránh bệnh
này?
=> Hs suy nghĩ trả lời
theo hiểu.
+ Rèn luyện thân thể.
- Để chống vẹo cột sống
cần:
+ Mang vác đều ở hai vai.
+ Tư thế ngồi học, làm
việc ngay ngắn.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu:
Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp
tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực kiến thức sinh học.
Câu 1. Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Số lượng xương ức B. Hướng phát triển của lồng ngực
C. Sự phân chia các khoang thân D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các
loài động vật khác ?
A. Xương cột sống hình cung B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên
C. Bàn chân phẳng D. Xương đùi bé
Câu 3. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú
chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động
B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

 

Câu 4. Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương
ứng của thú ?
A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước
các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.
B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung
dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất
dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn
so với thú.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 5. Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di
chuyển.
B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung
nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con
người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 6. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?
A. Ngón út B. Ngón giữa C. Ngón cái D. Ngón trỏ
Câu 7. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột
sống
B. Lao động vừa sức
C. Rèn luyện thân thể thường xuyên
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người ?
A. Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng
B. Lồi cằm xương mặt phát triển
C. Xương cột sống hình vòm

 

D. Cơ mông tiêu giảm
Câu 9. Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta
có khả năng
A. nuốt. B. viết. C. nói. D. nhai.
Câu 10. Bộ phận nào dưới đây của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so
với thú ?
1. Mặt 2. Bàn tay (tương ứng với bàn chân trước của thú)
3. Đùi 4. Thắt lưng
A. 1, 2 B. 1, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu:
Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp
tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
GV chia lớp thành nhiều
nhómvà giao các nhiệm
vụ: thảo luận trả lời các
câu hỏi sau và ghi chép lại
câu trả lời vào vở bài tập
So sánh bộ xương của
người với thú, qua đó nêu
rõ những đặc điểm thích
nghi với dáng đứng thẳng
với đôi bàn tay lao động,
sáng tạo
( Có sự phân hóa giữa chi
trên và chi dưới).
HS xem lại kiến thức đã
học, thảo luận để trả lời
các câu hỏi.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu:
Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức
đã học
Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Nghiên cứu bài tập
Trong xây dựng và kiến trúc, người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương
như thế nào ?
Lời giải:
Trong xây dựng, nhiều công trình như: cột, trụ, cầu thường được kiến trúc hình
ống ; móng nhà, móng cầu hoặc mái của nhiều công trình kiến trúc được xây hình
vòm giúp tăng khả năng chịu lực chính là ứng dụng đặc điểm cấu trúc của xương
(xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng
cung giúp cho xương nhẹ và tăng khả năng chịu lực...).

IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà
1. Tổng kết
Hệ cơ và bộ xương ở người có nhiều đặc điểm tiến hóa thích nghi với tư thế
đứng thẳng và lao động. Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở rộng sang hai bên, cột sống
cong ở bốn chỗ, xương chậu nở, xương đùi lớn, cơ mông cơ đùi cơ bắp chân phát
triển, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái
đối diện với bốn ngón còn lại; cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn chân và đặc biệt
cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động. Từ những hiểu
biết về sự tiến hóa của hệ vận động, các em học sinh cần chú y rèn luyện thể dục thể
thao để có hệ vận động phát triển đồng thời chống hiện tượng cong vẹo cột sống
trong học đường.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Ôn tập lại nội dung đã ôn tập trong tiết học.
- Xem lại các bài tập đã làm trên lớp và các bài tập đã làm.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I.

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống